intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

  1. UBND HUYỆN PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II (2023-2024) TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9 THỜI GIAN: 45 phút (KKTGGĐ) MÃ ĐỀ: A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng và ghi vào phần bài làm: VÍ DỤ: 1-A; 2-B;...... Câu 1: Đâu là phát biểu đúng về chu kì? A. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân giảm dần. B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. C. Chu kì là các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron ngoài cùng và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân giảm dần. D. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo khối lượng hạt nhân giảm dần. Câu 2: Trong một nhóm khi đi từ trên xuống theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần thì tính chất của các nguyên tố thay đổi: A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần. B. Tính phi kim của các nguyên tố không thay đổi, đồng thời tính kim loại của các nguyên tố tăng dần. C. Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố giảm dần. D. Tính kim loại và phi kim của các nguyên tố tăng dần. Câu 3: Dãy chất toàn là dẫn xuất hidrocacbon: A. C2H4, C3H8, C3H6. B. CH3Cl, C2H6O, C2H4O2. C. CH4O, C3H4, C2H5Br. D. C2H6O, C3H8, C2H2. Câu 4: Đâu là ứng dụng quan trọng của etilen? A. Điều chế: rượu etylic, axit axetic. B. Điều chế: xi măng, xăng. C. Điều chế : đá vôi, nhựa đường. D. Điều chế: thuỷ tinh; gốm sứ. Câu 5: Khi nhỏ axit axetic vào quỳ tím thì quỳ tím sẽ:
  2. A. Chuyển sang màu xanh. B. Không đổi màu. C. Chuyển sang màu đỏ. D. Mất màu. Câu 6: Khi đun axit axetic với rượu etylic, có H2SO4 làm chất xúc tác, sản phẩm tạo thành: A. Chất lỏng không màu, có vị chua. B. Chất lỏng màu hồng, có mùi thơm. C. Chất lỏng không màu, có mùi thơm. D. Chất rắn màu trắng, mùi thơm. Câu 7: Nguyên tố A ở ô số 11, chu kì I, nhóm I. Vậy nguyên tố A có tính chất: A. Phi kim mạnh. B. Kim loại mạnh. C. Khí hiếm. D. Lưỡng tính. Câu 8: Thể tích khí Oxi cần dùng ( đktc) để đốt cháy hết 0,15mol C2H4 là: A. 1,08 lít. B. 10,08 lít. C. 100,8 lít. D. 0,108 lít. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn khí axetilen; tỉ lệ số mol CO2 và hơi nước sinh ra là: A. 4:2 B. 3:2 C. 1:2 D. 2:3 Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít CH4 ; thể tích khí CO2 sinh ra là: A. 22,4 lít. B. 5,76 lít. C.11,2 lít. D.2,24 lít. Câu 11: Đâu là phản ứng mà chất béo tham gia: A. Cộng H2. B. Cộng Br2. C. Xà phòng hoá. D. Thế cacbon. Câu 12: Trong phân tử Axetilen có: A. 1 liên kết đôi giữa C với C. B. 2 liên kết ba giữa C với C. C. 1 liên kết ba giữa C với C. D. 1 liên ba đôi giữa C với H. Câu 13: Trong các loại thực phẩm sau đây, loại nào chứa nhiều chất béo nhất: A. Rau lang. B. Quả xoài. C. Quả đu đủ. D. Mỡ lợn. Câu 14: Khi nhỏ axit axetic vào CaCO3, thì hiện tượng xảy ra là: A. Không có hiện tượng gì. B. CaCO 3 chuyển sang màu đỏ. C. Sủi bột khí, CaCO3 tan dần. D. Các chất hoá rắn trong ống nghiệm. Câu 15: Đâu là phát biểu đúng về dầu mỏ: A. Dầu mỏ tan nhiều trong nước và nhẹ hơn nước. B. Dầu mỏ tan vô hạn trong nước và nặng hơn nước.
  3. C. Dầu mỏ không tan trong nước và nặng hơn nước. D. Dầu mỏ không tan trong nước và nhẹ hơn nước. B. TỰ LUẬN (5,0 điểm): Câu 16: Trình bày ứng dụng và điều chế rượu etylic. ( 1đ) Câu 17: Hoàn thành các phương trình hoá học, ghi rõ điều kiện phản ứng ( nếu có). ( 2đ) a. CH3COOH + ...... ------ > CH3COONa + ....... b. ........... + Cl2 ------ > C2H5Cl + ....... c. C2H4 + H2O ----- > ....... d. CH4 + O2 ----- > ....... + ....... Câu 18: (2đ) Cho 207 gam rượu etylic tác dụng với 120 gam axit axetic, thu được 132 gam CH3–COO-CH2-CH3 . a. Viết phương trình hoá học xảy ra. b. Tính hiệu suất của phản ứng trên. ( Cho: H = 1; O=16; C= 12)
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM MÃ ĐỀ A MÔN HOÁ 9 CUỐI HKII – 2023-2024. I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu chọn đúng ghi 0,33đ. 2 câu đúng ghi 0,67đ , 3 câu đúng ghi 1đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp B A B A C C A B A C C C D C D án B. TỰ LUẬN (5,0 điểm): Câu 16: Trình bày ứng dụng rượu etylic. ( 0,5đ) ( mỗi ý đúng ghi 0,1đ) - Pha chế rượu bia - Làm dược phẩm - Cao su tổng hợp - Điều chế axit axetic - Pha vecni, nước hoa + Điều chế: ( mỗi phương trình đúng ghi 0,25đ) - Tinh bột hoặc đường  rượu etylic ( xúc tác: lên men) - C2H4 + H2O  C2H5OH ( Xúc tác: axit) - Câu 17: Hoàn thành các phương trình hoá học, ghi rõ điều kiện phản ứng ( nếu có). ( 2đ) - a. CH3COOH + Na  CH3COONa + 1/2 H2 - b. C2H6 + Cl2  C2H5Cl + HCl ( Xúc tác: askt) - c. C2H4 + H2O  C2H5OH ( Xúc tác: axit) - d. CH4 + 2 O2  CO2 + 2 H2O (xt: nhiệt độ) ( mỗi phương đúng ghi 0,5đ, không cân bằng hoặc thiếu xúc tác ghi 0,25đ) Câu 18: (2đ) a. PTHH: C2H5OH + CH3COOH CH3–COO-CH2-CH3 + H2O ( xt: H2SO4 đ, T0) (0,5đ)
  5. b. số mol C2H5OH = 207/46= 4,5mol (0,25đ) Số mol CH3COOH = 120/60=2 mol (0,25đ) Theo pthh: nCH3COOC2H5 = nCH3COOH = 2 mol ( rượu dư) (0,25đ) Suy ra : m CH3COOC2H5 = 2 x 88 = 176gam (0,25đ) H= 132/176 x 100% = 75% (0,5đ) ( học sinh có cách trình bày khác, nếu đúng vẫn ghi điểm tối đa)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2