intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM (KHTN)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM (KHTN)" được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM (KHTN)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH Bài kiểm tra môn: Hoá học Khối 12 KHTN Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 03 trang) MÃ ĐỀ: 178 Họ, tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: …………………………. Số báo danh: ……………………… Cho biết nguyên tử khối (theo đvC): H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Ba = 137. Câu 1: Chất nào sau đây khi tác dụng dung dịch H2SO4 (loãng) hoặc dung dịch NaOH đều tạo khí H2? A. Al. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. AlCl3. Câu 2: Kim loại sắt khử được ion kim loại trong dung dịch muối nào say đây? A. CuSO4. B. Mg(NO3)2. C. AlCl3. D. NaCl. Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai? A. Quặng pirit sắt có thành phần chính là FeS2. B. Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn nhiệt tốt. C. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang. D. Sắt(II) hiđroxit là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước. Câu 4: Chất nào sau đây tan hoàn toàn trong dung dịch kiềm dư? A. Fe. B. MgO. C. Cu. D. Al2O3. Câu 5: Kim loại crom tác dụng với dung dịch HCl (đun nóng) thu được khí H2 và hợp chất nào sau đây? A. CrCl3. B. Cr2Cl6. C. CrCl6. D. CrCl2. Câu 6: Nung 38,52 gam Fe(OH)3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 92,8. B. 36,0. C. 28,8. D. 32,0. Câu 7: Nguyên tố crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây? A. K2Cr2O7. B. Cr2O3. C. Cr2S3. D. KCrO2. Câu 8: Kim loại X chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ Trái Đất, đứng hàng thứ hai trong các kim loại (sau Al). X là A. Fe. B. Mg. C. Na. D. Cu. Câu 9: Sắt là kim loại có tính khử trung bình. Khi tác dụng với chất ….(I), sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +2. Với chất ….(II), sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +3. Cụm từ cần điền vào (I), (II) lần lượt là: A. oxi hóa mạnh, oxi hóa yếu. B. khử yếu, khử mạnh. C. khử mạnh, khử yếu. D. oxi hóa yếu, oxi hóa mạnh. Câu 10: Công thức hoá học của sắt(III) nitrat là A. FeCl2. B. FeCl3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3. Câu 11: Sắt bị nam châm hút là do A. sắt là kim loại nhẹ. B. sắt có nhiệt độ nóng chảy thấp. C. sắt có tính nhiễm từ. D. sắt dẫn điện tốt. Câu 12: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra muối FeCl3? A. FeCl2. B. Fe. C. Fe(OH)3. D. FeO. Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 2,6 gam crom cần tối đa m gam lưu huỳnh. Giá trị của m là A. 1,6. B. 2,4. C. 0,8. D. 0,4. Câu 14: Kim loại Fe tan hết trong lượng dư dung dịch nào sau đây? A. KOH. B. HCl. C. H2SO4 đặc, nguội. D. NaCl. Câu 15: Dung dịch muối sắt(II) điều chế được cần dùng ngay vì trong không khí sẽ chuyển dần thành muối sắt(III). Để bảo quản dung dịch muối sắt(II) này có thể cho vào kim loại nào sau đây? A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Na. Câu 16: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Chất X là A. HNO3. B. Cu(NO3)2. C. HCl. D. H2SO4. Trang 1/3 - Mã đề 178
  2. Câu 17: Hòa tan hỗn hợp gồm Fe2O3 và Fe(OH)3 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa muối nào sau đây? A. FeS2. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3. D. FeS. Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(II) sau khi kết thúc phản ứng? A. Đốt cháy Fe trong bình khí Cl2 dư. B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl. C. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư). D. Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4. Câu 19: Crom(VI) oxit là chất rắn màu đỏ, được ứng dụng trong mạ điện, sản xuất hồng ngọc. Công thức của crom(VI) oxit là A. CrO. B. H2Cr2O7. C. CrO3. D. Cr2O3. Câu 20: Trong công nghiệp, quặng boxit dùng để sản xuất kim loại nhôm. Thành phần chính của quặng boxit là A. Al(OH)3.H2O. B. Al(OH)3.2H2O. C. Al2(SO4)3.H2O. D. Al2O3.2H2O. Câu 21: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)3 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là A. Fe2O3. B. Fe. C. Fe(NO3)2. D. FeO. Câu 22: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch NaOH dư, thu được 13,44 lít H2 (đktc). Giá trị của m là A. 10,8. B. 5,4. C. 24,3. D. 32,4. Câu 23: Cho dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch KOH tạo thành kết tủa có màu A. xanh thẫm. B. trắng xanh. C. trắng. D. nâu đỏ. Câu 24: Cho các hợp chất sau: Fe2(SO4)3, FeCl3, FeCO3, Fe(OH)3, có bao nhiêu hợp chất chứa sắt với số oxi hóa +3? