intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 - Trường PTDT Nội trú THCS Mù Cang Chải

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 - Trường PTDT Nội trú THCS Mù Cang Chải” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 - Trường PTDT Nội trú THCS Mù Cang Chải

  1. PHÒNG GD&ĐT MÙ CANG CHẢI BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS NĂM HỌC 2021 -2022 Môn: KHTN Lớp: 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề này gồm 22 câu, 02 trang) Họ và tên ......................................lớp 6.... PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: (mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1. Nguyên sinh vật có A. hình dạng đa dạng, hầu hết chúng là những sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. B. hình dạng đa dạng, hầu hết chúng là những sinh vật đơn bào, nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường. C. hình dạng đa dạng, là những sinh vật đơn bào, nhân thực, nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường. D. nhân thực, có kích thước lớn, nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường. Câu 2. Nấm là những sinh vật A. đa dạng về hình thái và kích thước, sống tự dưỡng và dị dưỡng. B. nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng. C. chỉ có thể quan sát được nấm dưới kỉnh hiển vi. D. đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng, khó quan sát, sống tự dưỡng. Câu 3. Nấm sống ở những nơi A. nóng ẩm, giàu chất dinh dưỡng, có cấu tạo đơn giản, hình dạng đa dạng. B. nóng ẩm, giàu chất dinh dưỡng, một số có thể sống ở điều kiện vô cùng khắc nghiệt. C. nóng ẩm, một số có thể sống ở điều kiện vô cùng khắc nghiệt D. có điều kiện vô cùng khắc nghiệt, hình dạng và kích thước vô cùng đa dạng. Câu 4. Cơ quan sinh sản của thực vật Hạt kín A. là hoa và quả có chứa hạt, nhưng hạt nằm trên lá noãn hở. B. là hoa và quả phong phú và đa dạng. C. là hoa và quả có chứa hạt. D. là hoa và quả có cơ quan sinh dưỡng đa dạng. Câu 5. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng khí cacbonic. B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng khí cacbonic và ôxi. C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng ôxi. D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng khí cacbonic. Câu 6. Thực vật hạt trần chưa có A. hoa và quả, sinh sản bằng hạt, hạt kín nằm trong quả. B. hoa và quả, sinh sản bằng hạt, cơ quan sinh dưỡng đa dạng. C. hoa và quả, sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở. D. hoa và quả sinh sản bằng hạt, hệ mạch dẫn phát triển. Câu 7. Động vật đều là những sinh vật A. đa bào, nhân thực, dị dưỡng B. đơn bào, nhân thực, dị dưỡng C. đa bào, nhân thực, tự dưỡng. D. đa bào, nhân thực, dị dưỡng, tự dưỡng. . Câu 8. Động vật có xương sống là những động vật thuộc? A. Các lớp cá; Lớp lưỡng cư; Lớp bò sát; Lớp động vật có vú B. Các lớp cá; Lớp lưỡng cư; Giun dẹp, ruột khoang. C. Ruột khoang; Giun dẹp; Giun tròn; Chân khớp. D. Lớp bò sát; Lớp động vật có vú; Giun tròn; Chân khớp. Câu 9. Biến dạng của vật nào dưới đây không phải là biến dạng đàn hồi? A. Lò xo trong chiếc bút bi bị nén lại. B. Dây cao su được kéo căng ra. C. Que nhôm bị uốn cong lại. D. Quả bóng cao su bị đập vào tường. Câu 10. Trường hợp nào sau đây, ma sát là có hại?
  2. A. Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã. B. Xe ô tô bị lầy trong cát. C. Giầy đi mãi, đế bị mòn. D. Bôi nhựa thông vào day cung ở cần kéo nhị. Câu 11. Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước lại khó hơn? A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động. B. Vì khi xuống nước chúng ta nặng hơn. C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản. D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. Câu 12. Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là: A. Hóa năng. B. Nhiệt năng. C. Điện năng. D. Động năng và thế năng. Câu 13. Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng tái tạo? A. Than. B. Khí tự nhiên. C. Gió. D. Dầu. Câu 14. Biện pháp nào dưới đây không giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình? A. Không đậy nắp nồi khi nấu ăn. B. Tắt bếp sớm hơn vài phút khi luộc một số món ăn. C. Đổ nước vừa đủ khi luộc thức ăn. D. Dùng ấm siêu tốc thay cho ấm thường để đun nước. Câu 15. Mặt trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì: A. Trái đất quay quanh trục của nó theo hướng từ Đông sang Tây. B. Mặt trời chuyển động quanh Trái Đất. C. Trái đất quay xung quanh mặt trời. D. Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông. Câu 16. Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì: A. Mặt trăng phát ra ánh sáng. B. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. C. Mặt Trăng là một ngôi sao. D. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. PHẦN II: TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17. (2 điểm) a. Kể tên một số bệnh do nấm gây ra ở người, động vật và thực vật. b. Kể tên một số loại nấm có lợi cho con người. c. Đưa ra biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra. Câu 18 (0,5 điểm). Vận dụng kiến thức đã học kể được các loài thực vật em đã được quan sát ngoài thiên nhiên. Hãy chỉ ra cơ quan sinh dưỡng của Hạt Trần mà em biết; Câu 19. (0,5 điểm) a. Đưa ra các tác hại của động vật đối với thực vật. b. Lấy VD các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐV mà em đã sử dụng. Câu 20. (1 điểm). Hãy tính xem trong một năm (365 ngày) Trái Đất quay quanh trục của nó hết bao nhiêu giờ? Câu 21. (1 điểm). Tại sao phải tiết kiệm năng lượng? Câu 22. (1 điểm). Trình bày các đặc trưng của lực? ...................Hết.....................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2