intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Cao Bá Quát, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Cao Bá Quát, Quảng Nam” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Cao Bá Quát, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT MÔN HOÁ HỌC - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 2 trang) Mã đề 123 Họ tên : ............................................................... Số báo danh :.............................. Câu 1: Kim loại nào sau đây được dùng chế tạo tế bào quang điện? A. Cs. B. K. C. Li. D. Na. Câu 2: CaCO3 tinh khiết được dùng làm chất độn trong một số ngành công nghiệp. Tên gọi của CaCO3 là A. canxi clorua. B. canxi sunfat. C. canxi hiđrocacbonat. D. canxi cacbonat. Câu 3: Chất X có công thức Fe(OH)2. Tên gọi của X là A. sắt (II) hidroxit. B. sắt (III) hidroxit. C. sắt (III) oxit. D. sắt (II) oxit. Câu 4: Kim loại Al tác dụng với dung dịch chất nào sau đây sinh ra AlCl3? A. NaOH. B. NaNO3. C. NaCl. D. HCl. Câu 5: Cấu hình electron nguyên tử của sắt là A. [Ar] 4s23d6. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d64s1. D. [Ar] 3d64s2. Câu 6: Trộn bột Al với bột oxit X (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. X là A. ZnO. B. Cr2O3. C. CuO. D. Fe2O3. Câu 7: X là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn điện tốt, trong vỏ Trái Đất chiếm khoảng 5% khối lượng, đứng hàng thứ hai trong các kim loại. X là A. Al. B. Na. C. Fe. D. Mg. Câu 8: Quặng hematit đỏ có thành phần hóa học là A. FeCO3. B. Fe3O4. C. Fe2O3 khan. D. Fe2O3.nH2O. Câu 9: Crom có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây? A. Cr(OH)2. B. CrO3. C. Cr2O3. D. K2CrO4. Câu 10: Muối natri đicromat là muối của axit đicromic, có màu da cam. Công thức hóa học của natri đicromat là A. Na2SO4. B. Na2Cr2O7. C. Na2CrO4. D. NaCrO2. Câu 11: Kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Al. B. Mg. C. Fe. D. K. Câu 12: Oxit bị CO khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là A. K2O. B. Fe2O3. C. Na2O. D. CaO. Câu 13: Khi phân hủy canxi cacbonat (CaCO3) ở nhiệt độ khoảng 10000C thì thu được sản phẩm gồm CO2 và chất nào sau đây? A. O2. B. Ca(OH)2. C. Ca. D. CaO. Câu 14: Cho phản ứng sau : A + HNO3 đặc nóng→ Fe(NO3)3 + NO2 + H2O. A có thể là A. Fe(OH)3. B. Fe. C. FeCl3. D. Fe2O3. Câu 15: CrO3 có tính oxi hóa mạnh, một trong số chất vô cơ bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 là A. S. B. Fe. C. H2SO4. D. CO2. Câu 16: Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về tính chất vật lí của kim loại kiềm? A. Màu trắng bạc. B. Là kim loại nặng. C. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. D. Là kim loại nhẹ. Câu 17: Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được sản phẩm khí là A. SO2. B. H2. C. H2S. D. SO3. Câu 18: Phương trình hoá học nào sau đây điều chế Cu theo phương pháp nhiệt luyện? 0 A. H2 + CuO t Cu + H2O. B. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2. C. Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4. D. CuCl2 → Cu + Cl2. Câu 19: Al(OH)3 và Al2O3 đều có tính A. đều bị nhiệt phân. B. bazơ. C. khử. D. lưỡng tính. Câu 20: Phản ứng nào sau đây không xảy ra? A. Al tác dụng với dung dịch KOH. B. Cr tác dụng với dung dịch HCl. C. Dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3. D. Fe tác dụng với H2SO4 loãng nguội. Trang 1/2 - Mã đề 123
