intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

  1. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/ BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 8 Chương 4: Oxi- Không khí. Chương 5: Hidro – nước. Chương 6: Dung dịch. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh biết được các kiến thức sau: - HS nắm vững được các khái niệm cụ thể về đơn chất oxi, nguyên tố hoá học đầu tiên được nghiên cứu trong chương trình hoá học ở trường phổ thông: + Tính chất vật lí: Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. + Tính chất hoá học: Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều kim loại, phi kim, nhiều hợp chất. Oxi có hoá trị II. + Khái niệm phản ứng hoá hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế. +Ứng dụng của khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. - HS biết không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích gồm có 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác. - Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm. - HS vận dụng được các kiến thức về tính chất vật lí, hoá học của oxi,...để điều chế oxi và làm thí nghiệm minh hoạ một số tính chất hoá học của oxi. - HS biết được các tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước ( là khí nhẹ nhất). - HS biết hiđro có tính chất hóa học: tác dụng với oxi ở dạng đơn chất, hiđro có tính khử, hiđro không những tác dụng được với oxi đơn chất mà còn tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất, các phản ứng này đều toả nhiệt. Cách thử hiđro tinh khiết. - HS biết ứng dụng của hidro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp. - HS biết được pp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm - HS biết và hiểu thành phần định tính và định lượng của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố là hiđro và oxi, chúng hóa hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 phần hiđro và 1 phần oxi và tỉ lệ về khối lượng là 8 phần oxi và 1 phần hiđro. Tính chất vật lý của nước. - HS biết tính chất hóa học của nước : Hòa tan được nhiều chất, tác dụng được một số kim loại ở nhiệt độ thường ( K, Na, Li, Ca, Ba ), oxit ba zơ ( CaO, Na 2O...,oxit axit ( P2O5, SO2 ...). -Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước. - Khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa, độ tan của một chất trong nước, nồng độ dung dịch, nồng độ mol. Các biểu thức tính C %, CM. 2. Kĩ năng: - HS có kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, có kỹ năng so sánh các hiện tượng hoá học. Rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi. - Nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một chất trong oxi. - Học sinh viết được PTPƯ của oxi với P, S, Fe ,với hợp chất...Có kỹ năng nhận biết trạng thái của chất và đọc tên chất. - Quan sát TN, hình ảnh ... rút ra được nhận xét về tính chất vật lý, tính chất hóa học của hidro. - Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế. - Phát triển kĩ năng thực hành, sử dụng ngôn ngữ khoa học trong cuộc sống. - Phát huy kĩ năng làm việc nhóm của học sinh. - Quan sát hình ảnh, TN rút ra được nhận xét về pp điều chế và cách thu khí hidro. Hoạt động của bình Kip đơn giản.
