intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh

  1. TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ KHUNG MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2022-2023 Nhóm GV: KHTN MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Ngày kiểm tra: ……./…../2023 a) Khung ma trận - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối kỳ II (hết tuần học thứ 32), - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, gồm 20 câu hỏi ở mức độ nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 6 câu, vận dụng: 2 câu. - Phần tự luận: 5,0 điểm (Nhận biết: 1,0 câu; Thông hiểu: 2 câu; Vận dụng: 1,5 câu; Vận dụng cao: 0,5 câu) MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Chủ đề Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1. Đa dạng thế giới sống 1 câu 4 câu 1 câu 4 câu 1 câu 2 câu ( 50%) 3 10 5,0 1,0đ 1,0đ 0,5đ 1,0đ 1,0đ 0,5đ 2. Lực trong đời sống 4 câu ½ câu ½ câu (30%) 1 4 2,5 1,0đ 0,5đ 1,0đ 4 câu 1 câu 2 câu 3. Năng lượng (20%) 1 6 2,5 1,0đ 1,0đ 0,5đ Số câu 1 12 2 6 3/2 2 1/2 5 20 25
  2. MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Chủ đề Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm Điểm số 1 3 1,5 1,5 1,5 0,5 1,0 2.5 2.5 10 Tổng số điểm 4,0đ 3,0đ 2,0đ 1,0đ 10đ 10đ b) Bảng đặc tả: Số ý TL/số câu Câu hỏi hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) (Số ý) (Số câu) Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống (26 tiết) 3. Đa dạng nguyên sinh vật: Nhận Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên. biết - Sự đa dạng Thông - Nhận biết được một số đối tượng nguyên sinh vật thông qua nguyên sinh vật. quan sát hình ảnh, mẫu vật (ví dụ: trùng roi, trùng đế giày, hiểu - Một số bệnh trùng biến hình, tảo silic, tảo lục đơn bào, ...). do nguyên sinh - Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật. 1 C16 vật gây nên. - Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh 1 C14 vật gây ra. Vận Thực hành quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi. dụng
  3. 4. Đa dạng nấm: - Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Nhận - Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình biết ảnh, mẫu vật (nấm đơn bào, đa bào. Một số đại diện phổ biến: - Sự đa dạng nấm đảm, nấm túi, ...). - Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm. 1 C13 nấm. - Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực - Vai trò của Thông tiễn (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc,...). hiểu nấm. - Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra. - Hiểu được những bệnh do nấm gây ra. 1 C18 - Một số bệnh Vận Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát do nấm gây ra. dụng bằng mắt thường hoặc kính lúp). Vận dụng hiểu biết phân biệt được một số loại nấm đơn bào và Vận đa bào thường gặp dụng Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số hiện cao tượng trong đời sống như kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc, ... 5. Đa dạng thực vật: Nhận - Nêu được đặc điểm về kích thước, nơi sống, cơ quan sinh 1 C15 biết sản, vị trí hạt của các ngành thực vật. - Nêu được các ngành thực vật có mạch và không có mạch. Chỉ - Sự đa dạng. ra đại diện của các nhóm, ngành phân loại. Thông - Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm 1 C24 hiểu thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín). - Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên.
  4. Vận - Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành 1 C11 dụng các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học. - Vai trò của thực vật trong thực tiễn. 6. Đa dạng động vật Nhận - Nhận biết được điểm đa dạng ở động vật. 2 C17,20 biết: - Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống. - Nhận biết, phân loại được các loài động vật thuộc các lớp/ngành có xương và không xương. Thông - Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có hiểu xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ. - Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình. - Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình. Vận - Quan sát hình ảnh các loài động vật và phân chia được thành 1 1 C23 C12 dụng các nhóm động vật theo các tiêu chí phân loại đã học. - Nêu và lấy ví dụ các vai trò của động vật với tự nhiên và cuộc sống con người. 7. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên. - Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và 1 1 C25 C19 trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi Nhận trường, …) biết - Nêu được các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả. - Nhận biết được sự đa dạng sinh học ở từng vùng. 8. Bảo vệ đa dạng sinh học
  5. Thông - Biết được vì sao phải bảo vệ sự đa dạng sinh học. hiểu 2. Chủ đề 9. Lực (15 tiết) – Lực và tác Nhận - Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo. 1 C2 dụng của lực biết - Nêu được đơn vị lực đo lực. - Nhận biết được dụng cụ đo lục là lực kế. - Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ. - Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi hướng chuyển động. - Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm biến dạng vật. Thông - Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật hiểu chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy. - Biết cách sử dụng lực kế để đo lực (ước lượng độ lớn lực tác dụng lên vật, chọn lực kế thích hợp, tiến hành đúng thao tác đo, đọc giá trị của lực trên lực kế). Vận - Biểu diễn được lực tác dụng lên 1 vật trong thực tế và chỉ ra dụng tác dụng của lực trong trường hợp đó. – Lực tiếp xúc Nhận - Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc. và lực không biết
  6. tiếp xúc - Lấy được vi dụ về lực không tiếp xúc. - Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. Thông - Chỉ ra được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. hiểu – Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc. – Ma sát Nhận - Kể tên được ba loại lực ma sát. biết - Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ. - Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát lăn. - Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát trượt. Thông - Chỉ ra được nguyên nhân gây ra lực ma sát. hiểu - Nêu được khái niệm về lực ma sát trượt (ma sát lăn, ma sát nghỉ). Cho ví dụ. - Phân biệt được lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn.
