intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

  1. SỞ GD-ĐT AN GIANG TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II-LỚP 11 VĨNH NHUẬN NĂM HỌC 2023-2024 Môn: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề. ĐỀ: 1 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Câu 1: Điều 16, Hiến pháp 2013 quy định, mọi người đều A. có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. B. bình đẳng trước pháp luật. C. bình đẳng về kinh tế. D. bình đẳng về chính trị. Câu 2: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số ứng cử vào các các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Xã hội. Câu 3: Mọi hành vi vi phạm quyền tham gia quản lý nhà nước xã hội, có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí khác nhau tuỳ theo A. tính chất, mức độ vi phạm. B. người vi phạm là ai. C. nhận thức của mỗi người. D. hành động như thế nào. Câu 4: Đâu là nguyên tắc của bầu cử? A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và có lợi. B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp. D. Phổ thông, có lợi. Câu 5: Khi nhận quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền và có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình, công dân có thể sử dụng quyền A. xét xử. B. khởi tố. C. khiếu nại. D. tố cáo. Câu 6: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi A. giam, giữ người trái pháp luật. B. điều tra hiện trường gây án. C. truy đuổi kẻ gian. D. theo dõi nhân chứng. Câu 7: Theo quy định của pháp luật, hành vi tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. B. bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
  2. D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Câu 8: Theo quy định của pháp luật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng A. kiểm soát nội dung chi tiết. B. sao chép đồng loạt. C. bảo đảm an toàn và bí mật. D. niêm yết công khai. Câu 9: Theo quy định của pháp luật, việc thực hiện tốt quy chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra chính là đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi A. cơ sở B. lãnh thổ C. cả nước . D. quốc gia. Câu 10: Khi có căn cứ cho rằng, hành vi lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của bản thân, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì công dân cần sử dụng quyền A. phán quyết. B. khiếu nại. C. phản biện. D. tố cáo. Câu 11: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện hành vi đe dọa giết người là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về A. tư cách pháp nhân. B. hoàn cảnh xuất thân. C. tính mạng, sức khỏe. D. thân thế, sự nghiệp. Câu 12: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang thực hiện hành vi nào sau đây? A.Điều tra vụ án. B. Theo dõi nghi phạm. C. Thu thập vật chứng. D. Cướp giật tài sản. Câu 13: Hành vi nào dưới đây không xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Khám nhà người khác vì nghi ngờ người đó trộm đồ của mình. B. Sang nhà hàng xóm để kiểm tra đường dây điện khi không có ai ở nhà. C. Tự ý vào phòng người khác khi họ đi vắng. D. Công an khám nhà tội phạm khi có lệnh của Viện kiểm sát. Câu 14: Việc làm nào thể hiện trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Sang nhà bạn chơi khi bạn không có ở nhà. B. Học sinh tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được chủ nhà đồng ý. C.Tích cực tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân D.Không tham gia hoạt động phổ biến pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của nhà trường Câu 15: Người làm nhiệm vụ chuyển phát thư tín, điện tín vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Kiểm tra chất lượng đường truyền. B. Phát tán nội dung điện tín của khách hàng.
