intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau” được chia sẻ trên đây. Hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA CUỐI HK2 – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN HÓA HỌC LỚP 11A Thời gian làm bài : 45 phút; (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp: ................... Mã đề 113 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (amu): H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Câu 1: Cho các ancol sau: CH3OH (1); CH3CH2CH2OH (2); C2H5OH (3). Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần? A. (3) < (2) < (1). B. (2) < (3) < (1). C. (1) < (3) < (2). D. (1) < (2) < (3). Câu 2: Tính chất nào không phải của toluen? A. Tác dụng với dung dịch Br2. B. Tác dụng với Cl2 (as). o C. Tác dụng với dung dịch KMnO4, t . D. Tác dụng với Br2 (to, Fe). Câu 3: Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là A. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH. B. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na. C. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH. D. nước brom, kim loại Na, dung dịch NaOH. Câu 4: Cho các chất CH3CH2COOH (X); CH3COOH (Y); CH3OCH3 (Z); C2H5OH (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo nhiệt độ sôi giảm dần là A. Y, T, Z, X. B. Z, T, Y, X. C. T, X, Y, Z. D. X, Y, T, Z. Câu 5: Công thức đơn giản nhất của anđehit no, đa chức, mạch hở là C 2H3O. Anđehit đó có số đồng phân là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 6: Thuốc thử dùng để phân biệt phenol với bezen là? A. AgNO3/NH3. B. dung dịch brom. C. quì tím. D. dung dịch HBr. Câu 7: Công thức tổng quát của hyđrocacbon C nH2n+2-2a. Đối với styren, giá trị của a và n lần lượt là A. 4 và 8. B. 5 và 8. C. 8 và 4. D. 8 và 5. Câu 8: Hợp chất CH3 - CH(CH3) - CH2 - CH2 - CH(C2H5) - COOH có tên thay thế là A. axit 5-etyl-2-metylhexanoic. B. axit 2-etyl-5-metylnonanoic. C. axit 2-etyl-5-metylhexanoic. D. axit 2-metyl-5-etylnonanoic.. Câu 9: A là hyđrocacbon có %C (theo khối lượng) là 92,3%. A tác dụng với dung dịch brom dư cho sản phẩm có %C (theo khối lượng) là 36,36%. Biết MA < 120. Vậy A có công thức phân tử là A. C8H8. B. C6H6. C. C4H4. D. C2H2. - Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: C2H6 Br , as A OH /H O 2 B O , Cu C. Vậy C là 2 2 A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. CH3COCH3. D. CH3CH2OH. Câu 11: Tiến hành thí nghiệm cho nitrobenzen tác dụng với HNO3 (đ)/H2SO4 (đ), nóng ta thấy: A. Không có phản ứng xảy ra. B. Phản ứng khó hơn benzen, ưu tiên vị trí ortho. C. Phản ứng dễ hơn benzen, ưu tiên vị trí meta. D. Phản ứng khó hơn benzen, ưu tiên vị trí meta. Câu 12: Cho 14,6 gam hỗn hợp 2 anđehit đơn chức, no liên tiếp tác dụng hết với H2 tạo 15,0 gam hỗn hợp 2 ancol. Tổng số mol 2 ancol là A. 0,5 mol. B. 0,3 mol. C. 0,2 mol. D. 0,4 mol. Câu 13: Cho vào ống nghiệm 2 - 3 giọt dung dịch CuSO 4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Trang 1/2 - Mã đề 113
  2. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch, giữ lại kết tủa Cu(OH) 2. Tiếp tục nhỏ 2 ml dung dịch chất X 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam. Chất X là A. metanol. B. andehit fomic. C. glixerol. D. pentan. Câu 14: Andehit propionic có công thức cấu tạo là A. HCOOCH2CH3 B. CH3CH2CHO C. CH3CH2CH2CHO D. CH3CH(CH3)CH3 Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 3 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 9,9 gam nước. Nếu đun nóng cũng lượng hỗn hợp X như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là A. 7,40 gam B. 4,20 gam C. 5,46 gam D. 6,45 gam Câu 16: Trong thời gian gần đây nhiều người uống rượu bị ngộ độc dẫn đến viêm màng não, suy hô hấp và có một số đã tử vong, qua khám nghiệm người ta kết luận rằng những người này đều bị ngộ độc rượu metanol. Công thức của metanol là: A. C3H7OH B. C2H5OH C. HCHO. D. CH3OH Câu 17: Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là A. C6H6Cl6. B. p-C6H4Cl2. C. C6H5Cl. D. m-C6H4Cl2. Câu 18: (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là A. n-propylbenzen. B. đimetylbenzen. C. propylbenzen. D. iso-propylbenzen. Câu 19: axit oxalic có công thức là A. CH3CH2COOH. B. HCOOH. C. CH3COOH. D. HOOC - COOH. Câu 20: Cho các phát biểu: (a) Tất cả các anđehit đều có cả tính oxi hóa và tính khử. (b) Tất cả các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng bạc. (c) Tất cả các ancol đều phản ứng với Na. (d) Tất cả các ancol no, đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2. Số phát biểu đúng là? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 21: Cho các công thức: H (1) (2) (3) Cấu tạo nào là của benzen? A. (1); (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (3). D. (2) và (3). II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) Bài 1 (1 điểm): Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có): a) Đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở 1700C . b) Oxi hóa propan - 2 - ol bằng CuO. Bài 2 (2 điểm): Cho 11,6 gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol tác dụng với kali (dư) thấy có 2240 ml khí thoát ra (đktc). a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng của các chất trong hỗn hợp X. c. Nếu cho 17,4 gam hỗn hợp X tác dụng với hỗn hợp gồm dung dịch HNO 3, H2SO4 đặc thì có bao nhiêu gam kết tủa vàng 2,4,6 – trinitrophenol tạo thành? (các phản ứng xảy ra hoàn toàn) ------ HẾT ------ Ghi chú: 1) Học sinh không được dùng bảng tuần hoàn! 2) Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm! Trang 2/2 - Mã đề 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2