  7. Vận - Chỉ ra được tác dụng cản trở hay tác dụng thúc đẩy chuyển dụng động của lực ma sát nghỉ (trượt, lăn) trong trường hợp thực tế. - Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ. – Lực cản của Nhận - Lấy được ví dụ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển 2 C3, C4 nước biết động trong môi trường (nước hoặc không khí). Thông - Chỉ ra được chiều của lực cản tác dụng lên vật chuyển động hiểu trong môi trường. - Hiểu được khi nào vật chịu tác dụng của lực cản. - Hiểu được độ lớn của lực cản phụ thuộc diện tích của vật cản. Vận - Giải thích được khi vật chuyển động trong môi trường nào thì dụng vật chịu tác dụng của lực cản môi trường đó và phụ thuộc như cao thế nào. – Khối lượng và Nhận - Nêu được khái niệm về khối lượng. trọng lượng biết - Nêu được khái niệm lực hấp dẫn. - Nêu được khái niệm trọng lượng, nêu được phương chiều của 1 C1 trọng lực. Thông - Đọc và giải thích được số chỉ về trọng lượng, khối lượng ghi hiểu trên các nhãn hiệu của sản phẩm tên thị trường.
  8. - Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến lực hấp dẫn, trọng lực. Vận Xác định được trọng lượng của vật khi biết khối lượng của vật dụng hoặc ngược lại – Biến dạng của Nhận - Nhận biết được khi nào lực đàn hồi xuất hiện. lò xo biết - Kể tên được một số ứng dụng của vật đàn hồi. Thông - Chỉ ra được phương, chiều của lực đàn hồi khi vật chịu lực hiểu tác dụng. - Lấy được một số ví dụ về vật có khả năng đàn hồi tốt, kém. Vận - Giải thích được một số hiện tượng thực tế về: nguyên nhân 1 C21(a,b) dụng biến dạng của vật rắn; lò xo mất khả năng trở lại hình dạng ban đầu; ứng dụng của lực đàn hồi trong kĩ thuật. - Vận dụng đặc điểm về biến dạng của lò xo để giải bài tập. – Khái niệm về Nhận - Chỉ ra được một số hiện tượng trong tự nhiên hay một số ứng năng lượng biết dụng khoa học kĩ thuật thể hiện năng lượng đặc trưng cho khả – Một số dạng năng tác dụng lực. năng lượng - Kể tên được một số nhiên liệu thường dùng trong thực tế. 1 C5
  9. - Kể tên được một số loại năng lượng. 2 C6, C7 Thông - Nêu được nhiên liệu là vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra hiểu nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy. Lấy được ví dụ minh họa. - Phân biệt được các dạng năng lượng. - Chứng minh được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. Vận - Giải thích được một số vật liệu trong thực tế có khả năng giải dụng phóng năng lượng lớn, nhỏ. - So sánh và phân tích được vật có năng lượng lớn sẽ có khả năng sinh ra lực tác dụng mạnh lên vật khác. – Sự chuyển Nhận - Chỉ ra được một số ví dụ trong thực tế về sự truyền năng 1 C10 hoá năng lượng biết lượng giữa các vật. - Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Thông - Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ hiểu minh hoạ. - Giải thích được các hiện tượng trong thực tế có sự chuyển hóa năng lượng chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. Vận - Vận dụng được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng dụng để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên và ứng dụng của định luật trong khoa học kĩ thuật.
