intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH Môn: HOÁ – Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) I. Trắc nghiệm: (7 điểm) Câu 1: Nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, thì số oxi hoá của một nguyên tử trong phân tử là giá trị nào của nguyên tử nguyên tố đó? A. Hóa trị. B. Điện tích. C. Độ âm điện. D. Số hiệu nguyên tử. Câu 2: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hoá học, trong đó xảy ra đồng thời sự nhường và nhận A. electron. B. neutron. C. proton. D. cation. Câu 3: Số oxi hoá của sulfur (S) trong hợp chất sulfuric acid (H SO ) là 2 4 A. +4. B. +5. C. +6. D. +2. Câu 4: Phản ứng toả nhiệt là phản ứng hoá học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường. Phản ứng toả nhiệt có A. > 0. B. < 0. C. = 1. D. = 0. Câu 5: Điều kiện chuẩn đối với chất khí, thường chọn nhiệt độ 250C (hay 298K) và áp suất là A. 1 bar. B. 25 bar. C. 22,4 bar. D. 24,79 bar. Câu 6: Nhiệt lượng kèm theo của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền nhất trong điều kiện chuẩn gọi là A. nhiệt tạo thành chuẩn của một chất. B. biến thiên enthalpy của phản ứng. C. enthalpy của phản ứng. D. năng lượng của phản ứng. Câu 7: Biến thiên enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của một phản ứng hoá học, được kí hiệu là , là nhiệt kèm theo phản ứng đó trong điều kiện chuẩn, thường tính theo đơn vị A. kJ hoặc kcal. B. kJ/mol hoặc kcal/mol. C. mol/l.s. D. mol.s/l. Câu 8: Để đánh giá mức độ phản ứng xảy ra nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây? A. Tốc độ phản ứng hoá học. B. Cân bằng hoá học. C. Phản ứng một chiều. D. Phản ứng thuận nghịch. Câu 9: Hằng số tốc độ phản ứng k phụ thuộc yếu tố nào sau đây? A. Bản chất chất phản ứng và nhiệt độ. B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng. C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác. Câu 10: Cho phản ứng: Fe(s) + 2HCl(aq) → FeCl2(aq) + H2(g). Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng nào sau đây đúng? A. B. C. D. Câu 11: Trong khoảng nhiệt độ không cao, khi tăng nhiệt độ lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần. Số lần tăng này được gọi là A. tốc độ tức thời của phản ứng. B. tốc độ trung bình của phản ứng. C. hằng số tốc độ phản ứng. D. hệ số nhiệt độ Van’t Hoff. Câu 12: Lá aluminium (Al) đang cháy đưa vào bình chứa oxygen thì cháy mạnh hơn. Yếu tố nào sau đây đã ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng cháy của lá aluminium đó? A. Nồng độ. B. Diện tích tiếp xúc. C. Nhiệt độ. D. Chất xúc tác. Câu 13: Tinh bột có thể chuyển hoá thành glucose. Khi ăn cơm, emzyme amilaza trong tuyến nước bọt có thể giúp chuyển tinh bột thành glucose nhanh hơn. Enzyme amilaza được gọi là chất
  2. A. điện ly. B. sản phẩm. C. tham gia phản ứng. D. chất xúc tác. Câu 14: Cho phản ứng trong bình kín: 2CO(g) + O 2(g) 2CO2(g). Trường hợp nào sau đây không làm tăng tốc độ của phản ứng? A. Thổi thêm khí CO vào. B. Giảm nhiệt độ của phản ứng. C. Thổi thêm khí O2 vào. D. Tăng áp suất của phản ứng. Câu 15: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố halogen thuộc nhóm A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA. Câu 16: Halogen nào sau đây có độ âm điện lớn nhất? A. Chlorine. B. Iodine. C. Bromine. D. Fluorine. Câu 17: Halogen tồn tại thể lỏng ở điều kiện thường là A. fluorine. B. bromine. C. iodine. D. chlorine. Câu 18: Đơn chất halogen có màu vàng lục ở điều kiện thường là A. chlorine. B. Iodine. C. bromine. D. fluorine. Câu 19: Halogen nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine. Câu 20: Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là liên kết A. cho – nhận. B. cộng hóa trị. C. ion. D. hydrogen. Câu 21: Từ fluorine đến iodine, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng. Điều này được giải thích bởi A. tương tác van der Waals. B. độ âm điện. C. độ tan trong nước. D. liên kết trong phân tử. II. Tự luận: (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) Cho phản ứng: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. a) Xác định chất khử và chất oxi hoá của phản ứng trên? b) Cân bằng phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron? Câu 2: (1 điểm) Cho phản ứng: CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(g) a) Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng dựa vào bảng giá trị sau: Chất CH4(g) CO2(g) H2O(g) ∆fH0298 (kJ/mol) -74,87 -393,5 -241,82 b) Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng trên? Câu 3: (1 điểm) Dưa hấu là trái cây tươi mát, ngon ngọt dùng để thưởng thức vào những ngày hè oi bức. Để bảo quản, dưa hấu có thể để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Một quả dưa hấu 4 kg nếu ở điều kiện nhiệt độ phòng (250C) thì sau 8 ngày sẽ bị úng. Nếu ở nhiệt độ 350C thì 4 ngày đã bị úng. a) Nếu bảo quản trong tủ lạnh (00C), quả dưa hấu đó sẽ bị úng sau bao nhiêu ngày? b) Lượng lớn dưa hấu nước ta dùng để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) bằng xe container. Với quãng đường di chuyển xa, thời gian dài ngày, dưa hấu dễ bị hư, không đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Em hãy đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế dưa hấu bị hư? …………../HẾT/…………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2