  2. Câu 21: Chất phản ứng được với NH3 tạo kết tủa keo trắng là A. dung dịch KNO3. B. dung dịch BaCl2. C. dung dịch AlCl3. D. dung dịch Fe2(SO4)4. Câu 22: Đốt cháy m gam Al trong không khí với hiệu suất 90% đến khi phản ứng kết thúc, thu được 4,59 gam nhôm oxit. Giá trị m là A. 1,350 gam. B. 2,187 gam. C. 2,430 gam. D. 2,700 gam. Câu 23: Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm. Bước 2: Thêm tiếp vào ống nghiệm 4 – 5 ml dung dịch H2SO4 loãng. Bước 3: Lấy đinh sắt ra rồi nhỏ dần từng giọt dung dịch K 2Cr2O7 trong H2SO4 loãng vào ống nghiệm và lắc đều. Cho các phát biểu sau: (a) Trong bước 2, có xuất hiện bọt khí. (b) Trong bước 2, kim loại sắt bị oxi hóa thành hợp chất sắt(III). (c) Trong bước 3, hợp chất sắt(II) bị khử thành hợp chất sắt(III). (d) Trong bước 3, hợp chất crom(VI) bị oxi hóa thành hợp chất crom(III). (e) Ở bước 2, nếu thay dung dịch H2SO4 loãng bằng dung dịch HCl thì không xuất hiện bọt khí. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 24: Cho 16,5 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp là A. 50,91. B. 33,30. C. 49,09. D. 66,70. Câu 25: Cho 7,8 gam crom tác dụng với dung dịch HCl loãng, nóng, dư thu được V lít H 2 (đktc). Giá trị của V là (Cho: Cr=52) A. 6,72. B. 10,08. C. 3,36. D. 4,48. Câu 26: Một loại quặng boxit có chứa 65% Al2O3 về khối lượng được dùng để sản xuất nhôm trong công nghiệp. Để sản xuất được 0,54 tấn nhôm thì khối lượng (tấn) quặng boxit cần dùng là (Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 80%) A. 0,298. B. 0,381. C. 1,200. D. 1,962. Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Đốt dây sắt trong khí clo. (2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). (3) Cho Fe vào dd HNO3 (loãng, dư). (4) Cho Fe dư vào dung dịch Fe2(SO4)3. (5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II)? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 28: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần dùng 0,36 mol dung dịch HCl, thu được dung dịch Y và 0,06 mol khí H 2. Cho toàn bộ dung dịch Y vào dung dịch AgNO 3 dư, phản ứng kết thúc thu được 61,38 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với (Cho: Fe=56 ; Cl=35,5 ; Ag=108) A. 20,6. B. 10,3. C. 5,2. D. 3,4. Câu 29: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt FexOy (trong điều kiện không có không khí) thu được 92,35 gam chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch NaOH (dư) thấy có 8,4 lít khí H2 (ở đktc) thoát ra và còn lại phần không tan Z. Hòa tan ½ lượng Z bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thấy có 13,44 lít khí SO2 (ở đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Al2O3 trong Y và công thức oxit sắt lần lượt là (Cho: Fe=56 ; Al=27 ; O=16) A. 45,9 gam và Fe3O4 . B. 40,8 gam và Fe3O4. C. 40,8 gam và Fe2O3 . D. 45,9 gam và Fe2O3 Câu 30: Cho các sơ đồ phản ứng : (1) X1 + HCl X2 + H2. (2) X1 + HNO3dư X4 + NO2 + H2O. (3) X2 + Cl2 X3. (4) X2 + NaOH X5  + NaCl. (5) X4 + NaOH X6  + NaNO3. (6) X5 + O2 + H2O X6 Các chất X2 và X6 lần lượt là A. FeCl2 và Fe(OH)3. B. CuCl2 và Cu(OH)2. C. FeCl2 và Fe(OH)2. D. FeCl3 và Fe(OH)3. ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 123
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2