  10. - Lấy được ví dụ thực tế về ứng dụng trong kĩ thuật về sự truyền nhiệt và giải thích được. – Năng lượng Nhận - Nhận biết được năng lượng hữu ích và năng lượng hao phí. hao phí biết – Năng lượng tái tạo - Chỉ ra được một số ví dụ về sử dụng năng lượng tái tạo – Tiết kiệm thường dùng trong thực tế. năng lượng Thông - Phân biệt được năng lượng hữu ích, hao phí 1 2 C22(a,b) C8, C9 hiểu - Phân biệt được năng lượng tái tạo và không tái tạo Vận - Đề xuất biện pháp và vận dụng thực tế việc sử dụng nguồn dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
  11. PHÒNG GD & ĐT PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN KHTN 6 MÃ ĐỀ A Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn chữ cái (A, B, C, D) trước câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào giấy bài làm Câu 1. Trọng lượng là … A. độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. B. lực hút giữa các vật có khối lượng. C. tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác. D. lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Câu 2. Khi người thợ đóng đinh vào tường thì lực nào đã làm đinh cắm vào tường? A. Búa đã tác dụng một lực đẩy vào đinh khiến đinh cắm vào tường. B. Búa đã tác dụng một lực kéo vào đinh khiến đinh cắm vào tường. C. Đinh đã tác dụng một lực đẩy vào búa khiến đinh cắm vào tường. D. Đinh đã tác dụng một lực kéo vào búa khiến đinh cắm vào tường. Câu 3. Trường hợp nào sau đây không có lực cản? A. Con chim bay trên bầu trời. B. Cuốn sách nằm trên bàn. C. Thợ lặn lặn xuống biển. D. Con cá bơi dưới nước. Câu 4. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí nhỏ nhất? A. Người đạp xe giữ lưng thẳng khi đi. B. Người đạp xe cúi gập người xuống khi đi. C. Người đạp xe nghiêng người sang trái khi đi. D. Người đạp xe nghiêng người sang phải khi đi. Câu 5. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng: A. Nồi cơm điện B. Bàn là điện. C. Tivi. D. Máy bơm nước. Câu 6. Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng? A. Hơ nóng vật. B. Vật đang đứng yên. C. Chiếu sáng vật. D. Vật chuyển động. Câu 7. Dạng năng lượng nào cần thiết để đá tan thành nước? A. Động năng. B. Năng lượng âm thanh. . C. Nhiệt năng. D. Năng lượng hoá học. Câu 8. Khi máy tính hoạt động, ta thấy vỏ máy tính nóng lên. Năng lượng làm vỏ máy tính nóng lên gọi là gì? Nó là năng lượng có ích hay hao phí? A. Quang năng – có ích. B. Quang năng – hao phí. C. Nhiệt năng – hao phí. D. Nhiệt năng – có ích.
  12. Câu 9. Những nguồn năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo A. Mặt Trời, gió. B. Mặt Trời, khí tự nhiên. C. Than, xăng. D. Dầu mỏ, khí tự nhiên. Câu 10. Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào? A. Động năng chuyển hóa thành thế năng. B. Thế năng chuyển hóa thành động năng. C. Không có sự chuyển hóa nào. D. Động năng và thế năng đều tăng. Câu 11. Thực vật có vai trò gì đối với động vật? A. Cung cấp thức ăn. B. Ngăn biến đổi khí hậu. C. Giữ đất, giữ nước. D. Cung cấp thức ăn, nơi ở. Câu 12. Cho các động vật sau: (1) Chuột túi (2) Chim cánh cụt (3) Đà điểu (4) Mèo (5) Cá voi (6) Cá chép (7) Chó (8) Thú mỏ vịt Số động vật thuộc nhóm thú là A. 3. B. 5. C. 7. D. 8. Câu 13. Nấm sinh sản chủ yếu theo hình thức nào? A. Sinh sản bằng bào tử. B. Sinh sản bằng cách nảy chồi. C. Sinh sản bằng hạt. D. Sinh sản bằng cách phân đôi. Câu 14. Có các hình ảnh sau: 2. Khuyến khích ăn 3. Tuyên truyền vệ 1. Ngủ màn thực phẩm không rõ 4. Vệ sinh cá nhân sinh môi trường nguồn gốc
