SỞ GD&ĐT HÀ NỘI<br />
Trung tâm GDNN-GDTX Mỹ Đức<br />
<br />
KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II LỚP 12 (2017-2018)<br />
Môn: Hóa học (Hệ GDTX)<br />
Thời gian làm bài: 50 phút,<br />
<br />
Họ tên học sinh:………………………………………………Lớp:………….<br />
Câu 1: Để bảo vệ vỏ tàu đi biển phần ngâm dưới nước người ta nối nó với<br />
A. Zn.<br />
B. Cu.<br />
C. Ni.<br />
D. Sn.<br />
Câu 2: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, phân nhóm chính của phân nhóm nào sau đây chỉ gồm toàn kim loại:<br />
A. Nhóm I ( trừ hidro ), II và III<br />
B. Nhóm I ( trừ hidro )<br />
C. Nhóm I ( trừ hidro ) Và II<br />
D. Nhóm I ( trừ hidro ), II, III và IV.<br />
Câu 3: Các tính chất vật lý chung của kim loại gây ra do:<br />
A. Trong kim loại có các electron tự do.<br />
B. Có nhiều kiểu mạng tjinh thể kim loại.<br />
C. Các kim loại đều là chất rắn.<br />
D. Trong kim loại có các electron hoá trị.<br />
Câu 4: Khi cho hợp kim Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, chủ yếu xảy ra:<br />
A. sự thụ động hoá.<br />
B. ăn mòn hoá học.<br />
C. ăn mòn điện hoá.<br />
D. ăn mòn hoá học và điện hoá.<br />
Câu 5: Cho Fe (Z=26). Cấu hình electron của nguyên tử Fe là:<br />
A. 1s22s22p63s23p63d8.<br />
B. 1s22s22p63s23p64s23d6.<br />
2 2<br />
5 3<br />
C. 1s 2s 2p 3s .<br />
D. 1s22s22p63s23p63d64s2.<br />
Câu 6: Kim loại dẫn điện tốt nhất là:<br />
A. Bạc<br />
B. Vàng<br />
C. Đồng<br />
D. Chì<br />
Câu 7: Đốt cháy 8,4 gam Fe trong bình chứa lưu huỳnh (phản ứng vừa đủ). Khối lượng muối thu được là:<br />
A. 12,0 gam<br />
B. 14,5 gam<br />
C. Kết quả khác.<br />
D. 13,2 gam<br />
Câu 8: Đốt magie trong bình chứa khí clo, sau phản ứng thu được 19 gam muối MgCl2. Khối lượng magie<br />
tham gia phản ứng là:<br />
A. 4,8 gam<br />
B. 7,2 gam<br />
C. 2,4 gam<br />
D. Kết quả khác.<br />
Câu 9: Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl thì hiện tượng là:<br />
A. Có hiện tượng sủi bọt khí.<br />
B. Có kết tủa vàng.<br />
C. Không có hiện tượng gì.<br />
D. Có kết tủa trắng.<br />
Câu 10: Những tính chất vật lý chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính ánh kim được<br />
xác định bởi yếu tố nào sau đây?<br />
A. Các electron tự do.<br />
B. Khối lượng nguyên tử.<br />
C. Các ion dương kim loại.<br />
D. Mạng tinh thể kim loại.<br />
Câu 11: phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như C, Al, CO, H2 ở nhiệt độ cao để khử ion<br />
kim loại trong hợp chất. Hợp chất đó là:<br />
A. muối rắn.<br />
B. dung dịch muối.<br />
C. hidroxit kim loại.<br />
D. oxit kim loại.<br />
Câu 12: Trong không khí ẩm, vật làm bằng chất liệu gì dưới đây sẽ xảy ra hiện tượng sắt bị ăn mòn điện hoá?<br />
A. Sắt tây ( sắt tráng thiếc).<br />
B. Sắt nguyên chất.<br />
C. Hợp kim gồm Al và Fe.<br />
D. Tôn ( sắt tráng kẽm).<br />
Câu 13: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là<br />
A. 3.<br />
B. 2.<br />
C. 4.<br />
D. 1.<br />
Câu 14: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong<br />
A. nước.<br />
B. rượu etylic.<br />
C. dầu hỏa.<br />
D. phenol lỏng.<br />
Câu 15: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là<br />
A. R2O3.<br />
B. RO2.<br />
C. R2O.<br />
D. RO.<br />
Câu 16: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim<br />
loại kiềm là (Cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85)<br />
A. Rb.<br />
B. Li.<br />
C. Na.<br />
D. K.<br />
Câu 17: Cho 0,02 mol Na2CO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí CO2 thoát ra (đktc) là<br />
A. 0,672 lít.<br />
B. 0,224 lít.<br />
C. 0,336 lít.<br />
D. 0,448 lít.<br />
Câu 18: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra:<br />
A. sự khử ion Na+.<br />
B. Sự oxi hoá ion Na+.<br />
C. Sự khử phân tử nước.<br />
D. Sự oxi hoá phân tử nước<br />
