intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam (GDTX)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam (GDTX)” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam (GDTX)

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: HÓA HOC 12- GDTX -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 03 trang) (không kể thời gian phát đề) ĐỀ GỐC Câu 1 (NB) Quá trình gì xảy ra khi để một vật là hợp kim của Zn – Cu trong không khí ẩm? A. Ăn mòn hóa học. B. Oxi hóa kim loại. C. Ăn mòn điện hóa. D. Hòa tan kim loại. Câu 2 (NB) Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là A. oxi hóa ion kim loại thành kim loại. B. dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn. C. khử ion kim loại thành kim loại. D. thực hiện quá trình oxi hóa kim loại. Câu 3 (TH) Điện phân dung dịch chứa muối nào sau đây sẽ điều chế được kim loại tương ứng? A. NaCl. B. CaCl2. C. AgNO3. D. AlCl3. Câu 4. (NB) Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Al B. Na C. Ca D. Fe Câu 5. (TH) Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt. B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh. C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt. D. Chỉ có sủi bọt khí. Câu 6. (NB) Natri hiđroxit (còn gọi là xút ăn da) có công thức hóa học là A. Na2SO4. B. NaOH. C. NaHCO3. D. Na2CO3. Câu 7. (NB) Kali (K) phản ứng với clo (Cl2) sinh ra sản phẩm nào sau đây? A. KCl. B. KCl2. C. NaCl. D. NaCl2. Câu 8. (NB) Kim loại Na được điều chế trực tiếp bằng phương pháp nào sau đây? A. Điện phân dung dịch. B. Nhiệt luyện. C. Điện phân nóng chảy. D. Thuỷ luyện. Câu 9. (TH) Phản ứng nào sau đây dùng để giải thích hiện tượng thạch tạo nhũ trong các hang động tự nhiên? A. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3↓ + H2O. B. CaO + CO2 CaCO3. C. Ca(HCO3)2 CaCO3 ↓ + CO2↑ + H2O. D. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2. Câu 10. (NB) Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? A. Đá vôi (CaCO3). B. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). C. Thạch cao khan (CaSO4). D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O). Câu 11. (NB) Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do A. nhôm là kim loại kém hoạt động. B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ. C. có màng hidroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ. D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước. Câu 12. (NB) Phát biểu nào dưới đây đúng? A. Nhôm là kim loại lưỡng tính. B. Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính. C. Al2O3 là oxit trung tính. D. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính. Câu 13. (TH) Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là A. không có kết tủa, có khí bay lên. B. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. C. chỉ có kết tủa keo trắng. D. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
  2. Câu 14. Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm (NB) màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O. C. (NH ) SO . . D. Na SO . 4 2 4 Al2(SO4)3.24H2O 2 4 Al2(SO4)3.24H2O. Câu 15: (TH) Ở điều kiện thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. ZnCl2. B. NaCl. C. FeCl3. D. MgCl2. Câu 16. (NB) Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao ? A. H2. B. CO. C. Al. D. Na. Câu 17. (NB) Nguyên tắc sản xuất gang A. dùng than cốc để khử sắt oxyt ở nhiệt độ cao. B. dùng khí CO để khử sắt oxyt ở nhiệt độ cao. C. dùng oxi để oxi hóa các tạp chất trong sắt oxyt. D. loại ra khỏi sắt oxyt một lượng lớn C, Mn, Si, P, S. Câu 18. (TH) Cho các hợp chất của sắt sau: Fe 2O3, FeO, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe3O4, FeCl3. Số lượng các hợp chất trong đó sắt vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 19. (TH) Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1. B. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối. C. Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước. D. Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li dến Cs. Câu 20. (TH) Thí nghiệm hóa học nào sau đây không sinh ra chất rắn? A. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. B. Cho mẫu Na vào dung dịch CuSO4. C. Cho Cu vào dung dịch AgNO3. D. Cho Fe vào dung dịch AgNO3. Câu 21.(TH) Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là A. Na, Ca, Al. B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al. Câu 22.(VD) Để điều chế được 3,2 gam Cu thì cần điện phân dung dịch CuSO 4 với cường độ dòng điện là 5,36 A trong thời gian là A. 30 phút. B. 40 phút. C. 50 phút. D. 60 phút. Câu 23.(VD). Cho 1,38 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,672 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là A. Rb. B. Li. C. Na. D. K. Câu 24(VD). Hoà tan 3,6 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch X cần 20ml dung dịch BaCl2, 1,5 mol/l. Kim loại M là A. Fe. B. Mg. C. Cu. D. Ca. Câu 25 (VDC). Cho m gam NaOH vào 2 lít dd NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl 2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 8,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là A.0,08 và 4,8. B. 0,04 và 2,4. C. 0,1 và 4,8. D. 0,05 và 2,4. Câu 26(VD). Cho 7,5 g hỗn hợp hai kim loại Al và Mg tác dụng với dung dịch H SO loãng, dư 2 4 thu được 7,84 lít khí (đktc). Thành phần % về khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp lần lượt là
  3. A. 42,8% và 57,2%. B. 45,0% và 54,0%. C. 36,0% và 64,0%. D. 50% và 50%. Câu 27 (VD). Cho 0,03 mol bột Fe vào dd chứa 0,07 mol AgNO 3. Khi phản ứng hoàn toàn thì chất rắn thu được có khối lượng là A. 1,12g. B. 7,56g. C. 6,48g. D. 9,72g. Câu 28 (VDC). Cho các phát biểu sau: (1) Để bảo quản kim loại Na người ta ngâm chúng trong dầu hỏa. (2) Có thể sử dụng thùng nhôm để đựng dung dịch H2SO4 đặc nguội. (3) Các chất Al, Al2O3 đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl. (4) Kim loại Fe tan trong H2SO4 đặc, nguội. (5) Dùng dung dịch HNO3 phân biệt được Fe2O3 và Fe3O4. Số phát biểu đúng? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 29 (VD). Để khử hết m gam Fe2O3 dùng vừa đủ 2,16 gam Al. Giá trị của m là A. 6,40. B. 2,40. C. 1,80. D. 1,28. CÂU 30 (VDC): Khi cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe O , Fe O , CuO và Cu 3 4 2 3 (trong đó oxi chiếm 18,367% về khối lượng) tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 nồng độ a mol/l thì thể tích dung dịch HNO3 tham gia phản ứng là 850 ml. Sau phản ứng thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là A. 2,0. B. 1,0. C. 1,5. D. 3,0.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2