  13. 6. Chủ động để ruồi 7. Vệ sinh an toàn 8. Vệ sinh môi 5. Diệt ruồi, muỗi muỗi phát triển tốt thực phẩm trường Số hình ảnh thể hiện biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây nên là A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 15. Thực vật được chia thành các ngành nào? A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín. B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín. C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm. D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết. Câu 16. Động vật nguyên sinh nào dưới đây có lối sống tự dưỡng? A. Trùng giày. B. Trùng sốt rét. C. Trùng biến hình. D. Trùng roi xanh. Câu 17. Đặc điểm nào không đúng khi nói về lớp cá? A. Thích nghi với môi trường nước. B. Di chuyển bằng vây. C. Hình dạng khác nhau, phổ biến hình thoi. D. Hô hấp bằng phổi. Câu 18. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? A. Gây bệnh nấm da ở động vật. B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng. C. Gây bệnh viêm gan B ở người. D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người. Câu 19. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất? A. Hoang mạc. B. Rừng ôn đới. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đài nguyên. Câu 20. Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở A. số lượng loài và môi trường sống. B. môi trường sống và hình thức dinh dưỡng. C. cấu tạo cơ thể và số lượng loài.. D. hình thức dinh dưỡng và vận chuyển. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21. (1,5 điểm) Một lò xo có chiều dài ban đầu là 10,5 cm. Khi treo quả cân 100g thì độ dài của lò xo là 11cm. a/ Tính độ biến dạng của lò xo trong trường hợp trên. b/ Nếu treo quả cân 500g thì chiều dài của lò xo lúc này là bao nhiêu? Câu 22. (1,0 điểm) a/ Vì sao ta phải tiết kiệm năng lượng? b/ Em hãy nêu các biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng? Câu 23. (1,0 điểm) Nêu vai trò của động vật đối với tự nhiên và con người. Câu 24. (0,5 điểm) Em dựa vào đặc điểm nào để phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín. Câu 25. (1,0 điểm) Trình bày các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học. Suy giảm đa dạng sinh học gây nên hậu quả gì? _ HẾT_
  14. PHÒNG GD & ĐT PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN KHTN 6 MÃ ĐỀ B Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn chữ cái (A, B, C, D) trước câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào giấy bài làm Câu 1. Trọng lực có phương và chiều như thế nào? A. Phương nằm ngang, chiều từ Tây sang Đông. B. Phương nằm ngang, chiều từ Đông sang Tây. C. Phương thẳng đứng, chiều hướng về tâm Trái Đất. D. Phương thẳng đứng, chiều hướng ra xa Trái Đất. Câu 2. Một quả bóng nằm yên, sau đó được tác dụng một lực đẩy vào quả bóng. Khẳng định nào sau đây đúng? A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động. B. Quả bóng chỉ bị biến đối hình dạng. C. Quả bóng vừa bị biến đối hình dạng, vừa bị biến đối chuyển động. D. Quả bóng không bị biến đổi. Câu 3. Trường hợp nào sau đây không có lực cản? A. Bạn Nam đang chạy thể dục. B. Cây bút nằm trên bàn. C. Bạn Lan đi xe đạp đến trường. D. Con cá bơi dưới nước. Câu 4. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí nhỏ nhất? A. Người đạp xe giữ lưng thẳng khi đi. B. Người đạp xe cúi gập người xuống khi đi. C. Người đạp xe nghiêng người sang trái khi đi. D. Người đạp xe nghiêng người sang phải khi đi. Câu 5. Vật liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu? A. Nước. B. Dầu . C. Than. D. Xăng . Câu 6. Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có thế năng hấp dẫn? A. Vật ở một độ cao so với mặt đất. B. Làm lạnh vật.
