intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân, Tiên Phước” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân, Tiên Phước

  1. Trường THCS KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2023 – 2024 Nguyễn Viết Xuân MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 7 Họ và tên: ………………… …..………..Lớp 7/.. Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ: I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm) Em hãy khoanh vào ý trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau đây: Câu 1. Nam châm có dụng gì? A. Xác định phương hướng. B. Hút các vật liệu từ. C. Đẩy hoặc hút các nam châm khác. D. Cả A, B, C. Câu 2. Khi ta sử dụng la bàn để xác định phương hướng thì kim la bàn không chỉ đúng hướng Bắc- Nam vì: A. kim la bàn đã cũ. B. kim la bàn còn chịu tác dụng của từ trường khác. C. kim la bàn để ngoài nắng. D. trục của la bàn và trục của trái đất không trùng nhau Câu 3. Ta có thể giảm từ trường của nam châm điện bằng cách nào hiệu quả nhất? A. Giảm độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây. B. Tăng độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây. C. Tăng độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây. D. Giảm độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây. Câu 4. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với thanh thép khi đặt nó trong long một cuộn dây có dòng điện chạy qua: A. Thanh thép bị nóng lên. B. Thanh thép phát sáng. C. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây. D. Thanh thép trở thành một nam châm. Câu 5. Nhà khoa học nổi tiếng người Nga đã có công trong việc xây dựng bảng tuần hoàn sử dụng đến ngày nay là: A. D. I. Mendeleev. B. Ernest Rutherford. C. Niels Bohr. D. John Dalton. Câu 6. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm
  2. A. IA B. IIA C. VIIA. D. VIIIA. Câu 7. Khi hình thành phân tử MgO, nguyên tử O A. nhường 2 electron. B. nhận 2 electron. C. nhường 1 electron. D. nhận 1 electron.. Câu 8. Liên kết cộng hóa trị khác liên kết ion A. góp chung proton để tạo liên kết. B. chuyển neutron từ nguyên tử này sang nguyên tử kia. C. góp chung electron để tạo liên kết D. chuyển proton từ nguyên tử này sang nguyên tử kia Câu 9. Tập tính bẩm sinh là những tập tính A. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó. B. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. C. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó. D. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Câu 10. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản: A. Cần 2 cá thể. B. Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái C. Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái. D. Chỉ cần giao tử cái. Câu 11. Sinh trưởng ở sinh vật là gì? A. Sinh trưởng là sự tăng lên về số lượng cá thể B. Sinh trưởng là sự phát triển thành của một cá thể C. Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước cơ thể D. Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về khối lượng kích thước tế bào Câu 12. Phát triển ở sinh vật bao gồm: A. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể B. sinh sản, phân hóa tế tào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể C. sinh trưởng, hoạt động của mô phân sinh, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể D. sinh trưởng, sinh sản, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể Câu 13. Con đường vận chuyển các chất trong vòng tuần hoàn nhỏ ở người là: A. Tim → Động mạch phổi → Tĩnh mạch phổi → Tim B. Tim → Tĩnh mạch phổi →Động mạch phổi →Tim.
  3. C. Tim → Động mạch chủ → Mao mạch các cơ quan → Tim. D. Tim → Mao mạch các cơ quan → Động mạch chủ → Tim. Câu 14. Tắm nắng vào lúc sáng sớm hay chiều tối ( ánh sáng yếu) có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò A. chuyển hóa photpho để hình thành xương B. hấp thụ Ca để hình thành xương C. cung cấp vitamin D tham gia cấu tạo xương D. oxi hóa để hình thành xương Câu 15. Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính A. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. B. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. C. giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. D. giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Câu 16. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm các giai đoạn: A. Hình thành trứng và tinh trùng B. Hình thành giao tử, thụ phấn, phát triển phôi C. Hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi thành cơ thể mới D. Hình thành trứng và phát triển phôi II. Tự luận: (6,0 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) Làm thế nào để thay đổi cực từ của nam châm điện? Để thay đổi cực từ của nam châm điện ta thay đổi chiều của dòng điện chạy vào ống dây dẫn. Câu 2 (1 điểm) Có hai thanh nam châm, thanh thứ nhất được sơn màu, một nửa màu xanh ghi chữ s, một nữa màu đỏ ghi chữ n. thanh thứ hai không đánh dấu 2 cực làm thế nào để đánh dấu hai cực cho thanh này ? Câu 3. (0,5 điểm) Liên kết ion là gì? Câu 4. (1 điểm) Tính khối lượng phân tử của các chất sau: - Khí Nitrogen gồm 2N - Khí Clorine gồm 2Cl - Potassium oxide gồm 2K, 1O - Calcium oxide gồm 1Ca, 1O. Câu 5. (1,0 điểm) Thế nào là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Lấy ví dụ về hoa đơn tính và hoa lưỡng tính?
  4. Câu 6. (1,0 điểm) Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của sinh vật? Câu 7. (1,0 điểm) Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích hai ứng dụng của con người dựa vào hiện tượng cảm ứng của sinh vật ? ( Cho K= 39, Cl = 35,5, O =16, Ca = 40, N= 14)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2