intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thị trấn Cái Nhum (Đề tham khảo)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thị trấn Cái Nhum (Đề tham khảo)” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thị trấn Cái Nhum (Đề tham khảo)

  1. UBND HUYỆN MANG THÍT KIỂM TRA CUỐI KỲ II- NĂM HỌC 2024- 2025 TRƯỜNG THCS TT CÁI NHUM MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN- LỚP 7 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ THAM KHẢO A. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: Câu 1. Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình hình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường? A. Oxygen. B. Carbon dioxide. C. Chất dinh dưỡng. D. Vitamin. Câu 2. Nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình quang hợp của cây xanh là bao nhiêu ? A. 10-15 0C B. 20-30 0C C. 30- 35 0C D. 25-40 0C Câu 3. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nước đóng vai trò A. là dung môi hoà tan khí carbon dioxide. B. là nguyên liệu cho quang hợp. C. làm tăng tốc độ quá trình quang hợp. D. làm giảm tốc độ quá trình quang hợp. Câu 4. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào khí khổng sẽ mở? A. Nồng độ axit abxitric trong tế bào khí khổng tăng lên + B. Nồng độ K cao làm tăng thế nước của tế bào khí khổng 2 C. CO trong các khoảng trống trong lá giảm + D. Ion K khuếch tán thụ động ra khỏi tế bào khí khổng Câu 5. Khi xét về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng? A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra. B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu. C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh. D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh. Câu 6. Quan sát hình 28.1, cấu trúc phân tử nước gồm
  2. A. Mỗi phân tử nước đều gồm nguyên tử oxygen liên kết với nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị. B. Mỗi phân tử nước đều gồm một nguyên tố oxygen liên kết với hai nguyên tố hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị. C. Mỗi phân tử nước đều gồm một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị. D. Mỗi phân tử nước đều gồm một nguyên tử oxygen liên kết với hai phân tử hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị. Câu 7. Dựa vào hình xác định con đường vận chuyển các chất trong ống tiêu hóa của người: A. Miệng  thực quản  dạ dày  ruột già  ruột non hậu môn. B. Miệng  thực quản  ruột già  dạ dày  ruột non hậu môn. C. Miệng  thực quản  dạ dày  ruột non  ruột già hậu môn. D. Miệng  thực quản  ruột non  dạ dày  ruột già  hậu môn. Câu 8. Dựa vào sơ đồ hình 29.1, mô tả con đường con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ
  3. A. Lông hút → Biểu bì → Mạch gỗ ở rễ → Mạch gỗ ở thân → Thịt vỏ → Mạch gỗ ở lá. B. Lông hút → Biểu bì →Thịt vỏ → Mạch gỗ ở rễ → Mạch gỗ ở thân → Mạch gỗ ở lá. C. Lông hút → Mạch gỗ ở rễ → Mạch gỗ ở thân → Biểu bì → Thịt vỏ → Mạch gỗ ở lá. D. Lông hút → Mạch gỗ ở rễ → Mạch gỗ ở thân → Mạch gỗ ở lá → Biểu bì → Thịt vỏ. Câu 9. Sinh trưởng ở sinh vật là gì? A. Là sự tăng về khối lượng của tế bào. B. Là sự tăng về kích thước của tế bào. C. Là sự tăng về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về kích thước và khối lượng của tế bào. D. Là sự tăng về số lượng tế bào. Phát triển ở sinh vật là gì? Câu 10. A. Gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào. B. Gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể. C. Gồm sinh trưởng và phát sinh hình thái tế bào. D. Gồm phân hóa tế bào và phát sinh hình thái tế bào. Câu 11. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật: A. nhiệt độ, độ ẩm, gió, thức ăn. B. nhiệt độ, ánh sáng, mưa. C. nhiệt độ, thức ăn, đất. D. nhiệt độ, mưa, rừng. Những nhân tố sinh thái khi tác động đến sinh vật sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển Câu 12. của sinh vật: A. nhiệt độ, ánh sáng, nước. B. Nhiệt độ, nước, dinh dưỡng. C. Nhiệt độ, nước, ánh sáng, dinh dưỡng. D. Nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn. Câu 13. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển nào trong chăn nuôi? A.Điều khiển nhân tố môi trường. B.Sử dụng hoocmon. C.Tận dụng dùng nhiệt độ, ánh sáng. D. Điều khiển các yếu tố môi trường, xây dựng các mô hình khép kín, lai tạo giống.