  3. C. Thay đổi phương tiện vận chuyển. D. Niêm yết công khai giá cước viễn thông. Câu 16: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? A. Tự ý tiêu hủy thư của người khác. B. Đọc trộm nhật kí của người khác. C. Bình luận bài viết trên mạng xã hội. D. Nghe trộm điện thoại người khác. Câu 17: Cửa hàng của anh A được cấp giấy phép bán đường sữa, bánh kẹo. Nhận thấy nhu cầu về thức ăn nhanh trên thị trường tăng cao nên anh A đăng kí bán thêm mặt hàng này. Anh A đã vận dụng tốt nội dung nào dưới đây trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? A. Bình đẳng về nghĩa vụ kinh doanh. B. Bình đẳng về nghĩa vụ. C. Bình đẳng về hưởng quyền. D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. Câu 18:Trường Trung học phổ thông X tổ chức cho học sinh góp ý vào Dự thảo Luật Giáo dục. Có nhiều ý kiên đóng góp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh, vậy các bạn học sinh đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền được tham gia. C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Quyền bày tỏ ý kiến. Câu 19: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị H đưa phiếu bầu của chị cho anh V sao chép. Khi cụ X là người không biết chữ đề nghị, chị H đã giúp cụ viết phiếu bầu theo đúng ý cụ. Sau đó, chị H bỏ phiếu bầu của cụ X và phiếu bầu của mình vào hòm phiếu. Cụ X và chị H cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây? A. Đại diện. B. Được ủy quyền. C. Bỏ phiếu kín. D. Trực tiếp. Câu 20: Gia đình chị T bị Chủ tịch UBND huyện ra quyết định phá dỡ công trình đang xây dựng. Khi cho rằng quyết định trên là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, gia đình chị T cần chọn cách giải quyết nào dưới đây theo đúng quy định pháp luật? A. Làm đơn tố cáo. B. Làm đơn khiếu nại. C. Làm đơn nộp tiền . D. Kiên quyết chống đối. Câu 21: Nghi ngờ cháu B lấy trộm đồ chơi tại siêu thị X, nơi mình làm quản lí, nên ông A đã chỉ đạo nhân viên bảo vệ là anh M bắt giữ cháu. Sau một ngày tìm kiếm, bố cháu B là ông D phát hiện con bị bỏ đói tại nhà kho của siêu thị X nên đã đến tìm gặp và hành hung làm cho anh M bị đa chấn thương. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh M và ông D. B. Ông A và anh M. C. Ông A, anh M và ông D. D. ông A và ông D.
  4. Câu 22: Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ông A, vì bị ông A chống đối và xúc phạm nên cán bộ T đã đập vỡ bình gốm gia truyền rồi tiếp tục lăng mạ và đánh ông A gãy tay. Cán bộ T không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. B. Được bảo hộ về sức khỏe. C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân. Câu 23: Nhà báo G đã viết bài đăng báo sai lệch về công ty Y. Biết tin, anh K, giám đốc công ty chỉ đạo hai nhân viên T và H đột nhập vào nhà riêng của anh G và hành hung nhà báo G. Ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Anh G, H, K B. Anh G, T, K C. Anh K, G, H D. Anh H, T, K Câu 24: Trong lúc anh S đi vắng, chị P người giúp việc cho gia đình đã nhận thay gói bưu phẩm và tự ý mở ra xem. Trong trường hợp trên, chị P đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Bảo đảm an toàn, bí mật thư tín. C. Bảo mật quan hệ của cá nhân. D. Bất khả xâm phạm về danh tính. PHẦN II: CÂU TRĂC NGHIỆM ĐÚNG, SAI (4,0 điểm): Trong mỗi ý (A,B,C,D) Ở mỗi câu học sinh chọn đúng ( ghi Đ) hoặc sai ( ghi S) vào giấy thi: Câu 25: Cho các nhận định sau đây về các trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử: A. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án. B. Người đang bị tạm giam, tạm giữ. C. Người mất năng lực hành vi dân sự. D. Người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Câu 26: Được người dân thông tin về một nhóm người lạ có hành vi phát tờ rơi tuyên truyền chống phá chính quyền. Anh H trưởng công an xã cử anh T và anh D công an viên xuống điều tra nắm bắt tình hình. Tại đây anh T yêu cầu anh M an ninh của thôn cùng anh T niêm phong toàn bộ tang vật và mời những người liên quan về trụ sở làm việc. Do trước đó đã nhận tiền tài trợ từ nhóm này nên anh M viện lý do bận công việc gia đình nên không tham gia được. A. Hoạt động giữ gìn an ninh trật tự không phải là hoạt động bảo vệ Tổ quốc. B. Hoạt động chống phá chính quyền là biểu hiện của âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. C. Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó lực lượng quân đội và công an là hai lực lượng nòng cốt. D. Hành vi của anh M cùng nhóm người lạ là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý nghiêm minh. Câu 27: Do mẫu thuẫn trong buôn bán nên chị Q đã nhiều lần tung tin bịa đặt nói xấu anh K trên mạng xã hội khiến thu nhập của nhà anh K giảm sút nghiêm trọng. Bức xúc nên anh K cùng vợ là chị T đã nói chuyện với chị Q nhưng không thành và bị anh M chồng chị Q đánh anh K trọng thương. Thấy vậy chị T liền thuê anh G và anh H bắt con chị Q về nhà mình và giữ trong nhiều giờ với mục đích khủng bố tinh thần gia đình Q. A. Anh K vừa bị xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm vừa bị xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
  5. B. Chị Q không phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình, anh M phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm của mình. C. Chị T không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. D. Anh G và anh H vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Câu 28: Điều 35 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”. Nền tảng của việc lựa chọn ngành, nghề, việc làm là được đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là đối với các ngành, nghề đặc thù có quy định điều kiện về chứng chỉ hành nghề. Các cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển sinh trên cơ sở các điều kiện về năng lực của thí sinh thể hiện qua điểm thi, không phân biệt giới tính của thí sinh ứng tuyển. Qua đó, nam, nữ đều có cơ hội ngang nhau trong việc lựa chọn học tập những ngành nghề, lĩnh lực phù hợp với sở thích, khả năng, năng khiếu của bản thân. A. Thông tin trên thể hiện nguyên tắc nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. B. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc là bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. C. Mọi cơ sở giáo dục đều phải tiếp nhận thí sinh vào học nghề và giải quyết việc làm cho các thí sinh sau ra trường. D. Công dân được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm là thể hiện nội dung công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. ..........HẾT......... Lưu ý: đề kiểm tra có 2 trang
  6. ĐỀ: 2 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Câu 1: Khi nhận quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền và có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình, công dân có thể sử dụng quyền A. xét xử. B. khởi tố. C. khiếu nại. D. tố cáo. Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi A. giam, giữ người trái pháp luật. B. điều tra hiện trường gây án. C. truy đuổi kẻ gian. D. theo dõi nhân chứng. Câu 3: Theo quy định của pháp luật, hành vi tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. B. bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Câu 4: Theo quy định của pháp luật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng A. kiểm soát nội dung chi tiết. B. sao chép đồng loạt. C. bảo đảm an toàn và bí mật. D. niêm yết công khai. Câu 5: Điều 16, Hiến pháp 2013 quy định, mọi người đều A. có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. B. bình đẳng trước pháp luật. C. bình đẳng về kinh tế. D. bình đẳng về chính trị. Câu 6: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số ứng cử vào các các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Xã hội. Câu 7: Mọi hành vi vi phạm quyền tham gia quản lý nhà nước xã hội, có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí khác nhau tuỳ theo A. tính chất, mức độ vi phạm. B. người vi phạm là ai. C. nhận thức của mỗi người. D. hành động như thế nào. Câu 8: Đâu là nguyên tắc của bầu cử? A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và có lợi. B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp. D. Phổ thông, có lợi.
