intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc

  1. UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KINH BẮC Môn: KHTN- Lớp 7 ĐỀ ÔN TẬP NĂM HỌC 2022 – 2023 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI Phần A. Phân môn Vật lí (5 điểm) I. TRẮC NGHIỆM(3 điểm). Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Tần số dao động càng cao thì A. Âm nghe càng trầm B. Âm nghe càng to C. Âm nghe càng vang xa D. Âm nghe càng bổng Câu 2: Âm do một vật phát ra càng nhỏ khi: A. Vật dao động càng chậm B. Biên độ dao động càng nhỏ C. Tần số dao động càng nhỏ D. Vật dao động càng nhỏ Câu 3: Hiện tượng phản xạ khuếch tán khác hiện tượng phản xạ gương như thế nào? A. Hiện tượng phản xạ khuếch tán quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản xạ gương thì không. B. Hiện tượng phản xạ khuếch tán không quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản xạ gương thì có. C. Khi chiếu chùm tia sáng song song đến bề mặt nhẵn thì bị phản xạ theo một hướng đối với hiện tượng phản xạ khuếch tán và theo mọi hướng đối với hiện tượng phản xạ gương. D. Cả A và C đều đúng. Câu 4: Nội dung nào sau đây không thuộc về Định luật phản xạ ánh sáng: A. Góc phản xạ bằng góc tới. B. Tia phản xạ nằm trong gương phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. C. Phương của tia tới xác định bằng góc SIN = i gọi là góc tới. D. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới.
  2. Câu 5:Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là đúng? A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật D. Hứng được được trên màn và lớn hơn vật Câu 6: Khi nhìn xuống vũng nước, một học sinh thấy ảnh của một cột điện ở xa. Câu giải thích nào sau đây là đúng? A. Vì mặt nước đóng vai trò là một gương phẳng B. Vì mặt nước có thể hấp thụ ánh sáng C. Vì mặt nước có thể truyền được hình ảnh D. Vì một lí do khác Câu 7: Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì? A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N. B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N. C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S. D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N. Câu 8: Chọn đáp án đúng về tương tác giữa hai nam châm. A. Hai từ cực khác tên thì hút nhau. B. Hai từ cực cùng tên đẩy nhau. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 9: Từ trường là gì? A. Không gian xung quanh điện tích đứng yên, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng điện lên kim nam châm đặt trong nó B. Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. C. Không gian xung quanh điện tích có khả năng tác dụng lực điện lên kim nam châm đặt trong nó D. Không gian xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên điện tích đặt trong nó Câu 10.Chọn phát biểu đúng về từ phổ và từ trường? A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường. B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh Câu 11.Khi đưa nam châm lại gần các vụn đồng, nhôm, sắt thì có hiện tượng gì? A. Nam châm hút các vụn đồng, sắt, nhôm B. Nam châm hút vụn đồng C. Nam châm hút vụn nhôm D. Nam châm hút vụn sắt. Câu 12. Cấu tạo của la bàn gồm:
  3. A. Kim nam châm, vỏ la bàn, mặt la bàn C. Kim nam châm và vỏ la bàn B. Kim nam châm và mặt la bàn D. Vỏ và mặt la bàn II. TỰ LUẬN (2 điểm) Câu 1 (1 điểm): Một tia sáng chiếu tới gương phẳng, tạo với gương 1 góc 600, em hãy vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ. Câu 2. (0,25 điểm): Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều như thế nào? Câu 3. (0,25 điểm): Hãy vẽ các đường sức từ của nam châm đi qua các điểm A, B, C: Câu 4 (0,5 điểm): Vẽ ảnh của vật sáng là tam giác ABC đặt trước gương như hình dưới: Phần B. Phân môn Sinh học (2,5 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (1,5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: Câu 1. (NB) Vai trò của tập tính đối với động vật : A. Tập tính giúp động vật phản ứng lại với các kích thích của môi trường. B. Tập tính giúp động vật chống lại các kích thích của môi trường. C. Tập tính giúp động vật phát triển. D. Tập tính giúp động vật thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển. Câu 2.( NB) Phát triển ở sinh vật bao gồm: A. Phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. B. Sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. C. Sinh trưởng, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể, phân hóa tế bào. D. Phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. Câu 3( TH) Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của muỗi gồm : A. Trứng=> nhộng=> con trưởng thành => ấu trùng