  2. - Viết được PTHH điều chế hidro từ kim loại( Zn, Fe) va dd axit (HCl, H 2SO4 l|). - Phân biệt các loại phản ứng hóa học: thế, hóa hợp, phân hủy. - Quan sát hình ảnh phân tích và tổng hợp nước, rút ra nhận xét về thành phần của nước. - HS viết được PTHH thể hiện tính chất hóa học nêu trên của nước. - Biết sử dụng giấy quỳ tím (dd dịch phenolphtalein) để nhận biết được một số dung dịch bazo, axit cụ thể. - Phân biệt được một số axit, bazo cụ thể bằng giấy quỳ tím. - Tính được khối lượng một số oxit, axit, bazo, muối tạo thành trong phản ứng. - Tra bảng tính tan để xác định chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước. - Biết vận dụng để làm một số bài tập về nồng độ %, nồng độ mol. - Củng cố cách giải bài toán theo phương trình (có sử dụng nồng độ %, nồng độ mol). - Biết cách pha chế một dung dịch theo những số liệu đã tính toán. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. - Năng lực tính toán. - Năng lực thực hành. - Năng lực làm việc nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực vận dụng kiến thức vào đời sống. - Năng lực tích hợp kiến thức liên môn. 4. Thái độ - Tự giác trong học tập - HS hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm. Giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh bằng hành động cụ thể. - Xử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước. Biết bảo vệ môi trường nước để không bị ô nhiễm. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO MỖI LOẠI CÂU HỎI/ BÀI TẬP: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Oxi không Biết được tính Hiểu được tính Tính thể tích Biện luận, so sánh số khí chất vật lí của oxi: chất hóa học của (đktc), khối lượng mol chất tham gia và oxi hóa lỏng(- oxi: tác dụng với chất tham gia. sản phẩm. 1830C) kim loại. - Biết được tính Hiểu được cách chất hóa học của phân loại và gọi oxi: tác dụng với tên oxit axit, oxit phi kim, kim loại, bazơ. hợp chất. Tính tỉ khối của Hiểu được nguyên oxi đối với không liệu điều chế oxi khí. trong PTN. Khí oxi duy trì sự Hiểu được cách cháy. thu khí oxi bằng Biết được sự oxi phương pháp đảy hóa của một chất nước. bằng PTHH. Ứng dụng của oxi dùng cho sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu. Nhận biết được phản ứng phân
  3. hủy Biết được khái niệm sự cháy, sự oxi hóa chậm, thành phần của không khí Hidro- Ứng dụng của H2. - Vì sao hỗn hợp - Viết PTHH của - Giải thích một số nước - Tính chất vật lý, H2 và O2 khi cháy H2 với một số oxit hiện tượng trong tính chất hóa học gây nổ. Làm thế khác. Tính Thể cuộc sống. của H2. Viết nào để tránh hiện tích H2(đktc) tham - Bài toán tính theo PTHH minh họa. tượng nổ. gia, tính khối PTHH xác định tên - Nguyên liệu điều - Tính chất hóa lượng kim loại tạo kim loại. chế H2 trong PTN. học của hidro. thành. - Nguyên nhân ô - Cách thu khí H2. - Xác định phản - Bài toán tính nhiễm nguồn nước và - Khái niệm phản ứng thế. theo PTHH có chất có biện pháp phòng ứng thế. Thành - Viết được PTHH dư khi cho kim chống ô nhiễm nguồn phần hóa học của điều chế H2 từ một loại tác dụng với nước nước. số kim loại ( Zn, dd axit. -Tính chất vật lý, Al, Fe) + HCl, - Nhận biết các tính chất hóa học H2SO4l. chất bằng giấy quỳ của nước.Viết Tính chất hóa học tím. PTHH minh họa của nước. - Bài toán tính Phân loại, gọi tên theo PTHH. các hợp chất. - Cách bảo quản một số kim loại như Na. Viết được CTHH của axit, bazo, muối cụ thể. - Tính được khối lượng một số axit, bazo, muối tạo thành trong phản ứng Dung dịch Nhận diện được dung dịch và phân biệt đượchỗn hợp với dung dịch.- Dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa. Khái niệm chất tan,dung môi.
  4. TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS TRẦN PHÚ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Họ và tên:………………………………….. Năm học: 2022-2023 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM Nhận xét của giáo viên A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5điểm): Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng trong các câu sau Câu 1. Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là A. nước và đường. B. dầu ăn và xăng. C. rượu và nước. D. dầu ăn và cát. Câu 2. Oxi tác dụng với kim loại magie (Mg) tạo ra magie oxit. Công thức hóa học đúng là A. MgO. B. Mg2O C. MgO2 D. Mg3O2 Câu 3. Vì sao đun nóng dung dịch cũng là một phương pháp để chất rắn tan nhanh hơn trong nước A. Làm mềm chất rắn. B. Có áp suất cao. C. Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử và bề mặt chất rắn. D. Do nhiệt độ cao. Câu 4. Muối nào trong đó có kim loại hóa trị II trong các muối sau: Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4; BaCl2; CuSO4? A. K2SO4; BaCl2. B. Al2(SO4)3. C. BaCl2; CuSO4. D. Na2SO4. Câu 5. Dãy chất nào gồm toàn oxit axit? A. CaO, Na2O, SO2, SO3. B.SO2, SO3, N2O5, P2O5. C. CaO, Na2O, N2O5, P2O5. D. Al2O3, Na2O, SO2, P2O5. Câu 6. Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là dựa vào tính chất A. khí oxi nhẹ hơn nước. B. khí oxi khó hóa lỏng. C. khí oxi tan trong nước. D. khí oxi ít tan trong nước. Câu 7. Công thức của bạc clorua là A. AgCl2 B. Ag2Cl C. Ag2Cl3 D. AgCl Câu 8. Dung dịch là A. hỗn hợp gồm dung môi và chất tan. B. hợp chất gồm dung môi và chất tan. C. hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan. D. hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan. Câu 9. Dung dịch chưa bão hòa là A. dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. B. tỉ lệ 2 : 1 giữa chất tan và dung môi. C. tỉ lệ 1 : 1 giữa chất tan và dung môi. D. làm quỳ tím hóa đỏ. Câu 10. Thành phần của không khí theo tỉ lệ thể tích là A. 21% O2, 78% H2, 1% các khí khác. B. 21%O2, 78% N2, 1% các khí khác. C. 21% N2, 78% O2, 1% các khí khác. D. 21% N2, 78% H2, 1% các khí khác. Câu 11. Dung dịch NaOH làm giấy quỳ tím đổi thành màu
  5. A. đỏ. B. xanh. C. hồng. D. tím. Câu 12. Dung dịch H3PO4 làm giấy quỳ tím đổi thành màu A. đỏ. B. xanh. C. hồng. D. tím. Câu 13. Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì? A. Chất tan. B. Dung môi. C. Chất bão hòa. D. Chất chưa bão hòa Câu 14. Bazơ không tan trong nước là A. Cu(OH)2. B. NaOH. C. KOH. D. Ca(OH)2 Câu 15. Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là A. dung môi. B. dung dich bão hòa. C. dung dich chưa bão hòa. D. Dung dịch. B. TỰ LUẬN: ( 5 điểm) Câu 1. Cho các chất có công thức hóa sau: H2SO4, Fe2(SO4)3, HCl, Na2HPO4. Hãy gọi tên và phân loại các chất trên. Câu 2. Nêu tính chất hóa học của oxi,với mỗi tính chất viết PTHH minh họa. Câu 3: Hòa tan 11,2 g sắt trong dung dịch H2SO4 loãng dư . a. Tính thể tích khí thoát ra ở đktc và tính khối lượng muối sắt tạo thành. b) Lượng khí hiđro thu được ở trên cho tác dụng với chì (II) oxit. Tính khối lượng chì thu được sau phản ứng . (Pb= 207; H= 1; Cl= 35,5; Fe = 56; O = 16) -HẾT-
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM HKII HÓA 8 A.TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trả lời đúng 0,3 đ. Hai câu đúng 0,7 đ, ba câu đúng 1,0 đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/ÁN D A C C B D A D A B B A B A B B. TỰ LUẬN: ( 5,0 đ) Câu 1: (2,0 điểm) H2SO4 axit sunfuric (0,25 đ) HCl Axít clohidric (0,25 đ) Axít (0,5 đ) Fe2(SO4)3 Sắt (III) sunfat (0,25 đ) Muối (0,5 đ) Na2HPO4 Natri hdrophotphat (0,25 đ) Câu 2. (1,0 điểm)Nêu tính chất hóa học của oxi,với mỗi tính chất viết PTHH minh họa. - Tác dụng với phi kim: S +O2  SO2. (0,33 điểm) - Tác dụng vớikim loại: Fe + O2  Fe3O4. (0,33 điểm) - Tác dụng với hợp chất: CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O (0,33 điểm) Câu 3: (2,0 điểm) a. PTHH: Fe + H2SO4  FeSO4 + H2 (0,25 đ) 1mol 1 mol 1 mol 1 mol nFe = 11,2/ 56= 0,2 mol Theo PTHH: nH2 = nFeSO4 = nFe = 0,2 mol (0,25 đ) => V H2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít (0,25 đ) mFeSO4 = 0,2 . 152= 30,4 g (0,25 đ) b. H2 + PbO H2O + Pb (0,25 đ) 1mol 1 mol 1 mol 1 mol Số mol Pb = số mol H2 = 0,2 mol (0,25 đ) mPb = 0,2. 207 = 41,4g (0,5 đ) GV duyệt đề GV ra đề
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2