intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT MÔN: Hóa Học -Lớp 10 HUỲNH THÚC KHÁNG Thời gian: 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề này có 02 trang Mã đề: 302 A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Câu 1: Đơn chất halogen tồn tại ở thể khí, màu vàng lục là A. chlorine. B. Iodine. C. bromine. D. fluorine. Câu 2: Cho hiện tượng sau: Tàn đóm đỏ bùng lên khi cho vào bình oxygen nguyên chất. Hiện tượng trên thể hiện ảnh hưởng của yếu tố nào đến tốc độ phản ứng? A. chất xúc tác. B. nhiệt độ. C. nồng độ. D. diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 3: Phản ứng hoá học giữa hydrogen (H2) và chlorine (Cl2) xảy ra trong điều kiện: A. trong bóng tối, nhiệt độ thường. B. khi có ánh sáng. C. Ở nhiệt độ thấp. D. trong bóng tối, có xúc tác Pt. Câu 4: Phản ứng thu nhiệt là phản ứng A. hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. B. giải phóng ion dưới dạng nhiệt. C. giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. D. hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. Câu 5: Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các đơn chất halogen A. tăng dần. B. giảm dần. C. không thay đổi. D. vừa tăng, vừa giảm. Câu 6: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl)? A. Fe, CuO, AgNO3. B. Cu, Fe, AgNO3. C. Cu, Fe, Mg(OH)2. D. CuO, Ag, Mg(OH)2. Câu 7: Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử? A. Số oxi hóa. B. Số proton. C. Số khối. D. Số mol. Câu 8: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nhiệt độ chất phản ứng . B. Tỉ trọng của chất phản ứng. C. Diện tích tiếp xúc của chất phản ứng. D. Nồng độ chất phản ứng. Câu 9: Trong hợp chất SO3, số oxi hóa của sulfur (S) là A. +5. B. +2. C. +6. D. +3. Câu 10: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: 2H2O(l) ; ∆ r H 298 = –571,68 kJ o 2H2(g) + O2(g) Phản ứng trên là phản ứng A. không có sự thay đổi năng lượng. B. tỏa nhiệt. C. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh. D. thu nhiệt. Câu 11: Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của A. các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. C. một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. D. một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 12: Dung dịch nào sau đây không được đựng bằng lọ thủy tinh? A. HNO3. B. H2SO4. C. HCl. D. HF. Câu 13: Trong y tế, đơn chất halogen nào được hòa tan trong ethanol để dùng làm chất sát trùng vết thương? A. Cl2. B. F2. C. I2. D. Br2. Trang 1/2 - Mã đề thi 302
  2. Câu 14: Thí nghiệm cho 7 gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H 2SO4 3M ở nhiệt độ thường (25oC). Tác động nào sau đây không làm tăng tốc độ của phản ứng? A. Thay 7 gam kẽm hạt bằng 7 gam kẽm bột. B. Dùng thể tích dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu. C. Dùng dung dịch H2SO4 4M thay dung dịch H2SO4 3M. D. Tiến hành ở 40°C. Câu 15: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, halogen thuộc nhóm A. IIA. B. IA. C. VIIA. D. VIIIA. -- -- B. PHẦN TỰ LUẬN ( 5,0 điểm) Câu 1: (1 điểm) Viết phương trình hóa học cho các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): a/ Hydrogen (H2) tác dụng với Chlorine (Cl2). b/ Bromine (Br2) tác dụng với dung dịch NaI. Câu 2: (2điểm) a/ Hoàn thành bảng thông tin sau bằng cách đánh dấu X vào ô trống phù hợp (tại cột tỏa nhiệt/ thu nhiệt): STT Quá trình Tỏa nhiệt Thu nhiệt 1 Thăng hoa X(s) → X(g) 2 Nóng chảy X(s) → X(l) b/ Cho nhiệt tạo thành chuẩn của các chất tương ứng trong phương trình Chất C2H4 (g) H2O(l) C2H5OH (l) ∆ f H 298 (kJ/mol) 0 +52,47 -285,84 -277,63 Hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng sau: C2H4 (g) + H2O(l) C2H5OH (l) Câu 3: (1 điểm) Cho 28,25 g hỗn hợp Y gồm Zn và CuO phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl thu được 6,1975 lít khí H2 (đkc: 250C, 1 bar). Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. (Cho Cu = 64; Zn =65; O=16; H=1; Cl=35,5) Câu 4: (1 điểm) Đau dạ dày thường có nhiều nguyên nhân. Tuỳ vào nguyên nhân đau dạ dày mà các loại thuốc tương ứng được sử dụng. Đau dạ dày thường xuất phát do thừa acid HCl trong dạ dày. Để chữa bệnh này, một trong số loại thuốc có thể được sử dụng là Magnesium hydroxide: Có tác dụng phụ (gây tiêu chảy), khi sử dụng cần bổ sung phosphate và protein để tránh nhừ xương. Có thể sử dụng dạng hỗn dịch hoặc viên nén. a) Viết phương trình hóa học xảy ra giữa Magnesium hydroxide và acid HCl. b) Theo em, loại thuốc trên có chữa tận gốc căn nguyên của bệnh đau dạ dày do thừa acid không? Tại sao? ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đề thi 302
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2