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 25: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng sinh ra khí SO2? A. FeCl3. B. Fe2O3. C. Fe(OH)2. D. Fe(OH)3. Câu 26: Sắt trong hợp chất nào sau đây có số oxi hóa là +2? A. Fe2(SO4)3. B. Fe(OH)2. C. Fe3O4. D. Fe(OH)3. Câu 27: Thép là hợp kim của ….(I), trong đó có từ ….(II) khối lượng cacbon. Cụm từ điền vào (I), (II) lần lượt là: A. nhôm, 0,01 – 2%. B. sắt, 2 – 5%. C. sắt, 0,01 – 2%. D. nhôm, 2 – 5%. Câu 28: Kim loại Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2 và muối nào sau đây? A. Fe2(SO4)3. B. FeSO4. C. FeS. D. FeS2. Câu 29: Cho các chất sau: Al, CrO3, FeO, Cr(OH)3, Cr, Al(OH)3. Số chất tan được trong dung dịch NaOH (loãng) là A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 30: Cho 2,62 gam hỗn hợp X gồm Cr và Al vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư, đun nóng), thu được 1568 ml H2 (đktc). Mặt khác, cho 2,62 gam X vào dung dịch NaOH dư, thu được V ml H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 2016. B. 672. C. 1008. D. 1344. Câu 31: Trong quá trình bảo quản, một mẫu muối FeSO4.7H2O bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp X chứa các hợp chất của Fe(II) và Fe(III). Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch loãng chứa 0,012 mol H2SO4, thu được 100 ml dung dịch Y. Tiến hành hai thí nghiệm với Y: Thí nghiệm 1: Cho lượng dư dung dịch BaCl2 vào 20 ml dung dịch Y, thu được 0,932 gam kết tủa. Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H2SO4 (loãng, dư) vào 20 ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 0,02M vào Z đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 14 ml. Phần trăm số mol Fe(II) đã bị oxi hóa trong không khí là A. 12,73%. B. 12,50%. C. 17,50%. D. 8,75%. Câu 32: Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. X không thể chứa ion nào sau đây? A. Fe3+. B. SO42–. C. Cu2+. D. Fe2+. Câu 33: Cho m gam Fe3O4 phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 (loãng), thu được dung dịch chứa 11,04 gam muố i. Giá trị của m là A. 2,32. B. 3,48. C. 6,96. D. 4,64. Trang 2/3 - Mã đề 178
  3. Câu 34: Thí nghiệm dưới đây mô tả quá trình của phản ứng nhiệt nhôm: Phát biểu nào sau đây sai? A. Phần khói trắng bay ra là Al2O3. B. Phản ứng trên được dùng để điều chế một lượng sắt nóng chảy để hàn đường ray. C. Dải Mg khi đốt được dùng để khơi mào cho phản ứng. D. X là Fe nóng chảy, Y là Al2O3 nóng chảy. Câu 35: Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được 0,56 lít H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể ngậm nước X có khối lượng 6,05 gam. Số nguyên tử oxi trong X là A. 11. B. 9. C. 4. D. 10. Câu 36: Đốt Fe trong O2, thu được hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3 và Fe3O4. Cho m gam X vào 57,5 gam dung dịch HCl 29,2%, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối và 0,07 mol H2. Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 0,155 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm FeCl3 trong dung dịch Y là A. 9,07%. B. 9,47%. C. 10,82%. D. 7,96%. Câu 37: Để xác định hàm lượng muối FeCO3 trong quặng xiđerit, người ta có thể làm như sau: Cân 0,2218 gam mẫu quặng, xử lí theo quy trình thích hợp, thu được dung dịch FeSO 4 trong môi trường H2SO4 (loãng, dư). Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch KMnO4 0,01 M thì cần dùng vừa đủ 29 ml. Dung dịch không chứa tạp chất tác dụng với KMnO4. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong quặng là A. 70,21%. B. 64,98%. C. 78,42%. D. 75,83%. Câu 38: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm FeO và Fe3O4 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3) vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 15,36. B. 17,12. C. 17,92. D. 8,96. Câu 39: Cho 2 mol chất X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 1 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Chất X không thể là A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe. D. Fe(OH)2. Câu 40: Phát biểu nào sau đây sai? A. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6. B. Dung dịch Na2Cr2O7 có phản ứng với dung dịch NaOH. C. Dung dịch K2Cr2O7, Na2CrO4 lần lượt có màu da cam, màu vàng. D. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa CrO2– thành Cr2O72–. -------------------Hết------------------ Học sinh không dùng tài liệu; giám thị không giải thích gì thêm. Trang 3/3 - Mã đề 178
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2