intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ 2 (NĂM HỌC: 2022 – 2023) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: HÓA HỌC – Khối: 10 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 04 trang, 20 câu hỏi) MÃ ĐỀ: 381 I. PHẦN CHUNG: (9 điểm) TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1. Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là A. liên kết van der Waals. B. liên kết cộng hóa trị. C. liên kết ion. D. liên kết hydrogen. Câu 2. Ion halide có tính khử mạnh nhất là A. Br-. B. F-. C. Cl- . D. I-. Câu 3. Chọn phát biểu sai trong các câu sau đây? A. Tốc độ của phản ứng đốt cháy đinh sắt lớn hơn tốc độ rỉ sét của miếng tôn tráng kẽm. B. Tốc độ phản ứng hóa học dùng để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng. C. Khi phản ứng xảy ra, nồng độ của chất phản ứng giảm, và nồng độ của sản phẩm tăng theo thời gian. D. Trong biểu thức tính tốc độ tức thời của phản ứng, hằng số k chỉ phụ thuộc vào bản chất phản ứng. Câu 4. Ứng dụng nào sau đây không phải của các hợp chất của nguyên tố fluorine? A. Dùng sản xuất nhựa teflon phủ lên bề mặt chảo chống dính. B. Dùng làm chất xúc tác trong quá trình sản xuất nhôm. C. Dùng để tráng phim ảnh. D. Sử dụng trong sản xuất kem đánh răng. Câu 5. Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dùng chất nào? A. HF. B. HCl. C. HI. D. HBr. Câu 6. Khi cho cùng một lượng aluminium (Al) vào cốc đựng dung dịch acid HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây? A. Dạng bột mịn, khuấy đều. B. Dạng tấm mỏng. C. Dạng viên nhỏ. D. Dạng nhôm dây. Câu 7. Trong điều kiện không có không khí, đinh sắt (Fe) tác dụng với dung dịch HCl thu được các sản phẩm là A. FeCl3 và H2. B. FeCl2 và H2. C. FeCl2 và Cl2. D. FeCl3 và Cl2. Câu 8. Cho phản ứng phân huỷ hydrogen peroxide trong dung dịch 2H2O2(l)  2H2O(l) + O2(g) MnO2  Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là A. thời gian. B. chất xúc tác MnO2. C. nồng độ H2O2. D. nhiệt độ. Câu 9. Người ta trộn lẫn hỗn hợp aluminium và iodine sau đó thêm vào hỗn hợp rắn vài giọt nước. Vai trò của nước trong phản ứng trên là A. chất xúc tác. B. chất oxi hoá. C. chất khử. D. môi trường. Trang 1/4 - Mã đề thi 381
  2. Câu 10. Cho bột magnesium (Mg) vào dung dịch H2SO4 loãng. Sau đó, đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Bột Mg tan nhanh hơn. B. Lượng MgSO4 sau phản ứng thu được nhiều hơn. C. Khí H2 thoát ra nhanh hơn. D. Nồng độ H2SO4 giảm nhanh hơn. Câu 11. Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì A. không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. B. tốc độ phản ứng giảm. C. tốc độ phản ứng không thay đổi. D. tốc độ phản ứng tăng. Câu 12. Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu? A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Chất xúc tác. D. Áp suất. Câu 13. Cho ba dung dịch: hydrochloric acid (HCl), sodium chloride (NaCl), sodium nitrate (NaNO3) mất nhãn được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Mỗi kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau: X Y Z Dung dịch NaHCO3 - Sủi bọt khí - Dung dịch AgNO3 Kết tủa màu trắng Kết tủa màu trắng - X, Y, Z lần lượt là A. NaNO3, NaCl, HCl. B. NaCl, HCl, NaNO3. C. HCl, NaNO3, NaCl. D. NaNO3, HCl, NaCl. Câu 14. Cho các phản ứng sau: (a) 2Al(s) + Fe2O3(s)  Al2O3(s) + 2Fe(s).  o t (b) 2H2(g) + O2(g)  2H2O(l).  o t (c) C(s) + O2(g)  CO2(g).  o t (d) CaCO3(s) + 2HCl(aq)  CaCl2(aq) + H2O(l) + CO2(g).  Khi tăng áp suất, số phản ứng có tốc độ bị thay đổi là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 15. Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: 3O2(g)  2O3(g). Biểu thức tốc độ trung bình của  phản ứng là C O2 C O3 C O2 C O3 v  v  A. 3t 2t . B. t t . C O2 C O3 C O2 C O3 v  v  C. t t . D. 3t 2t . Câu 16. Halogen tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện thường, có màu nâu đỏ là A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 17. (1,5 điểm) a. Than tổ ong là loại than được sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày của con người, đặc biệt là trong quá trình đun nấu vì rẻ tiền, tiện dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, than tổ ong cháy có Trang 2/4 - Mã đề thi 381