  4. B. Trứng => ấu trùng=> nhộng => Con trưởng thành C. Trứng=> ấu trùng=> con trưởng thành=> nhộng D. Trứng=> nhộng => ấu trùng=> Con trưởng thành Câu 4 (TH) Cây quất cảnh tạo nhiều quả nhờ : A.Hormone kích thích B.Hormone ức chế C.Độ ẩm thích hợp D.Kích thích cây ra rễ Câu 5 (TH). Trong thực tiễn, sinh sản vô tính có vai trò: A. Duy trì được những tính trạng tốt ở sinh vật phục vụ cho con người. B. Tạo giống cây sạch bệnh, khôi phục các giống cây quí hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng hoặc thoái hóa. C.Nhân nhanh giống cây trồng, giúp hạ thấp giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế. D. Cả 3 ý trên. Câu 6 (NB): Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật là: A. Ánh sáng B. Nhiệt độ C. Hormone, di truyền D. Độ ẩm II. TỰ LUẬN (1 điểm) Câu 7 (VD): Sinh sản hữu tính ở sinh vật được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn? Cho ví dụ. Phần C. Phân môn Hóa học (2,5 điểm) I. TRẮC NGHIỆM(1.5 điểm) Câu 1: Cho các chất sau: nước (H2O), muối ăn (NaCl), khí oxygen (O2), khí nitrogen (N2), đá vôi (CaCO3). Có bao nhiêu hợp chất trong các chất đã cho? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Phân tử khối của khí carbonic (CO2) là A. 28 amu. B. 44 amu. C. 32 amu. D. 16 amu. Câu 3: Ở điều kiện thường, các khí hiếm tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử bền vững, khó bị biến đổi hóa học. Lớp electron ngoài cùng của chúng (trừ He) chứa A. 2 electron. B. 4 electron. C. 6 electron. D. 8 electron. Câu 4: Chất nào dưới đây được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị?
  5. A. NaCl. B. CO2. C. MgO. D. FeO. Câu 5: Liên kết ion được hình thành do A. Lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu. B. Lực hút giữa các ion cùng mang điện tích (+). C. Lực hút giữa các ion cùng mang điện tích (-). D. Lực hút giữa các nguyên tử không mang điện. Câu 6: Khi hình thành liên kết trong phân tử magnesium oxide (MgO), nguyên tử Mg đã nhường bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng cho nguyên tử O để tạo thành ion có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tố khí hiếm Ne? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. II: TỰ LUẬN Câu 7: (1 điểm) Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố S (IV) và O (II). Tính phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất đó. *ĐÁP ÁN: Phần A. Phân môn Vật lí I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D B B D C A B C B A D A II. TỰ LUẬN (2,0 điểm).
  6. Câu Nội dung Điểm 1 Vẽ hình: 1 0,5 điểm) Góc phản xạ = góc tới => i = i’ = 900 – 600 = 300. 0,5 2 - Bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi 0,25 (0,25 vào cực Nam. điểm) 3 Vẽ đúng các đường sức từ: 0,25 (0,25 điểm)
  7. 4 VẼ ĐÚNG HÌNH: 0,5 (0,5 ĐIỂM) Phần B: Phân môn Sinh học I. TRẮC NGHIỆM: 1.5 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B B A D C II. TỰ LUẬN (1 điểm) Câu Đáp án hoặc hướng dẫn Điểm Câu 7 - Ứng dụng sinh sản hữu tính ở sinh vật: Trong chăn nuôi và (1 điểm) trồng trọt, con người đã ứng dụng sinh sản hữu tính để tạo ra thế hệ con mang các đặc điểm tốt của cả bố lẫn mẹ, đáp ứng nhu 0,5 cầu đa dạng của con người. - Ví dụ: + Ở thực vật: Thực hiện lai giữa giống ngô tím có hạt ngọt, bắp 0,25 to với giống ngô nếp ta hạt dẻo, màu trắng ta thu được giống ngô tím hạt dẻo, bắp to.
  8. + Ở động vật: Thực hiện lai giữa giống lợn thuần chủng Đại Bạch và giống lợn Ỉ Việt Nam đã tạo ra giống lợn Ỉ - Đại Bạch 0,25 lớn nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tỉ lệ nạc cao, đem lại hiệu quả kinh tế. Phần C: Phân môn Hóa học I. TRẮC NGHIỆM: 1.5 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 đ) 1. C 2. B 3. D 4. B 5. A 6. B II. TỰ LUẬN: 1 điểm Câu 7: Tìm CTHH: Gọi CTHH của hợp chất cần tìm là SxOy (x, y là số tự nhiên khác 0) 0,25 điểm Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có: x.IV = y.II ⟹ = = ⟹ x = 1; y = 2 Vậy CTHH của hợp chất là SO2. 0,25 điểm Tính phần trăm về khối lượng các nguyên tố: MSO2 = 32 + 16.2 = 64 %mS = .100% = 50% %mO = 100% - 50% = 50% 0,25 điểm 0,25 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2