intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 THÀNH PHỐ HỘI AN MÔN: KHTN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: …/5/2024 (Đề có 02 trang) Họ và tên học sinh..............................................Lớp......................SBD..................Phòng thi.............. A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy làm bài: Ví dụ: 1 - A, 2 - B, … Câu 1. Dòng điện là A. dòng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn. B. dòng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn. C. dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. D. dòng các nguyên tử chuyển động có hướng. Câu 2. Vật liệu nào sau đây là chất dẫn điện? A. Gỗ. B. Thủy tinh. C. Nhựa. D. Kim loại. Câu 3. Khi nhiệt độ của vật tăng lên thì A. động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng. B. động năng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm. C. nội năng của vật giảm. D. thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng. Câu 4. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng là A. dẫn nhiệt. B. đối lưu. C. bức xạ nhiệt. D. đối lưu và bức xạ nhiệt. Câu 5. Nhiệt năng của một vật là A. hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 6. Nội năng của một vật là A. một dạng năng lượng dự trữ bên trong của vật. B. tổng động năng và thế năng của vật. C. nhiệt năng mà vật nhận trong sự truyền nhiệt. D. tổng động năng và thế năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật. Câu 7. Chất nào sau đây là oxide base? A. SO2. B. Fe2O3. C. KOH. D. CO2. Câu 8. Đâu là ứng dụng của sulfuric acid? A. Sản xuất nhôm. B. Chế biến thực phẩm. C. Sản xuất chất tẩy rửa. D. Xử lí pH nước bể bơi. Câu 9. Trong số các base dưới đây, đâu là base kiềm? A. Fe(OH)3. B. Cu(OH)2. C. Mg(OH)2. D. NaOH. Câu 10. Trong giấm ăn có chứa acetic acid với nồng độ từ A. 2 – 5%. B. 5 – 8%. C. 0,2 – 0,5%. D. 0,5 – 2%. Câu 11. Diphosphorus pentoxide là tên của hợp chất có công thức hoá học nào sau đây? A. P2O5. B. N2O5. C. P2O3. D. Al2O3. Trang 1 /2
  2. Câu 12. Điền vào chỗ trống: “Muối là hợp chất, được tạo thành từ sự thay thế …(1)… của acid bằng …(2)… hoặc ion ammonium”. A. (1) ion H+, (2) ion OH−. B. (1) ion kim loại, (2) ion H+. C. (1) ion H+, (2) ion kim loại. D. (1) ion OH−, (2) ion kim loại. Câu 13. Những bệnh nào sau đây là bệnh lây truyền qua đường sinh dục? A. Bệnh giang mai, bệnh lậu, hội chứng AIDS. B. Bệnh giang mai, bệnh lậu, bệnh lao. C. Bệnh giang mai, bệnh sùi mào gà, bệnh tiểu đường. D. Bệnh giang mai, bệnh lậu, bệnh suy thận. Câu 14. Quần thể sinh vật là tập hợp A. các cá thể thuộc các loài khác nhau, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới. B. các cá thể cùng loài, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới. C. các loài sinh vật, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới. D. các cá thể cùng loài, sống trong các khoảng không gian khác nhau, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới. Câu 15. Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào có khả năng sử dụng quang năng để tổng hợp nên chất hữu cơ? A. Sinh vật phân giải. B. Sinh vật tiêu thụ. C. Sinh vật sản xuất. D. Sinh vật ăn tạp. Câu 16. Môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm A. môi trường trên cạn, môi trường không khí, môi trường trên mặt đất, môi trường sinh vật. B. môi trường trên cạn, môi trường không khí, môi trường trong đất, môi trường sinh vật. C. môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trên mặt đất, môi trường sinh vật. D. môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất, môi trường sinh vật. B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) a. Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào? b. Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể. Câu 2. (2,0 điểm) Hoà tan hoàn toàn 16 gam CuO trong dung dịch H2SO4 20% (loãng, vừa đủ). a. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 20% đã dùng. (Cho nguyên tử khối: Cu=64; O=16; H=1; S= 32). Câu 3. (2,0 điểm) a. Phân biệt loài ưu thế và loài đặc trưng. b. Cho các loài sinh vật sau: lạc đà, cáo tuyết, xương rồng, thông, sú, gấu trắng, đước, tùng. Hãy xác định loài đặc trưng tương ứng với các quần xã sinh vật: sa mạc, Bắc cực, rừng lá kim, rừng ngập mặn. --------HẾT-------- Trang 2 /2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2