  3. thể tạo thành nhiều chất khí độc hại như CO, SO2, NO2… gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và gây ô nhiễm môi trường. Trên bề mặt của than tổ ong có nhiều lỗ nhỏ, hãy cho biết tác dụng của các lỗ nhỏ này? b. Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: H2(g) + Br2(g)  2HBr(g)  Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của Br2 là 0,100 mol/L. Sau 90s, nồng độ của Br2 là 0,082 mol/L. Xác định tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong thời gian trên? c. Một phản ứng có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 4. Hỏi khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 200C lên 500C, tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần? Câu 18. (2,5 điểm) a. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: Fe + Cl2  …  H2 + Cl2  … o t askt CuO + HCl  …  NaBr + …  … + AgBr  b. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi cho 1 mL nước bromine cùng vài giọt hồ tinh bột vào ống nghiệm chứa 2 mL dung dịch NaI? c. Cho bảng số liệu về nhiệt độ sôi của hydrogen halide như sau: Hydrogen halide HF HCl HBr HI Nhiệt độ sôi (oC) 20 -85 -67 -35 Hãy giải thích: - Vì sao hydrogen fluoride có nhiệt độ sôi cao bất thường so với các hydrogen halide còn lại? - Vì sao nhiệt độ sôi có giá trị tăng dần đối với các hydrogen halide từ HCl đến HI? Câu 19. (1 điểm) Cho 8,1 gam bột aluminium (Al) tác dụng với lượng dư đơn chất halogen ở điều kiện thích hợp, thu được 40,05 gam muối aluminium halide. Xác định tên của đơn chất halogen này? II. PHẦN RIÊNG: (1 điểm) (Học sinh học lớp nào thì làm phần dành cho lớp đó. Học sinh làm cả 2 phần là vi phạm qui chế và nhận điểm 0 (không) cho toàn bộ phần riêng) A. Dành cho các lớp 10CT, 10CL, 10CTin, 10T, 10L, 10HS1, 10HS2, 10TN1, 10TN2, 10TN3, 10TN4, 10TN5, 10TN6 Câu 20A. Cho một phản ứng đơn giản có đồ thị mô tả sự biến đổi nồng độ theo thời gian của các chất A, B, D (ở thể khí) như sau: a. Dựa vào đồ thị, hãy viết phương trình hóa học dạng tổng quát của phản ứng này. b. Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng sẽ thay đổi như thế nào khi tăng nồng độ của hỗn hợp các chất tham gia phản ứng lên 2 lần? Trang 3/4 - Mã đề thi 381
  4. B. Dành cho lớp 10CH Câu 20B. Acetone [(CH3)2CO, M = 58 g/mol, nhiệt độ sôi 56oC] là một chất lỏng không màu và dễ cháy, là dung môi để làm sạch dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm. Ở nhiệt độ 500-600oC với xúc tác thích hợp, acetone phân hủy thành ethylene như sau: (CH3)2CO  CO + 1/2C2H4 + CH4 Học sinh nghiên cứu sự phân hủy acetone ở 550oC bằng cách cho acetone vào bình kín chịu nhiệt có dung tích không đổi (1 L) và ghi nhận sự thay đổi áp suất (P) của hỗn hợp phản ứng (X) theo thời gian. Kết quả như sau: a. Hệ số nhiệt của phản ứng là 2 (hệ số nhiệt phản ứng cho biết khi nhiệt độ phản ứng tăng lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần). Nếu phản ứng phân hủy acetone được thực hiện ở 500oC thì tốc độ phản ứng giảm bao nhiêu lần so với tốc độ phản ứng ở 550oC? b. Xác định tốc độ phản ứng trung bình trong 0-7,5 phút? Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Al=27; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127 Học sinh không dùng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. -------------------- HẾT -------------------- Học sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề thi 381
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0