intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ

  1. PHÒNG GD & ĐT TP. TAM KỲ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – NH: 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN:KHTN – LỚP : 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ I/ TRẮC NGHIỆM(4,0đ): Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu từ 1-16 dưới đây và ghi vào phần bài làm. Câu 1. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch? A. Hỗn hợp nước và muối ăn. B. Hỗn hợp nước và đường. C. Hỗn hợp bột mì và nước. D. Hỗn hợp nước và rượu. Câu 2. Phương pháp nào dưới đây được dùng để làm sạch nước có lẫn cát? A. Chiết. B. Lắng. C. Cô cạn. D. Lọc. Câu 3. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào A. thể của chất. B. mùi vị của chất. C. màu sắc của chất. D. số chất tạo nên. Câu 4. Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là A. chất tinh khiết. B. dung dịch. C. nhũ tương. D. huyền phù. Câu 6. Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên? A. Trùng Entamoeba. B. Trùng giày. C. Trùng Plasmodium. D. Trùng roi. Câu 7. Loại nấm nào sau đây gây bệnh cho người? A. Nấm đùi gà. B. Nấm kim châm. C. Đông trùng hạ thảo. D. Nấm móng. Câu 8. Loài động vật nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh? A. Ruồi, chim bồ câu, ếch. B. Rắn, cá heo, hổ. C. Ruồi, muỗi, chuột. D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi. Câu 9. Độ lớn lực hút của Trái đất tác dụng vào vật gọi là A. khối lượng của vật. B. lực hấp dẫn. C. trọng lượng của vật. D. trọng lực. Câu 10. Đơn vị đo trọng lượng là A. kilôgam (kg). B. Niutơn (N). C. mét (m). D. gam (g) Câu 11. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật A. đứng yên trên bề mặt một vật khác B. chịu tác dụng của lực đẩy nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác. C. trượt trên bề mặt của vật khác. D. lăn trên bề mặt của vật khác
  2. Câu 12. Lực xuất hiện khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của vật khác là A. lực ma sát nghỉ. B. lực ma sát trượt. C. lực ma sát lăn. D. lực đẩy. Câu 13. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi A. chiếc ô tô đang đứng yên ở mặt đường dốc nghiêng. B. quả bóng lăn trên sân bóng. C. vận động viên đang trượt trên tuyết. D. xe đạp đang đi trên đường. Câu 14. Động năng của vật là A. năng lượng do vật có độ cao. B. năng lượng do vật bị biến dạng. C. năng lượng do vật có nhiệt độ cao. D. năng lượng do vật chuyển động. Câu 15. Dạng năng lượng tỏa ra từ bếp lửa là A. nhiệt năng. B. hóa năng. C. động năng. D. cơ năng. Câu 16. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo? A. Năng lượng khí đốt. B. Năng lượng gió. C. Năng lượng thủy triều. D. Năng lượng Mặt Trời. I/ TỰ LUẬN (6,0đ): Bài 1.(2,0đ) Phân biệt các ngành thực vật (Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín) về đại diện, đặc điểm cơ quan sinh sản và hình thức sinh sản ? Bài 2.(1,0đ) Gỏi cá, nem chua, tiết canh,… là những món ăn tái, sống. Khi ăn các loại thực phẩm tái, sống không đảm bảo vệ sinh có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Em hãy cho biết: a/ Các bệnh có thể mắc khi ăn các loại thức ăn tái, sống, không đảm bảo vệ sinh. b/ Tác nhân gây bệnh và hậu quả. Bài 3.(1,0đ) a/ Tại sao cần tiết kiệm năng lượng? b/ Những ngày qua, các tỉnh Nam Bộ đã xảy ra nắng nóng kéo dài, tại một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn, nhiều hộ dân đã thiếu nước sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Tiết kiệm nước là hành động thiết thực nên thực hiện mỗi ngày để tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá của thiên nhiên. Là học sinh, em hãy nên hai việc làm cụ thể để góp phần tiết kiệm năng lượng nước khi sử dụng nước ở gia đình của em. Bài 4.(1,0đ) a/ Vì sao Mặt Trời mọc ở hướng Đông buổi sáng và lặn ở hướng Tây buổi chiều? b/ Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp? Bài 5.(1,0đ) Một quả bóng cao su được ném từ độ cao h xuống nền đất cứng, khi chạm đất quả bóng nảy lên. Sau mỗi lần nảy lên, độ cao của quả bóng giảm dần. Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không nảy lên đến vị trí h ban đầu? ………………….… HẾT…………………….
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN KHTN 6 ĐỀ 1 I/ TRẮC NGHIỆM: (4,0đ) Mỗi câu đúng 0,25đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 C D D C A A D C C B B B A D A A II/ TỰ LUẬN: (6,0đ) Bài Nội dung Điểm 1(2,0đ Rêu Dương Xỉ Hạt Trần Hạt Kín ) Đại diện Rêu Dương xỉ, Thông, vạn Bưởi, cam 2,0đ cỏ bợ, bèo tuế.. chanh… ong.. Cơ quá Túi bào Túi Bào tử Nón Hoa và quả sinh sản tử Hình thức Bào tử Bào tử Hạt Hạt sinh sản - Đại diện: 0,5đ; Cơ quan sinh sản: 0,75đ; Hình thức sinh sản: 0,75đ Sai 1 ý trừ 0,1đ a/ Ăn đồ ăn tái, sống dễ dẫn đến các bệnh do: giun, sán 0,25đ b/Tác nhân gây bệnh và hậu quả: Bệnh Tác nhân Hậu quả 1(1,0đ ) 0,75đ Sán dây, sán lá gan, Khiến người bệnh xanh xao, thiếu Bệnh sán sán bã trầu… dinh dưỡng, viêm não,… Khiến người bệnh xanh xao, thiếu Giun đũa, giun móc, Bệnh giun dinh dưỡng, có thể bị tắc ruột, tắc ống giun kim… mật,…
  4. a/ Tiết kiệm năng lượng giúp: 3(1,0đ - Tiết kiệm chi phí. ) - Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo. 0,5đ - Góp phần giảm lượng chất thải và giảm ô nhiễm môi trường. Nếu học sinh ghi đáp án khác đúng vẫn cho điểm tối đa (đủ 3 ý), nếu đúng 1-2 ý thì được 0,25đ b/ Hs nêu đúng 2 việc làm cụ thể, mỗi việc làm 0,25đ 0,5đ 4(1,0đ a/ Do Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông. 0,5đ ) b/ Do Trái Đất lúc nào cũng quay quanh trục của nó nên khi quay chỉ có nửa phần Trái Đất hướng về Mặt Trời nhận được ánh sáng Mặt Trời,nửa còn lại 0,5đ không nhận được ánh sáng Mặt Trời.Chúng xen kẽ nhau tạo ra ngày và đêm liên tiếp. 5(1,0đ Trong quá trình rơi, quả bóng va chạm với không khí và với mặt đất 0,25 ) nên một phần năng lượng của quả bóng chuyển hóa thành năng 0,5 lượng nhiệt tỏa nhiệt ra môi trường nên quả bóng không thể lên tới độ cao như cũ. 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2