  7. Câu 9: Nghi ngờ cháu B lấy trộm đồ chơi tại siêu thị X, nơi mình làm quản lí, nên ông A đã chỉ đạo nhân viên bảo vệ là anh M bắt giữ cháu. Sau một ngày tìm kiếm, bố cháu B là ông D phát hiện con bị bỏ đói tại nhà kho của siêu thị X nên đã đến tìm gặp và hành hung làm cho anh M bị đa chấn thương. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh M và ông D. B. Ông A và anh M. C. Ông A, anh M và ông D. D. ông A và ông D. Câu 10: Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ông A, vì bị ông A chống đối và xúc phạm nên cán bộ T đã đập vỡ bình gốm gia truyền rồi tiếp tục lăng mạ và đánh ông A gãy tay. Cán bộ T không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. B. Được bảo hộ về sức khỏe. C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân. Câu 11: Nhà báo G đã viết bài đăng báo sai lệch về công ty Y. Biết tin, anh K, giám đốc công ty chỉ đạo hai nhân viên T và H đột nhập vào nhà riêng của anh G và hành hung nhà báo G. Ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Anh G, H, K B. Anh G, T, K C. Anh K, G, H D. Anh H, T, K Câu 12: Trong lúc anh S đi vắng, chị P người giúp việc cho gia đình đã nhận thay gói bưu phẩm và tự ý mở ra xem. Trong trường hợp trên, chị P đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Bảo đảm an toàn, bí mật thư tín. C. Bảo mật quan hệ của cá nhân. D. Bất khả xâm phạm về danh tính. Câu 13: Theo quy định của pháp luật, việc thực hiện tốt quy chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra chính là đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi A. cơ sở B. lãnh thổ C. cả nước . D. quốc gia. Câu 14: Khi có căn cứ cho rằng, hành vi lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của bản thân, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì công dân cần sử dụng quyền A. phán quyết. B. khiếu nại. C. phản biện. D. tố cáo. Câu 15: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện hành vi đe dọa giết người là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về A. tư cách pháp nhân. B. hoàn cảnh xuất thân. C. tính mạng, sức khỏe. D. thân thế, sự nghiệp.
  8. Câu 16: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang thực hiện hành vi nào sau đây? A.Điều tra vụ án. B. Theo dõi nghi phạm. C. Thu thập vật chứng. D. Cướp giật tài sản. Câu 17: Hành vi nào dưới đây không xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Khám nhà người khác vì nghi ngờ người đó trộm đồ của mình. B. Sang nhà hàng xóm để kiểm tra đường dây điện khi không có ai ở nhà. C. Tự ý vào phòng người khác khi họ đi vắng. D. Công an khám nhà tội phạm khi có lệnh của Viện kiểm sát. Câu 18: Việc làm nào thể hiện trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Sang nhà bạn chơi khi bạn không có ở nhà. B. Học sinh tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được chủ nhà đồng ý. C.Tích cực tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân D.Không tham gia hoạt động phổ biến pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của nhà trường Câu 19: Người làm nhiệm vụ chuyển phát thư tín, điện tín vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Kiểm tra chất lượng đường truyền. B. Phát tán nội dung điện tín của khách hàng. C. Thay đổi phương tiện vận chuyển. D. Niêm yết công khai giá cước viễn thông. Câu 20: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? A. Tự ý tiêu hủy thư của người khác. B. Đọc trộm nhật kí của người khác. C. Bình luận bài viết trên mạng xã hội. D. Nghe trộm điện thoại người khác. Câu 21: Cửa hàng của anh A được cấp giấy phép bán đường sữa, bánh kẹo. Nhận thấy nhu cầu về thức ăn nhanh trên thị trường tăng cao nên anh A đăng kí bán thêm mặt hàng này. Anh A đã vận dụng tốt nội dung nào dưới đây trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? A. Bình đẳng về nghĩa vụ kinh doanh. B. Bình đẳng về nghĩa vụ. C. Bình đẳng về hưởng quyền. D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. Câu 22:Trường Trung học phổ thông X tổ chức cho học sinh góp ý vào Dự thảo Luật Giáo dục. Có nhiều ý kiên đóng góp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh, vậy các bạn học sinh đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền được tham gia. C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Quyền bày tỏ ý kiến. Câu 23: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị H đưa phiếu bầu của chị cho anh V sao chép. Khi cụ X là người không biết chữ đề nghị, chị H đã giúp cụ viết phiếu bầu theo đúng