Câu 19: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là<br />
A. Fe.<br />
B. Na.<br />
C. Ba.<br />
D. K.<br />
<br />
Câu 20: Dẫn 17,6 g CO2 vào 500 ml dd Ca(OH)2 0,6M. Phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam kết tủa?<br />
A. 20 gam.<br />
B. 30 gam.<br />
C. 40 gam.<br />
D. 25 gam.<br />
Câu 21: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Tên của kim loại<br />
kiềm thổ đó là<br />
A. Ba.<br />
B. Mg.<br />
C. Ca.<br />
D. Sr.<br />
Câu 22: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?<br />
A. Gây ngộ độc nước uống.<br />
B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.<br />
C. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.<br />
D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.<br />
Câu 23: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là<br />
A. nhiệt phân CaCl2.<br />
B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.<br />
C. điện phân dung dịch CaCl2.<br />
D. điện phân CaCl2 nóng chảy.<br />
Câu 24: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là<br />
A. NaOH.<br />
B. Na2CO3.<br />
C. BaCl2.<br />
D. NaCl.<br />
Câu 25: Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong<br />
phương trình hóa học của phản ứng là<br />
A. 4.<br />
B. 5.<br />
C. 6.<br />
D. 7.<br />
Câu 26: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là<br />
A. 4.<br />
B. 3.<br />
C. 1.<br />
D. 2.<br />
Câu 27: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là<br />
A. quặng pirit.<br />
B. quặng boxit.<br />
C. quặng manhetit. D. quặng đôlômit.<br />
Câu 28: Các dung dịch MgCl2 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch<br />
của chất nào sau đây?<br />
A. NaOH.<br />
B. HNO3.<br />
C. HCl.<br />
D. NaCl.<br />
Câu 29: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:<br />
A. KCl, NaNO3.<br />
B. Na2SO4, KOH.<br />
C. NaCl, H2SO4.<br />
D. NaOH, HCl.<br />
Câu 30: Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là<br />
A. Ag.<br />
B. Cu.<br />
C. Fe.<br />
D. Al.<br />
cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.<br />
Câu 31: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 <br />
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng<br />
A. 5.<br />
B. 4.<br />
C. 7.<br />
D. 6.<br />
Câu 32: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí<br />
H2 (ở đktc) thoát ra là (Cho Al = 27)<br />
A. 3,36 lít.<br />
B. 2,24 lít.<br />
C. 4,48 lít.<br />
D. 6,72 lít.<br />
Câu 33: Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột<br />
nhôm đã phản ứng là (Cho Al = 27)<br />
A. 2,7 gam.<br />
B. 10,4 gam.<br />
C. 5,4 gam.<br />
D. 16,2 gam.<br />
Câu 34: Trong bảng tuần hoàn, Mg là kim loại thuộc nhóm<br />
A. IIA.<br />
B. IVA.<br />
C. IIIA.<br />
D. IA.<br />
Câu 35: Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?<br />
A. Al và Ca<br />
B. Fe và Cr<br />
C. Cr và Al<br />
D. Fe và Al<br />
Câu 36:Để điều chế Fe(NO3)2 ta có thể dùng phản ứng nào sau đây?<br />
A. Fe + HNO3<br />
B. Dung dịch Fe(NO3)3 + Fe<br />
C. FeO + HNO3<br />
D. FeS+ HNO3<br />
Câu 37: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là<br />
A. Fe, Al, Cr<br />
B. Fe, Al, Ag<br />
C. Fe, Al, Cu<br />
D. Fe, Zn, Cr<br />
Câu 38: Đốt cháy sắt trong không khí, thì phản ứng xảy ra là<br />
Fe3O4.<br />
2Fe2O3.<br />
A. 3Fe + 2O2 <br />
B. 4Fe + 3O2 <br />
C. 2Fe + O2 <br />
D. tạo hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4.<br />
2FeO.<br />
Câu 39: Ion nào nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?<br />
A. Zn2+.<br />
B. Al3+.<br />
C. Cr3+.<br />
D. Fe3+.<br />
Câu 40: Hòa tan hết 2,16 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl đun nóng thu được 896 ml khí ở đktc.<br />
Khối lượng crom ban đầu là<br />
A. 0,065g<br />
B. 1,040g<br />
C. 0,560g<br />
D. 1,015g<br />
<br />