  15. C. Chiếu sáng vật. D. Vật đang nằm yên trên mặt đất Câu 7. Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa: A. Cơ năng thành nhiệt năng. B. Nhiệt năng thành quang năng. C. Điện năng thành hóa năng. D. Điện năng thành cơ năng. Câu 8. Khi điện thoại hoạt động, ta thấy nó nóng lên. Năng lượng làm vỏ điện thoại nóng lên gọi là gì? Nó là năng lượng có ích hay hao phí? A. Quang năng – có ích. B. Quang năng – hao phí. C. Nhiệt năng – có ích. D. Nhiệt năng – hao phí. Câu 9. Những nguồn năng lượng nào sau đây là năng lượng không tái tạo: A. Dầu mỏ, than. B. Mặt Trời, khí tự nhiên. C. Than đá, gió. D. Nước, dầu mỏ Câu 10. Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào? A. Động năng chuyển hóa thành thế năng. B. Thế năng chuyển hóa thành động năng. C. Không có sự chuyển hóa nào. D. Động năng và thế năng đều tăng. Câu 11. Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở A. cấu tạo cơ thể và số lượng loài. B. môi trường sống và hình thức dinh dưỡng. C. số lượng loài và môi trường sống. D. hình thức dinh dưỡng và vận chuyển. Câu 12. Cho các động vật sau: (1) Chuột túi (2) Chim cánh cụt (3) Đà điểu (4) Mèo (5) Cá voi (6) Cá chép (7) Chó (8) Thú mỏ vịt Số động vật thuộc nhóm thú là A. 3. B. 5. C. 7. D. 8. Câu 13. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? A. Gây bệnh nấm da ở động vật. B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng. C. Gây bệnh viêm gan B ở người. D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người. Câu 14. Đặc điểm nào không đúng khi nói về lớp cá? A. Thích nghi với môi trường nước. B. Di chuyển bằng vây. C. Hình dạng khác nhau, phổ biến hình thoi. D. Hô hấp bằng phổi. Câu 15. Nấm sinh sản chủ yếu theo hình thức nào? A. Sinh sản bằng bào tử. B. Sinh sản bằng cách nảy chồi.
  16. C. Sinh sản bằng cách phân đôi. D. Sinh sản bằng hạt. Câu 16. Động vật nguyên sinh nào dưới đây có lối sống tự dưỡng? A. Trùng giày. B. Trùng sốt rét. C. Trùng biến hình. D. Trùng roi xanh. Câu 17. Có các hình ảnh sau: 2. Khuyến khích ăn 3. Tuyên truyền vệ 1. Ngủ màn thực phẩm không rõ 4. Vệ sinh cá nhân sinh môi trường nguồn gốc 6. Chủ động để ruồi 7. Vệ sinh an toàn 8. Vệ sinh môi 5. Diệt ruồi, muỗi muỗi phát triển tốt thực phẩm trường Số hình ảnh thể hiện biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây nên là A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 18. Thực vật được chia thành các ngành nào? A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín. B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín. C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm. D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết. Câu 19. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất? A. Hoang mạc. B. Rừng ôn đới. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đài nguyên. Câu 20. Thực vật có vai trò gì đối với động vật? A. Cung cấp thức ăn. B. Ngăn biến đổi khí hậu. C. Giữ đất, giữ nước. D. Cung cấp thức ăn, nơi ở. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21. (1,5 điểm) Một lò xo có chiều dài ban đầu là 10,5 cm. Khi một quả cân 100g thì độ dài của lò xo là 11cm. a/ Tính độ biến dạng của lò xo trong trường hợp trên. b/ Nếu treo quả cân 300g thì chiều dài của lò xo lúc này là bao nhiêu? Câu 22. (1,0 điểm) a/ Vì sao ta phải tiết kiệm năng lượng? b/ Em hãy nêu các biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng? Câu 23. (1,0 điểm) Nêu vai trò của động vật đối với tự nhiên và con người. Câu 24. (0,5 điểm) Em dựa vào đặc điểm nào để phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín.
