intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TỔ HÓA – SINH MÔN HÓA HỌC - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 202 A. TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM) Câu 1: Nước chlorine có tính tẩy màu là do A. Cl2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá. B. Cl2 có tính oxi hoá mạnh. C. HCl có tính acid mạnh. D. HClO có tính oxi hoá mạnh. Câu 2: Chất nào sau đây có thể tạo được liên kết hydrogen? A. C2H6. B. KCl. C. PH3. D. CH3OH. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chất bị oxi hóa là chất nhận e và chất bị khử là chất cho e. B. Chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử. C. Quá trình nhận electron gọi là quá trình oxi hóa. D. Quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra đồng thời. Câu 4: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: N2(g) + O2(g) ⎯⎯ 2NO(g) r H0 = +179,20kJ → 298 Phản ứng trên là phản ứng A. tỏa nhiệt. B. không có sự thay đổi năng lượng. C. thu nhiệt. D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường. Câu 5: Trong phản ứng: MnO2 + 4HCl ⎯⎯ MnCl2 + Cl2 + 2H 2O , vai trò của HCl là → A. vừa là chất khử vừa tạo môi trường. B. chất khử. C. tạo môi trường. D. chất oxi hóa. Câu 6: Cho phương trình nhiệt hoá học sau: 3H2 (g) + N2 (g) ⎯⎯ 2NH3 (g) r H0 = −91,80kJ . Lượng toC → 298 nhiệt tỏa ra khi dùng 9 gam H2 (g) để tạo thành NH3 (g) là A. 275,40 kJ. B. 183,60 kJ. C. 45,9 kJ. D. 137,70 kJ. Câu 7: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nồng độ chất phản ứng. B. Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ). C. Nhiệt độ chất phản ứng. D. Tỉ trọng chất phản ứng. Câu 8: Đặc điểm chung của đơn chất halogen là A. Tác dụng mạnh với nước. B. Ở điều kiện thường là chất khí. C. Có tính oxi hóa mạnh. D. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Câu 9: Trong phản ứng Zn + CuCl2 ⎯⎯ ZnCl2 + Cu thì 1 mol Cu2+ đã → A. nhường 0,5 mol electron. B. nhận 1 mol electron. C. nhường 1 mol electron. D. nhận 2 mol electron. Câu 10: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, halogen thuộc nhóm A. VIIIA. B. IIA. C. VIIA. D. IA. − Câu 11: Số oxi hóa của Mn trong ion permanganate ( MnO 4 ) là A. + 7. B. + 2. C. + 3. D. + 6. Câu 12: Khi hiếm nào dưới đây có nhiệt độ sôi thấp nhất? A. Kr. B. Ne. C. Xe. D. Ar. Câu 13: Calcium oxide (CaO) đã phản với nước trong một cốc chịu nhiệt theo phương trình: CaO + H2O → Ca(OH)2 Ghi nhận giá trị nhiệt độ sau khoảng 2 phút thấy nhiệt độ chất lỏng trong cốc tăng lên từ 25 o C đến 50 o C . Kết luận nào sau đây là đúng? Trang 1/2 - Mã đề 202
  2. A. Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt. B. Phản ứng trên giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. C. Phản ứng trên có giá trị H  0 . D. Phản ứng có năng lượng của hệ chất phản ứng nhỏ hơn năng lượng của hệ chất sản phẩm. Câu 14: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 3H2(g) + N2(g) ⟶ 2NH3(g). Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu nồng độ N2 không đổi và nồng độ H2 tăng 2 lần? A. Tăng 6 lần. B. Tăng 8 lần. C. Tăng 2 lần. D. Tăng 4 lần. Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của chất là mạnh hơn ảnh hưởng của tương tác van der Waals. B. Liên kết hydrogen là liên kết yếu nhất giữa các phân tử. C. Liên kết hydrogen là liên kết hình thành do sự góp chung cặp electron hóa trị giữa nguyên tử hydrogen và nguyên tử có độ âm điện lớn. D. Bất kì phân tử nào có chứa nguyên tử hydrogen cũng có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử cùng loại. B. TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM) Câu 1: (1,0 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): a. Al + Cl2 b. H2 + Cl2 Câu 2: (2,0 điểm) Cho phản ứng hóa học sau: Mg (s) + H 2SO4 (aq) → MgSO4 (aq) + H 2 (g) . a. (0,5 điểm) Ở 25 o C , đo được sau 1,5 phút có 8,5 mL khí hydrogen thoát ra. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo hydrogen. b. (1,0 điểm) Tính tốc độ của phản ứng nếu tiến hành thí nghiệm ở 35 o C . Biết hệ số nhiệt độ của phản ứng là  = 2 . c. (0,5 điểm) Nêu 2 biện pháp làm tăng tốc độ của phản ứng trên. Câu 3: (1,5 điểm) Cho phương trình phản ứng sau: CH4 (g) + 2O2 (g) → CO2 (g) + 2H2O(g) . Biết ở điều kiện chuẩn: Liên kết C–H O=O C=O O–H Năng lượng liên kết (kJ/mol) 413 498 745 467 a. (1,0 điểm) Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng. b. (0,5 điểm) Xác định lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào của phản ứng khi cho 3,2 gam khí CH4 phản ứng với 16 khí gam O2. Biết hiệu suất phản ứng đạt 100%. Câu 4: (0,5 điểm) Ion Ca2+ cần thiết cho máu của người hoạt động bình thường. Nồng độ ion calcium không bình thường là dấu hiệu của bệnh. Để xác định nồng độ ion calcium, người ta lấy mẫu máu, sau đó kết tủa ion calcium dưới dạng calcium oxalate (CaC2O4), rồi cho calcium oxalate tác dụng với dung dịch potassium permanganate (KMnO4) trong môi trường acid theo phản ứng sau: KMnO4 + CaC2O4 + H2SO4 → CaSO4 + K 2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O Giả sử calcium oxalate kết tủa từ 1 mL máu một người tác dụng vừa hết với 2,05 mL dung dịch potassium permanganate (KMnO4) 4,88.10-4M. Xác định nồng độ ion calcium trong máu người đó bằng đơn vị mg Ca2+/mL máu. ------ HẾT ------ (Học sinh được phép sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn!) Trang 2/2 - Mã đề 202
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2