  9. ý cụ. Sau đó, chị H bỏ phiếu bầu của cụ X và phiếu bầu của mình vào hòm phiếu. Cụ X và chị H cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây? A. Đại diện. B. Được ủy quyền. C. Bỏ phiếu kín. D. Trực tiếp. Câu 24: Gia đình chị T bị Chủ tịch UBND huyện ra quyết định phá dỡ công trình đang xây dựng. Khi cho rằng quyết định trên là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, gia đình chị T cần chọn cách giải quyết nào dưới đây theo đúng quy định pháp luật? A. Làm đơn tố cáo. B. Làm đơn khiếu nại. C. Làm đơn nộp tiền . D. Kiên quyết chống đối. PHẦN II: CÂU TRĂC NGHIỆM ĐÚNG, SAI (4,0 điểm): Trong mỗi ý (A,B,C,D) Ở mỗi câu học sinh chọn đúng ( ghi Đ) hoặc sai ( ghi S) vào giấy thi: Câu 25: Tổ bầu cử số 4 (xã Y) mở hòm phiếu để kiểm tra phiếu bầu. Kết quả kiểm đếm cho thấy số phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân xã Y thu về nhiều hơn số phiếu phát ra. Qua xác minh, Ủy ban bầu cử xã phát hiện ông G (ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân) đã đề nghị ông T (Tổ trưởng tổ bầu cử số 4) lấy một số phiếu bầu mang về nhà rồi gạch tên những ứng cử viên khác, để lại tên mình và bỏ vào thùng phiếu. Ông G và ông T đã bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật. A. Hành vi của ông G và ông T đã vi phạm quyền bầu của và ứng cử. B. Việc ông G và ông T lấy một số phiếu bầu mang về nhà rồi gạch tên những ứng cử viên khác, để lại tên mình và bỏ vào thùng phiếu là vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong quyền bầu cử. C. Sau khi ông G bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử thì sẽ không bao giờ được ứng cử vào Hội đồng nhân dân. D. Ông T sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Câu 26: T (20 tuổi) đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Nhưng khi Ban Chỉ huy Quân sự huyện có lệnh gọi nhập ngũ thì T lại trốn tránh, không chấp hành. T bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 2000 000 đồng và buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự. A. Theo quy định pháp luật, độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi. B. Việc T trốn tránh không tham gia nghĩa vụ quân sự là vi phạm nghĩa vụ của công dân về bảo vệ tổ quốc. C. Hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự chỉ bị xử lí hành chính. D. Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với mọi người. Câu 27: H là nhân viên bán hàng tại cửa hàng thời trang của vợ chồng anh M. Do cửa hàng bị mất quần áo nên vợ chồng anh M đã giữ H ở lại cửa hàng để tra hỏi. Mặc dù H khẳng định là mình không lấy quần áo, nhưng vợ chồng anh M cho rằng H ngoan cố nên đã đe dọa, ép buộc H nhận là người lấy đồ. Vợ anh M còn ghi hình quá trình tra hỏi, sau đó lan truyền thông tin H chính là người đã trộm cắp tài sản tại cửa hàng của mình. A. Vợ chồng anh M giữ H ở lại cửa hàng để tra hỏi là vi phạm quyền bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. B. Vợ chồng anh M lan truyền thông tin H là người trộm cắp tài sản là vi phạm quyền bảo hộ danh dự, nhân phẩm. C. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Công an, quyết định hoặc phê chuẩn của Tòa án.
  10. D. Vợ chồng anh M sẽ bị xử lí hình sự và dân sự. Câu 28: Anh H, một thanh niên người dân tộc thiểu số, sau khi tốt nghiệp THPT, anh được nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng để phát triển kinh tế gắn với du lịch cộng đồng. Sau 3 năm triển khai dự án, mô hình của anh H đã mang lại thu nhập cho bản thân anh và các hộ dân trong bản. Thấy anh H là thanh niên có khát vọng làm giàu, ủy ban nhân dân huyện đã đề cử anh H đi học đại học theo chế độ cử tuyển. Nhận thấy đây là cơ hội để nâng cao trình độ và có thể có cơ hội giúp địa phương nhiều hơn nên anh H đã đồng ý tham gia A. Anh H đã được thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực kinh tế. B. Anh H đã chưa được thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực giáo dục. C. Nhà nước đã tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc được thực hiện quyền bình đẳng. D. Anh H đã được thực hiện quyền bình đẳng của công dân theo quy định của pháp luật. ..........HẾT......... Lưu ý: đề kiểm tra có 2 trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0