  17. Câu 25. (1,0 điểm) Trình bày các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học. Suy giảm đa dạng sinh học gây nên hậu quả gì? _ HẾT_ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 6 MÃ ĐỀ A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A A B B D D C C A B D B A C B D D C C A đề A II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21. (1,5 điểm) a/ Độ biến dạng của lò xo khi treo quả nặng 100g là: l1  11  10,5  0,5(cm) ……………0,5đ b/ + Vì m2 = 5.m1 nên l2  5.l1 .Vậy độ biến dạng của lò xo khi treo quả nặng 500g là: l2 = 5.0,5 =2,5 (cm)…………………..0, 5đ + Chiều dài của lò xo khi treo quả nặng 500g là: l2  l0  l2  10,5  2,5  13(cm) ……………..0, 5đ Câu 22. (1,0 điểm) a/ 0,5đ Ta phải tiết kiệm năng lượng vì tiết kiệm năng lượng giúp: + Tiết kiệm chi phí. + Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo. + Góp phần làm giảm lượng chất thải và ô nhiễm môi trường. b/ 0,5đ Để tiết kiệm năng lượng, em cần phải: + Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. + Hạn chế sử dụng các thiết bị điện trong giờ cao điểm….. Câu 23. (1,0 điểm) - Đối với tự nhiên: Động vật góp phần cân bằng số lượng các loài trong hệ sinh thái; một số động vật giúp cải tạo đất ( giun, dế, bọ hung,…), thụ phấn cho cây (ong bướm), phát tán quả và hạt (chim, sóc, khỉ). 0,5 đ - Đối với con người: + Cung cấp thức ăn (gà, vịt, trâu, bò, sò, cá,…). 0,25 đ + Làm thuốc (mật ong, nhung hươu, mỡ trăn,…). 0,25 đ
  18. + Làm đồ mỹ nghệ( ngà voi, ngọc trai, vỏ ốc). + Giải trí ( chim cảnh, cá cảnh,…); An ninh ( chó nghiệp vụ). 0,25 đ + Phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học, thử nghiệm thuốc (chuột bạch, khỉ,…). + Tiêu diệt sinh vật gây hại( ong mắt đỏ, mèo,…). 0,25 đ Câu 24. (0,5 điểm) Đặc điểm giúp phân biệt Hạt trần và Hạt kín là dựa vào vị trí của hạt: + Cây Hạt trần có hạt nằm lộ trên noãn, chưa có hoa và quả. 0,25 đ + Cây Hạt kín có cơ quan sinh sản là hoa và quả có chứa hạt. 0,25 đ Câu 25. (1,0 điểm) - Nguyên nhân tự nhiên: Cháy rừng, núi lửa phun trào, lũ lụt hạn hán. 0,25 đ - Do con người: Chặt phá rừng, đốt rừng, sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, săn bắt và buôn bán động vật quý hiếm, gây ô nhiễm môi trường,đô thị hóa, … 0,25 đ - Hậu quả: Đa dạng sinh học bị suy giảm dẫn đến nguồn lương thực, thực phẩm, nguyên liệu bị khan hiếm; Môi trường và khí hậu bị biến đổi, thiên tai xảy ra nhiều hơn,…. 0,5 đ MÃ ĐỀ B I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C C B B A A D D A B A B C D A D C B C D đề B II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21. (1,5 điểm) a/ Độ biến dạng của lò xo khi treo quả nặng 100g là: l1  11  10,5  0,5(cm) ……………..0,5đ b/ Vì m2 = 3.m1 nên l2  3.l1 .Vậy độ biến dạng của lò xo khi treo quả nặng 300g là: l2 = 3.0,5 = 1,5 (cm)………………..0,5đ Chiều dài của lò xo khi treo quả nặng 300g là: l2  l0  l2  10,5  1,5  12(cm) …………..0,5đ Câu 22. (1,0 điểm) a/ 0,5đ Ta phải tiết kiệm năng lượng vì tiết kiệm năng lượng giúp: + Tiết kiệm chi phí. + Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo. + Góp phần làm giảm lượng chất thải và ô nhiễm môi trường. b/ 0,5đ Để tiết kiệm năng lượng, em cần phải: + Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
  19. + Hạn chế sử dụng các thiết bị điện trong giờ cao điểm….. Câu 23. (1,0 điểm) - Đối với tự nhiên: Động vật góp phần cân bằng số lượng các loài trong hệ sinh thái; một số động vật giúp cải tạo đất ( giun, dế, bọ hung,…), thụ phấn cho cây (ong bướm), phát tán quả và hạt (chim, sóc, khỉ). 0,5 đ - Đối với con người: + Cung cấp thức ăn (gà, vịt, trâu, bò, sò, cá,…). 0,25 đ + Làm thuốc (mật ong, nhung hươu, mỡ trăn,…). 0,25 đ + Làm đồ mỹ nghệ( ngà voi, ngọc trai, vỏ ốc). + Giải trí ( chim cảnh, cá cảnh,…); An ninh ( chó nghiệp vụ). 0,25 đ + Phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học, thử nghiệm thuốc (chuột bạch, khỉ,…). + Tiêu diệt sinh vật gây hại( ong mắt đỏ, mèo,…). 0,25 đ Câu24. (0,5 điểm) Đặc điểm giúp phân biệt Hạt trần và Hạt kín là dựa vào vị trí của hạt: + Cây Hạt trần có hạt nằm lộ trên noãn, chưa có hoa và quả. 0,25 đ + Cây Hạt kín có cơ quan sinh sản là hoa và quả có chứa hạt. 0,25 đ Người duyệt đề Người ra đề Nguyễn Văn Đông Nguyễn Văn Trực Trần Thị Thùy Trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2