intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG MÔN HÓA HỌC 12 - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 303 Cho NTK của Na=23, K=39, H=1, O=16, Fe-56, Cr=52, C=12, Ba=137, Ca=40 Lưu ý: Học sinh không sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Câu 1: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt(II)? A. Dung dịch HNO3 (loãng, dư). B. Dung dịch H2SO4 (đặc nóng). C. Cl2. D. Dung dịch CuSO4. +F +E Câu 2: Cho sơ đồ chuyển hóa: Z X Ba(OH)2 + E Y + F Z Biết: X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất E, F thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là A. Na2SO4, NaOH. B. NaHCO3, BaCl2. C. Na2CO3, HCl. D. CO2, NaHSO4. Câu 3: Bản chất của sự ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học giống nhau ở chỗ A. Có sự hình thành dòng điện trong quá trình ăn mòn B. Xảy ra ngoài không khí. C. Là quá trình oxi – khử. D. Xảy ra sự khử các ion kim loại. Câu 4: Để chuẩn độ một dung dịch Fe2+ đã axit hóa cần dùng vừa đủ 60 ml dung dịch KMnO4 0,15M. Nếu chuẩn độ cùng lượng dung dịch Fe2+ trên bằng K2Cr2O7 1M thì thể tích dung dịch cần dùng là A. 7,5ml B. 37,5 ml C. 75 ml D. 15 ml Câu 5: Biết 33,3 gam hỗn hợp X gồm Al và Al 2O3 phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1,0 M, thu được 3,36 lít (đktc) khí H2. Giá trị của V là A. 700. B. 200. C. 400. D. 300. Câu 6: CaCO3 tinh khiết được dùng làm chất độn trong một số ngành công nghiệp. Tên của CaCO 3 là A. canxi clorua B. canxi cacbonat. C. canxi hiđrocacbonat. D. canxi sunfat. Câu 7: Quặng xiderit có thành phần chính là : A. FeCO3 . B. Fe2O3 C. FeO D. Fe3O4 Câu 8: Kim loại kiềm thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn: A. IIA B. IVA C. IA D. IIIA Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai? A. Kim loại sắt có khối lượng riêng lớn hơn kim loại kiềm thổ. B. Hiđroxit của các kim loại kiềm thổ đều có tính bazơ mạnh. C. Kim loại nhôm tan được trong dung dịch bazơ kiềm. D. Không phải tất cả các kim loại kiềm thổ đều phản ứng được với nước Câu 10: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, FeCl2, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là: A. 5. B. 7. C. 8. D. 6. Câu 11: Dãy nào dưới đây gồm các chất vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch kiềm? A. Al và Al2(SO4)3 B. Al(NO3)3 và Al(OH)3 C. Al2(SO4)3 và Al2O3 D. Al(OH)3 và Al2O3 Trang 1/3 - Mã đề 303
  2. Câu 12: hỗn hợp tecmit dùng để hàn đường rây có thành phần chính là A. Al2O3, Fe2O3 B. Al, Fe3O4 C. Al2O3, Fe D. Al, Fe2O3 Câu 13: Các số oxi hóa đặc trưng của crom là A. +3, +4 và +6. B. +1, +3 và +6. C. +2, +4 và +6. D. +2, +3 và +6. Câu 14: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch A. HCl. B. HNO3 đặc, nguội. C. Cu(NO3)2. D. NaOH. Câu 15: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom (Cr) thuộc chu kỳ A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 16: Hòa tan hoàn toàn bột crom trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2(đktc). Khối lượng crom phản ứng A. 7,8g B. 10,4g C. 6,93g D. 9,3g Câu 17: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhôm là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 18: Nguyên tắc luyện thép từ gang là : A. . Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao. B. . Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn, ... trong gang để thu được thép. C. .Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, ... trong gang để thu được thép D. .Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép. Câu 19: Từ MgO, chọn sơ đồ thích hợp để điều chế Mg. A. MgO H 2SO 4 MgSO4 Na Mg. B. MgO H 2SO 4 MgSO4 đpdd Mg. C. MgO CO Mg. D. MgO HCl MgCl2 đpnc Mg. Câu 20: Ion nào nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa? A. Cr3+. B. Fe3+. C. Zn2+. D. Al3+. Câu 21: Hòa tan 8,4 gam Fe vào dung dịch CuSO4 dư thu được m gam chất rắn. Tìm m? A. 9,6 gam B. 4,8 gam C. 2,4 gam. D. 14,4 gam 3+ Câu 22: Ở trạng thái cơ bản, ion Fe (Z = 26) có cấu hình electron là A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d6. C. [Ar]3d54s1. D. [Ar]3d64s2. Câu 23: Dẫn từ từ 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa, đồng thời các chất NaOH 3M; KOH 1M; Na2CO3 3M và K2CO3 2M thu được dung dịch X. Thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch X tới dư, số gam kết tủa thu được là A. 118,2 gam. B. 157,6 gam. C. 98,5 gam. D. 137,9 gam. Câu 24: Cho sơ đồ phản ứng: KHCO3 + X K2CO3 + H2O. X là hợp chất A. NaOH B. K2CO3 C. KOH D. HCl Câu 25: Trong hợp chất nào sau đây, sắt chỉ có tính oxi hóa? A. FeO. B. FeCl2. C. FeSO4. D. Fe2O3. Câu 26: Hòa tan MgCl2 (rắn) vào dung dịch CaCl2 thì độ cứng của dung dịch A. giảm. B. tăng rồi giảm. C. tăng. D. không đổi. Câu 27: Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm. Bước 2: Thêm tiếp vào ống nghiệm 4 – 5 ml dung dịch H2SO4 loãng. Bước 3: Lấy đinh sắt ra rồi nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 loãng vào ống nghiệm và lắc đều. Cho các phát biểu sau: (1) Trong bước 2, xuất hiện bọt khí không màu. (2) Trong bước 2, kim loại sắt bị oxi hóa thành hợp chất sắt(II). (3) Trong bước 3, hợp chất sắt(II) bị oxi hóa thành hợp chất sắt(III). (4) Trong bước 3, hợp chất crom(VI) bị khử thành hợp chất crom(III). Trang 2/3 - Mã đề 303
  3. (5) Ở bước 2, nếu thay dung dịch H2SO4 loãng bằng dung dịch HCl thì không xuất hiện bọt khí. Số phát biểu đúng là A. 3 B. 5 C. 2. D. 4 Câu 28: Thực hiện các thao tác sau: Cho vào ống nghiệm một ít tinh thể muối Mohr (là muối kép FeSO4.(NH4)2SO4.6H2O), thêm một ít nước cất, lắc đều, thu được dung dịch X. Thêm lượng dư dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch X, thu được hệ Y. Để yên hệ Y trong không khí một thời gian, thu được hệ Z. Lắc đều hệ Z trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hệ T. Cho các phát biểu: (a). Dung dịch X có màu xanh nhạt. (b). Trong hệ Y có 1 chất kết tủa (c). Trong hệ Z, xuất hiện kết tủa nâu đỏ, ban đầu ở đáy ống nghiệm, sau lan dần lên phía trên. (d). Toàn bộ kết tủa trong hệ T không tan hết trong dung dịch HCl dư. Số phát biểu đúng? A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 37,2 gam hỗn hợp X chứa Fe3O4, MgO, CuO và FeCO3 bằng dung dịch chứa HCl (vừa đủ), thu được 0,1 mol CO2 và dung dịch Y có chứa 49,3 gam hỗn hợp muối. Cho NaOH dư vào Y thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 39,2. B. 38,2. C. 23,12. D. 38,6. Câu 30: Hòa tan hỗn hợp A gồm (Fe, FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeCO3 ) trong dung dịch HCl thu được 2,688 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 5,75 và dung dịch B chỉ chứa m gam muối. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A vào dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X chứa 96,8 gam một muối và 4,48 lít khí gồm 2 khí trong đó có 1 khí hóa nâu trong không khí. Tìm m? ( khí đo ở đktc) A. 59,320 B. 29,660 C. 27,175 D. 54,350 ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 303
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0