  4. Câu 14. Dựa vào tranh, tìm bộ phận nào chỉ có ở hoa lưỡng tính. A. hoa có đài, tràng và nhuỵ hoa. B. hoa có đài, tràng và nhị hoa. C. hoa có nhị và nhuỵ hoa. D. hoa có đài và tràng hoa. Câu 15. Yếu tố ảnh hưởng đến điều hòa ở sinh sản: A. hoocmon. B. môi trường. C. thức ăn. D. nhiệt độ. Câu 16. Sinh sản hữu tính ở thực vật là sự kết hợp: A. có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới B. ngẫu nhiên hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới C. có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử được tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới D. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cây mới B. TỰ LUẬN: 6,00 điểm Câu 1. (1,00 điểm): a/ Mô tả cấu tạo của la bàn? b/ Vẽ hình và xác định chiều đường sức từ của 1 thanh nam châm thẳng.. Câu 2. ( 1,00 điểm) a/ Hãy trình bày vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. b/ Để bảo quản nhiều loại rau, củ, quả được lâu, chúng ta không nên rửa chúng trước khi cho vào tủ lạnh. Hãy giải thích tại sao? Câu 3. ( 1,50 điểm) a/ Nước có những vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? b/ Hãy trình bày con đường trao đổi nước ở người. c/ Tại sao thức ăn bị ô nhiễm lại gây nguy hiểm cho cơ thể con người? Câu 4. ( 1,00 điểm) a/ Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng? b/ Hãy trình bày thí nghiệm chứng minh thực vật có tính hướng nước. Câu 5. ( 1,00 điểm)
  5. a/ Khi nuôi tằm, người ta thường để tằm trong chỗ tối và kín gió. Em hãy giải thích lí do vì sao b/ Bạn A cho rằng giao đoạn trứng bướm sẽ ảnh hưởng đến cây trồng; bạn B cho rằng giai đoạn sâu sẽ phá hoại mùa màng. Theo em bạn nào đúng? Vì sao? Chứng minh mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường khi em tham gia một Câu 6. ( 0,50 điểm) cuộc chạy đua. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 A. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
  6. ĐA B C B B C C C B Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐA C B A C D C A B B. TỰ LUẬN : 6 điểm Câu Đáp án Điểm Câu 1. ( 1,00 điểm) a/ Mô tả cấu tạo của la bàn. (0,50 điểm) Cấu tạo : + Một vỏ hộp có mặt kính bảo vệ + Một kim nam châm có thể quay tự do trên 1 trục cố định 0,25 điểm + Một mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm 0,25 điểm b/ Vẽ hình. (0,50 điểm) 0,50 điểm Câu 2. ( 1,00 điểm) a/ Hãy trình bày vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. ( 0,50 điểm ) - Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể 0,25 điểm - Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. 0,25 điểm b/ Để bảo quản nhiều loại rau, củ, quả được lâu, chúng ta không nên rửa chúng trước khi cho vào tủ lạnh sẽ: ( 0,50 điểm ) 0,25 điểm + Làm tăng độ ẩm dẫn đến kích thích quá trình hô hấp làm chúng bị hư hỏng nhanh hơn. 0,25 điểm + Độ ẩm tăng sẽ kích thích sự phát triển của nấm mốc gây hại. Câu 3. ( 1,50 điểm) a/ Nước có những vai trò gì đối với cơ thể sinh vật?( 0,5 điểm ) - Vận chuyển các chất trong cơ thể sinh vật 0,25 điểm - Tạo môi trường liên kết các thành phần khác nhau trong cơ thể 0,25 điểm - Điều hòa thân nhiệt -Môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, hòa tan nhiều chất cần thiết.
  7. b/ Hãy trình bày con đường trao đổi nước ở người. (0,50 điểm) 0,5 điểm Nước từ thức ăn, nước uống → Ống tiêu hoá → Hấp thụ vào máu → Các tế bào và cơ quan → Bài tiết ra khỏi cơ thể c/ Tại sao thức ăn bị ô nhiễm lại gây nguy hiểm cho cơ thể con người? 0,5 điểm Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích luỹ dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Câu 4. ( 1,00 điểm) a/ Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng? (0,50 điểm) Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật giúp chúng bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở 0,5 điểm và nơi sinh sản. b/ Trình bày thí nghiệm chứng minh thực vật có tính hướng nước. (0,50 điểm) Bước 1. Trải một lớp giấy ăn vào trong khay. Cho mùn cưa vào dải đều. 0,25 điểm Bước 2. Cho một số hạt đậu đang nảy mầm vào một phía của khay và tưới ẩm ở phía đối diện. Bước 3: Treo khay nghiêng một góc 45 0 , sao cho phía các hạt đậu đang nảy mầm ở phía trên khay. 0,25 điểm Bước 4: Theo dõi và ghi chép lại hiện tượng thay đổi tư thế phát triển của cây trong 1 tuần. Câu 5. ( 1,00 điểm) a/ / Khi nuôi tằm, người ta thường để tằm trong chỗ tối và kín gió vì: Tằm là côn trùng máu lạnh, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi 0,50 điểm trường, nên cần môi trường có nhiệt độ ổn định, kín gió để nuôi dưỡng. b/ Bạn A cho rằng giao đoạn trứng bướm sẽ ảnh hưởng đến cây trồng; bạn B cho rằng giai đoạn sâu sẽ phá hoại mùa màng. Theo em bạn nào đúng? Vì sao? Bạn B đúng. Vì bướm cái đẻ trứng, trứng nở thành sâu. Sâu càng lớn càng ăn 0,50 điểm nhiều rau, gây thiệt hại lớn nhất. Chứng minh mối Câu 6. quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường khi em tham gia một cuộc chạy đua. ( 0,50 điểm)
  8. - Khi chạy, cơ thể lấy oxygen từ môi trường.Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất 0,25 điểm cả các hệ cơ quan, giúp vận chuyển oxygen đến từng tế bào trong cơ thể 0,25 điểm để thực hiện quá trình trao đổi chất mạnh, sản sinh năng lượng cho phép chúng ta chạy. - Đồng thời thải ra môi trường khí carbon dioxide và mồ hôi qua da để làm mát, hạ nhiệt cho cơ thể. 0,25 điểm -----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1