intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THPT SỐ 2 AN NHƠN NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Hóa học. Lớp 10 (Đề kiểm tra có 03 trang) (Thời gian làm bài:45 phút, không kể thời gian phát đề) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Mã đề: 132 Câu 1: Cho phản ứng hoá học sau: ZnS(s) + H2SO4(aq) ZnSO4(aq) + H 2(g) . Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Diện tích bề mặt zinc. B. Nồng độ dung dịch sulfuric acid. C. Thể tích dung dịch sulfuric acid. D. Nhiệt độ của dung dịch sulfuric acid. Câu 2: Nhận định nào dưới đây là đúng? A. Sự thay đổi t0 không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. B. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm. C. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng. D. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng. Câu 3: Ở cùng một nồng độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra chậm nhất? A. Al + dd NaOH ở 50℃. B. Al + dd NaOH ở 40℃. C. Al + dd NaOH ở 25℃. D. Al + dd NaOH ở 30℃. Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Áp suất 760 mmHg là áp suất ở điều kiện chuẩn. B. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với nhiệt độ 298 K. C. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (với chất khí), nồng độ 1 mol/ L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ được chọn là 298 K. D. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 atm, nhiệt độ 0°C. Câu 5: Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine A. khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng. B. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng. C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm. D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm. Câu 6: Một phản ứng có ∆ r H o = -890,3 kJ/mol. Đây là phản ứng 298 A. phân hủy. B. trao đổi. C. thu nhiệt. D. tỏa nhiệt. Câu 7: Phản ứng nào sau đây HCl đóng vai trò là chất khử? A. MnO2 + 4HCl MnCl2+ Cl2 + 2H2O. B. HCl + NaOH NaCl + H2O. C. 2HCl + Mg MgCl2+ H2. D. NH3 + HCl NH4Cl. Câu 8: Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được các ion F− , Cl− , Br − , I − trong dung dịch muối? A. KNO3. B. NaOH. C. HCl. D. AgNO3. Câu 9: Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là A. ns2p5 B. ns2np4 C. ns2np3 D. ns2np6 Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. Câu 10: Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 10 ℃ thì tốc độ của một phản ứng tăng lên 2 lần. Khi tăng nhiệt độ từ 20 ℃ đến 100 ℃ tốc độ phản ứng tăng A. 14 lần. B. 16 lần. C. 256 lần. D. 64 lần. Câu 11: Dấu hiệu để nhận ra một phản ứng oxi hoá - khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử? A. Số hiệu nguyên tử. B. Số mol. C. Số oxi hoá. D. Số khối. Câu 12: HF có nhiệt độ sôi cao bất thường so với HCl, HBr, HI là do A. HF có liên kết hydrogen. B. fluoride có tính oxi hoá mạnh nhất. C. fluoride chỉ có số oxi hoá âm trong hợp chất. D. liên kết H – F phân cực mạnh nhất. Câu 13: Khi hai cục nước đá đè lên nhau, chúng hợp nhất với nhau để tạo thành một khối. Lực nào sau đây có nhiệm vụ giữ chúng lại với nhau? A. Lực hút cộng hóa trị. B. Tương tác ion. C. Hình thành liên kết hydrogen. D. Lực van der Waals. Câu 14: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào dưới đây? A. Áp suất. B. Tốc độ phản ứng. C. Thể tích khí. D. Nhiệt độ. Câu 15: Hydrohalic acid được dùng làm nguyên liệu để sản xuất hợp chất chống dính teflon là A. HI B. HCl C. HBr D. HF Câu 16: Cho 4 đơn chất F2 ; Cl2 ; Br2 ; I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là: A. Br2. B. F2. C. Cl2. D. I2. Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Số oxi hoá của nguyên tử hydrogen trong các hợp chất luôn bằng +1. B. Trong một phân tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0. C. Tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong một ion luôn bằng 0. D. Số oxi hoá của nguyên tố oxygen trong các hợp chất luôn bằng -2. Câu 18: Trong nhóm halogen, nguyên tử nguyên tố thể hiện khuynh hướng nhận 1 electron yếu nhất là A. chlorine. B. fluorine. C. iodine. D. bromine. Câu 19: Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: H2 + Cl 2 2HCl . Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là ∆CH ∆CCl ∆CHCl −∆CH −∆CCl ∆CHCl A. V = 2 = 2 = . B. V = =2 =2 . ∆t ∆t ∆t ∆t ∆t 2∆t ∆CH ∆CCl −∆CHCl −∆CH −∆ CCl ∆CHCl C. V = 2 = 2 = . D. V = =2 =2 . ∆t ∆t ∆t ∆t ∆t ∆t Câu 20: Các nguyên tố halogen thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn? A. VIIA. B. VIA. C. IIA. D. VIIIA. Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhiên liệu cháy ở trên vùng cao nhanh hơn khi cháy ở vùng thấp. B. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn. C. Dùng men làm chất xúc tác để chuyển hoá cơm nếp thành rượu. D. Nếu không cho nước dưa chua khi muối dưa thì dưa vẫn sẽ chua nhưng chậm hơn. Câu 22: Phản ứng thu nhiệt là gì? Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. A. Phản ứng hoá học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường. B. Phản ứng hoá học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường. C. Phản ứng tạo ra nhiệt độ âm. D. Phản ứng không thay đổi nhiệt độ. Câu 23: Cho phản ứng đơn giản sau: 2NO + O2 2NO 2 . Biểu thức tốc độ phản ứng có dạng: A. v = k.C NO .CO B. v = k.C NO .CO C. v = k.C NO .CO D. v = k.C NO .CO 2 2 2 2 2 2 2 2 Câu 24: Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử? A. PH3. B. CH4. C. CO2. D. H2O. Câu 25: Dãy nào được sắp xếp theo chiều giảm dần tính acid? A. HCl > HBr > HI > HF. B. HF > HCl > HBr >HI . C. HCl > HBr > HI > HF. D. HI > HBr > HCl > HF. Câu 26: KBr thể hiện tính khử khi đun nóng với dung dịch nào sau đây? A. H2SO4 đặc B. AgNO3 C. HCl D. H2SO4 loãng Câu 27: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa các chất A. NaCl, NaClO3, Cl2. B. NaCl, NaClO, NaOH, H2O. C. NaCl, NaClO3, NaOH. D. NaCl, NaClO, H2O. Câu 28: Số oxi hóa của S trong SO2 là A. +4 B. +2 C. +6 D. -2 B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 29. (1 điểm) Viết các pthh xảy ra khi cho lần lượt các đơn chất halogen (F 2, Cl2, Br2, I2) tác dụng với Hydrogen, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)? Câu 30. (1 điểm) Phản ứng đốt cháy Ethanol xảy ra như sau: o C2H5OH(l) + 3O2(g) t 2CO2(g) + 3H2O(g) Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên? Phản ứng này thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Cho biết Enthalpy tạo thành chuẩn của các chất theo bảng sau: Chất ∆f H0 298 C2H5OH(l) -277,63 kJ/mol O2(g) 0 CO2(g) -393,50 kJ/mol H2O(g) -241,82 kJ/mol Câu 31. (0,5 điểm) Lập pthh phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron to FeO + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O Câu 32. (0,5 điểm) Để hoà tan một mẫu aluminum (Al) trong dung dịch hydrochloric acid (HCl) ở 20℃ cần 27 phút. Cũng mẫu aluminum đó tan hết trong dung dịch acid nói trên ở 40℃ trong 3 phút. Tính thời gian (tính theo s) hoà tan mẫu aluminum đó trong dung dịch acid nói trên ở 60℃ ? ------------HẾT------------ Lưu ý: Không yêu cầu học sinh khuyết tật làm Câu 31 và Câu 32. Trang 3/3 - Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2