intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ 2 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC 2023 - 2024 Tổ: Sử - Địa - GDCD MÔN GDKT&PL – Khối lớp 11 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 03 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 608 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Câu 1. Khi đang đi học đại học, việc nhập ngũ sẽ được hoãn đến năm bao nhiêu tuổi? A. 24 tuổi. B. 22 tuổi. C. 27 tuổi. D. 25 tuổi. Câu 2. Hành vi nào không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? A. Công an xã tự ý khám xét nhà người dân. B. Bắt đối tượng truy nã đang lần trốn tại đó. C. Tự ý xông vào nhà người khác. D. Xông vào nhà hàng xóm tìm con gà bị mất. Câu 3. Bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực kinh tế không thể hiện ở việc cả nam và nữ đều có quyền? A. Mở rộng sản xuất. B. Thành lập doanh nghiệp. C. Chăm sóc con cái. D. Quản lý doanh nghiệp. Câu 4. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh L một thanh niên người dân tộc thiểu số đã được sự bảo lãnh của ngân hàng chính sách xã hội để vay vốn cho dự án phát triển du lịch cộng đồng. Khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép, anh T cán bộ cơ quan chức năng đã loại hồ sơ của L với lý do anh là thanh niên người dân tộc thiểu số chưa có nhiều kinh nghiệm, việc phát triển du lịch cộng đồng sẽ kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Anh L đã bị vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực? A. Lao động. B. Chính trị. C. Kinh doanh. D. Kinh tế. Câu 5. Điền vào chỗ trống: Nhà nước....... những thông tin làm tổn hại lợi ích quốc, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam. A. Không ủng hộ. B. Nghiêm cấm. C. Cấm tiết lộ. D. Giữ bí mật. Câu 6. Hành vi nào dưới đây của công dân không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo? A. Đạo pháp dân tộc. B. Buôn thần bán thánh. C. Kính chúa yêu nước. D. Tốt đời đẹp đạo. Câu 7. Trong cuộc họp toàn dân xã X bàn về xây dựng nhà văn hóa, anh T và anh M liên tục có nhiều ý kiến trái chiều. Trong lúc gay gắt, anh M cho rằng T chỉ là nông dân không nên phát biểu nhiều. Thấy vậy, chủ tịch xã cắt ngang ý kiến của 2 anh và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp trên, những ai đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội? A. Chủ tịch xã và anh M. B. Chủ tịch xã. C. Anh M. D. Anh M và T. Câu 8. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân bị phạt tù bao lâu? A. Từ 3 tháng đến 2 năm. B. Từ 4 tháng đến 3 năm. C. Từ 2 tháng đến 1 năm. D. Từ 5 tháng đến 5 năm. Câu 9. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và? A. Quyền cao quý của công dân. B. Lực lượng quốc phòng an ninh. C. Các cơ quan quản lí nhà nước. D. Các cán bộ Nhà nước được nhân dân bầu ra 1/3 - Mã đề 608
  2. Câu 10. Anh T là giám đốc, cô G là kế toán, chị H là nhân viên cùng công tác tại sở X. Vì cần tiền để lướt sóng bất động sản nên anh T cùng cô G lập giấy tờ giả rút số tiền 5 tỉ đồng của cơ quan. Phát hiện hành vi này chị H đã tố cáo lên cơ quan cấp trên. Biết chuyện, anh T đã kí quyết định buộc thôi việc đối với chị H. Bức xúc, chồng chị H là anh U nhân viên tại sở Y đã chặn đường, đánh anh T trọng thương. Theo quy định của pháp luật, những ai dưới đây đều phải chịu trách nhiệm pháp lý A. Anh T và cô G, anh U. B. Anh T và cô G. C. Anh T, anh U. D. Anh T, chị H, Anh U. Câu 11. Cùng với việc bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải làm gì? A. Xây dựng Tổ quốc. B. Trang bị vũ khí hiện đại. C. Phá hoại Tổ quốc. D. Ngoại giao với các nước khác. Câu 12. Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là cả nam và nữ đều bình đẳng về? A. Tiếp cận nguồn vốn đầu tư. B. Độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng. C. Sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. D. Tham gia quản lí nhà nước. Câu 13. Việc ông G lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tung tin đồn nhảm không đúng sự thật sẽ bị phạt như thế nào? A. Cắt chức. B. Nhắc nhở. C. Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. D. Cảnh cáo. Câu 14. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo? A. Quan niệm đạo đức. B. Tín ngưỡng cá nhân. C. Quy định của pháp luật. D. Phong tục tập quán. Câu 15. Theo quy định của pháp luật, việc làm nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội? A. Xử lý hành vi tham nhũng. B. Công khai bí quyết kinh doanh. C. Từ chối đơn tố cáo nặc danh. D. Làm sai lệch kết quả bầu cử. Câu 16. Nghi ngờ nhà ông Q ăn trộm xe đạp nhà mình nên ông T đã rình nhà ông Q đi vắng để lẻn vào nhà kiểm tra lấy bằng chứng. Biết được điều đó vợ ông T đã ngăn cản ông nhưng ông T vẫn cố tình làm. Trong tình huống này ai là người không vi phạm pháp luật? A. Ông T. B. Ông Q và vợ ông T. C. Ông T và vợ ông T. D. Vợ ông T. Câu 17. Bình đẳng về việc hưởng quyền trước pháp luật là mọi công dân đều được? A. Công khai danh tính người tố cáo. B. Ủy quyền bỏ phiếu bầu cử. C. Tìm kiếm việc làm theo quy định. D. Miễn, giảm mọi loại thuế. Câu 18. Chúng ta phải biết ....... chỗ ở của người khác và tự bảo vệ chỗ ở của mình và người khác khi họ bị xâm phạm chỗ ở một cách trái phép? A. Tôn trọng. B. Ủng hộ. C. Bảo vệ. D. Tố cáo. Câu 19. Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù? A. Từ 7 tháng đến 2 năm. B. Từ 3 tháng đến 2 năm. C. Từ 2 tháng đến 1 năm. D. Từ 5 tháng đến 2 năm. Câu 20. Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được nêu tại điều nào và hiến pháp năm nào? A. Điều 21, Hiến pháp 2013. B. Điều 24, Hiến pháp 2013. C. Điều 23, Hiến pháp 2013. D. Điều 22, Hiến pháp 2013. Câu 21. Hành vi nào sau đây thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận? A. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả. 2/3 - Mã đề 608
  3. B. Phát biểu, đóng góp ý kiến trong cuộc họp tổ dân phố. C. Tuyên truyền nhằm chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa các tôn giáo. D. Hai người cãi lộn, chửi bới, xúc phạm nhau. Câu 22. Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác? A. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà. B. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi. C. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm. D. Bắt người theo quy định của Tòa án. Câu 23. Ý nào dưới đây đúng? A. Nếu là bạn thân nhau thì có thể vào nhà nhau lúc nào cũng được. B. Mọi việc khám xét chỗ ở của người khác đều là vi phạm pháp luật. C. Nếu là công an thì bất cứ lúc nào cũng có thể vào nhà dân. D. Chỉ có thể vào nhà người khác nếu được chủ nhà đồng ý hoặc được pháp luật cho phép. Câu 24. Việc xét xử các vụ án kinh tế trọng điểm trong năm qua ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về? A. Nghĩa vụ trong kinh doanh. B. Quyền trong kinh doanh. C. Trách nhiệm pháp lí . D. Nghĩa vụ pháp lí. Câu 25. Trong hội nghị tổng kết cuối năm, một số người dân xã S đã yêu cầu kế toán xã giải trình về khoản thu, chi quỹ "Đền ơn đáp nghĩa". Người dân xã S đã thực hiện đúng quyền dân chủ nào dưới đây? A. Chủ động kiểm toán ngân sách quốc gia. B. Độc lập phán quyết. C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Tự do ngôn luận. Câu 26. Bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực kinh tế không thể hiện ở việc cả nam và nữ đều có quyền? A. Tự ứng cử, bầu cử. B. Quản lý kinh tế. C. Tiếp cận nguồn vốn sản xuất. D. Sản xuất, kinh doanh. Câu 27. Quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ được là? A. Khiếu nại. B. Thanh tra. C. Tố cáo. D. Kỉ luật. Câu 28. Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người? A. Công an. B. Bất kỳ người nào. C. Những người mà pháp luật cho phép. D. Viện Kiểm sát. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1: ( 1.5 điểm ) Theo qui định của pháp luật, để bảo hộ tính mạng và sức khỏe của công dân, pháp luật nghiêm cấm các hành vi nào? Câu 2: ( 1.5 điểm ) Bài Tập tình huống: Ông L và ông M tranh chấp về quyền sở hữu căn nhà và khởi kiện ra Toà án. Theo bản án của Toà án thì quyền sở hữu căn nhà trên thuộc về ông M. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, ông M không đề nghị thi hành bản án mà thuê một số thanh niên cầm gậy gộc cùng mình xông vào nhà đánh ông L và ép buộc gia đình ông phải chuyển đồ đạc ra khỏi nhà, để chiếm lại căn nhà. Hành vi của ông M có phù hợp với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không? Vì sao? ------ HẾT ------ 3/3 - Mã đề 608
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2