intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

12
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 Họ và tên:……………………………. Môn: KHTN 6 Lớp: 6…………… Thời gian: 75 phút (Không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM. (5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1. Năng lượng hao phí khi loa điện đang hoạt động là A. nhiệt năng. B. động năng. C. điện năng. D. năng lượng âm. Câu 2. Đơn vị của lực là A. kilogam (kg) B. mét (m) C. Niuton (N) D. lít (l) Câu 3. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? A. Trọng lực của một quả nặng. B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt. C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp. D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng và mặt bảng. Câu 4. Sự truyền năng lượng giữa các vật xảy ra trong trường hợp nào sau đây? A. Điện năng chuyển hoá thành quang năng khi đèn điện phát sáng. B. Điện năng chuyển hoá thành động năng khi quạt điện quay. C. Động năng chuyển hoá thành thế năng hấp dẫn khi vật chuyển động lên cao. D. Động năng của chân truyền sang cho bàn đạp làm xe đạp chuyển động. Câu 5. Khi bật bếp gas để nấu thức ăn thì năng lượng hao phí là A. phần nhiệt năng cung cấp cho thức ăn trong nồi. B. quang năng, phần nhiệt năng toả ra môi trường xung quanh và cho nồi. C. năng lượng âm phát ra khi nước trong nồi sôi. D. quang năng. Câu 6. Đặt một chiếc thìa inox vào cốc nước nóng, em sẽ thấy chiếc thìa cũng nóng lên. Nước nóng trong cốc đã truyền cho thìa inox năng lượng A. nhiệt. B. hóa học. C. âm. D. ánh sáng. Câu 7. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Vận động viên nâng tạ. B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân. C. Giọt mưa đang rơi. D. Bạn Lan cầm bút viết. Câu 8. Trọng lượng là A. lực hút Trái Đất. B. lực đẩy. C. độ lớn của lực hút Trái Đất. D. khối lượng của vật. Câu 9. Chiều của lực cản không khí tác dụng lên chiếc xe đang chuyển động từ trái sang phải là A. trái sang phải. B. phải sang trái. C. trên xuống dưới. D. dưới hướng lên. Câu 10. Năng lượng nước trong trường hợp nào gây ra lực lớn nhất? A. giọt nước mưa để lại những lỗ nhỏ trên mặt đất. B. nước chảy làm trôi lá cây rụng trên mặt đường. C. chiếc bè thả trôi theo dòng nước. D. dòng nước lũ làm trôi nhà cửa, gãy cây cối.
  2. Câu 11. Một số nhiên liệu được sử dụng trong cuộc sống là A. than, củi, nến, sáp, khí gas, dầu, xăng. B. sắt, chì, nhôm, xăng, củi, than, dầu. C. khí gas, xăng, dầu, đồng, than. D. nước, xăng, nến, cồn, sáp. Câu 12. Nội dung của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng là A. năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà nó chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác. B. năng lượng tự sinh ra để truyền từ vật này sang vật khác. C. năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà nó chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác trừ năng lượng hao phí. D. năng lượng tự sinh ra và dần dần bị mất đi, nó có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác. Câu 13. Bệnh sốt rét do tác nhân nào gây nên? A. Trùng Entamoeba. B. Trùng giày. C. Trùng Plasmodium. D. Trùng roi. Câu 14. Gây nên bệnh lang ben ở người là do A. nguyên sinh vật. B. nấm. C. virut. D. vi khuẩn. Câu 15. Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là xuất hiện A. những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa. B. các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa. C. vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa. D. những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức. Câu 16. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách giảm bụi và A. khí độc, tăng hàm lượng CO2. B. khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2. C. khí độc, giảm hàm lượng O2. D. sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2. Câu 17. Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh? A. Ruồi, chim bồ câu, ếch. B. Rắn, cá heo, hổ. C. Ruồi, muỗi, chuột. D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi. Câu 18. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là? A. Hình thái đa dạng. B. Có xương sống. C. Kích thước cơ thể lớn. D. Sống lâu. Câu 19. Cá heo trong hình bên là đại diện của nhóm động vật nào sau đây? A. Cá. B. Thú. C. Lưỡng cư. D. Bò sát. Câu 20. Cá cóc trong hình bên là đại biện của nhóm động vật nào sau đây? A. Cá. B. Lưỡng cư. C. Bò sát. D. Thú. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)
  3. Câu 21. (1,0 điểm) Kể tên ba loại lực ma sát. Cho ví dụ về sự xuất hiện của các lực ma sát đó. Câu 22. (1,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu về năng lượng nhiệt của 1kg nhiên liệu được giải phóng khi được đốt cháy hoàn toàn đã cho ở bảng 1. a) Em hãy cho biết nhiên liệu nào trong bảng 1 giải phóng năng lượng nhiệt nhiều nhất, nhỏ nhất ? b) So sánh nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 8,8kg củi khô và 2kg khí đốt. Giải thích? Bảng 1 Chất Nhiệt lượng toả ra (J) Chất Nhiệt lượng toả ra (J) Củi khô 10.000.000 Khí đốt 44.000.000 Than gỗ 34.000.000 Xăng 46.000.000 Than đá 27.000.000 Hidro 120.000.000 Câu 23. (1,0 điểm) Vận dụng được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích vì sao khi chơi bắn bi, khi viên bi 1 chuyển động va chạm vào viên bi 2 đang đứng yên thì viên bi 2 chuyển động còn viên bi 1 dừng lại hoặc chuyển động thêm quãng đường rất ngắn rồi dừng lại. Câu 24. (1,0 điểm) Giải thích vì sao khi mua đồ ăn, thức uống chúng ta phải quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng? Câu 25. (1,0 điểm) Quan sát hình, em hãy kể tên các đại diện thuộc các nhóm động vật không xương sống và xác định đặc điểm mỗi nhóm? Thủy tức Hải quì San hô Sán dây Giun đũa Giun đất Trai sông ốc sên Mực
  4. Tôm sông Châu chấu Cua đồng ..... HẾT..... ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN KHTN 6 I. TRẮC NGHIỆM. (5,0 điểm) mỗi câu đúng 0,25 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 1 1 1 20 6 7 8 9 A C C D B A C C B D A A C B C B C B B B II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21. (1,0 điểm) - Lực ma sát lăn, nghỉ, trượt. (0,25 điểm) - Ví dụ: + Xuất hiện lực ma sát nghỉ: Để vật nặng trên mặt phẳng nằm nghiêng mà vật vẫn đứng yên. + Xuất hiện lực ma sát lăn: Quả bóng đang lăn chậm dần trên sân cỏ. + Xuất hiện lực ma sát trượt: đẩy thùng hàng trượt trên sàn nhà. (mỗi ví dụ đúng 0,25 điểm) Câu 22. (1,0 điểm) a) Nhiệt năng của 1kg Hidro khi bi đốt cháy hoàn toàn là lớn nhất. 0,25 điểm Nhiệt năng của 1kg củi khô khi bi đốt cháy hoàn toàn là nhỏ nhất. 0,25 điểm b) Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 8,8kg củi khô bằng nhiệt lượng toả ra của 2kg khí đốt. Vì đều bằng 88.000.000J (Mỗi ý in đậm được 0,25 điểm) Câu 23. (1,0 điểm) Khi chơi bắn bi, viên bi 1 chuyển động va chạm vào viên bi 2 đang đứng yên thì viên bi 2 chuyển động do nó nhận động năng từ viên bi 1 truyền qua, còn viên bi 1 dừng lại hoặc chuyển động thêm quãng đường rất ngắn rồi dừng lại vì sau khi truyền động năng cho viên bi 2 thì động năng của nó đã hết hoặc còn ít hơn so với ban đầu. (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm) Câu 24. (1,0 điểm) Giải thích vì sao khi mua đồ ăn, thức uống chúng ta phải quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng? - Khi mua đồ ăn, thức uống, chúng ta phải quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng của thực phẩm vì khi chúng có màu sắc bất thường hay quá hạn sử dụng, rất dễ chứa nấm mốc độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người khi ăn phải. (0,5 điểm) - Màu sắc thức ăn biểu thị độ tươi và sạch của thức ăn bởi vì chúng còn tươi ngon nên mới có màu sáng, còn lúc héo, hư rồi màu sắc của chúng trở nên nhạt hoặc đậm hơn do chất dinh dưỡng trong thức ăn đã bị phân giải. (0,25 điểm)
  5. - Quan tâm đến hạn sử dụng vì hạn sử dụng nói về thời lượng sử dụng thức ăn để tránh người dùng dùng phải thức ăn quá hạn -> Ngộ độc. (0,25 điểm) Câu 25. (1,0 điểm) Quan sát hình, em hãy kể tên các đại diện thuộc các nhóm động vật không xương sống và xác định đặc điểm mỗi nhóm Các nhóm động vật không xương sống và đặc điểm: - Nhóm Ruột khoang: Cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn, sống ở môi trường nước. (thủy tức, hải quì, san hô) (0,25 điểm) - Nhóm Giun: Hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi – lưng bụng, thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc trong cơ thể sinh vật. (sán dây, giun đũa, giun đốt) (0,25 điểm) - Nhóm Thân mềm: Có cơ thể mềm, không phân đốt thường có vỏ đá vôi bao bọc, xuất hiện điểm mắt. Chúng có số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước và môi trường sống. (trai sông, ốc sên, mực) (0,25 điểm) - Nhóm Chân khớp: cấu tạo cơ thể chia làm ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ quan di chuyển (chân, cánh); cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng kitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động. Số lượng loài đa dạng và phân bố khắp các dạng môi trường. (tôm sông, châu chấu, cua đồng) (0,25 điểm) Lưu ý: Học sinh giải cách khác đúng vẫn ghi điểm tối đa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2