intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Đại Tự, Yên Lạc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Đại Tự, Yên Lạc’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Đại Tự, Yên Lạc

  1. TRƯỜNG THCS ĐẠI TỰ Thứ…….., ngày……..tháng …… năm 2024 Họ và tên: ………………….. Lớp:…. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2023- 2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm bằng số Lời phê của cô giáo I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Hãy đọc kỹ và chọn câu trả lời đúng (A hoặc B, hoặc C, hoặc D). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 1
  2. Đáp án Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 Đáp án Câu 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 Đáp án Câu 1: Oxide là gì? A. Hỗn hợp của nguyên tố oxygen với một nguyên tố khác. B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác. C. Hợp chất của oxygen với một nguyên tố hóa học khác. D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác. Câu 2: Trong dãy chất sau đây, dãy chất nào toàn là oxide? A. H2O, MgO, SO2, FeSO4 B. CO2, SO2, N2O5, P2O5 C. CO2, K2O, Ca(OH)2, NO D. CaO, SO2, Na2CO3, H2SO4 Câu 3: Oxide Base là: A. Những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước. B. Những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. C. Những oxide không tác dụng với dung dịch base và dung dịch axit. D. Những oxide chỉ tác dụng được với muối. Câu 4: Oxide acid là: A. Những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước. B. Những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. C. Những oxide không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid. D. Những oxide chỉ tác dụng được với muối. Câu 5: Oxide trung tính là: A. Những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước. B. Những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. C. Những oxide không tác dụng với acid, base, nước. D. Những oxide chỉ tác dụng được với muối. Câu 6: Tên gọi của oxit có công thức P2O5 là 2
  3. A. Điphosphorus trioxide B. Phosphorusoxide C. Điphosphorusoxide D. Điphosphorus pentaoxide Câu 7:Dãy các chất sau là oxide acid: A. P2O5, CaO, CuO, BaOB. BaO, SO2, CO2 C. CaO, CuO, BaOD. SO2, CO2 , P2O5 Câu 8: Đáp án nào dưới đây có tên gọi đúng với công thức của oxit? A. CO: carbon(II) oxide B. CuO: copper(II) oxide C. FeO: iron(III) oxide D. CaO: calcium trioxide Câu 9: Ứng dụng của Hydrochloric acidđược dùng để A. Điều chế các muối chlorile B. Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn C. Chế biến thực phẩm, dược phẩm D. A, B, C đều đúng Câu 10: Acid là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây? A. XanhB. ĐỏC. TímD. Vàng Câu 11: Acetic acid là một acid hữu cơ có trong giấm ăn với nồng độ khoảng: A. 5%B. 6%C. 8%D. 4% Câu 12: Chất nào sau đây là acid? A. H2SO4.B. NaCl.C. Ba(OH)2.D. MgSO4. Câu 13: Công thức hóa học của Acetic acid là: A. CH2COOH2B. CH3COOHC. HClD. H2SO4 Câu 14: Acid có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn là: A. Sulfuric acidB. Acetic acid C. Acid stearicD. Hydrochloric acid Câu 15: Ứng dụng của axit sunfuric là A. Chế biến dầu mỏB. Sản xuất muối, axit C. Chất tẩy rửaD. Cả A, B, C đều đúng Câu 16: Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách: A. Cho cả nước và acid vào cùng một lúc B. Rót từng giọt nước vào acid C. Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều D. Cả 3 cách trên đều được Câu 17: Trong các chất sau: KCl, AgCl, Ca(OH)2, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất bazơ là A. 1.B. 2.C. 4.D. 3. Câu 18: Base tác dụng với dung dịch acid tạo thành: A. Base mới và acid mớiB. Muối và nước C. Base mới không tan và nướcD. Acid mới và khí hydrogen Câu 19: Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây? A. Làm quỳ tím hoá xanh B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước Câu 20: Base là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây? A. ĐỏB. XanhC. TímD. Vàng Câu 21: Dãy base tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm là: 3
  4. A. Ca(OH)2, LiOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2 B. Ca(OH)2, KOH, LiOH, NaOH C. KOH, LiOH, NaOH, Al(OH)3 D. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2, KOH Câu 22: Base không tan trong nước là: A. Cu(OH)2B. NaOHC. KOHD. Ca(OH)2 Câu 23: Base làm chất nào từ không màu thành màu hồng? A. Quỳ tímB. Phenolphthalein C. Tinh bộtD. Nước Câu 24: Dãy các hợp chất nào sau đây gồm các hợp chất muối? A. K2O, KNO3, NaOH, Fe(NO3)2 B. H2SO4, Na3PO4, Cu(OH)2, Fe2O3 C. Pb(NO3)2, NaCl, ZnSO4, K2S D. KNO3, FeO, K2S, H2SO4 Câu 25: Hòa tan 50 gam muối ăn vào 200 gam nước thu được dung dịch có nồng độ là: A. 15%B. 20%C. 25%D. 28% Câu 26: Khối lượng của NaOH có trong 200ml dung dịch NaOH 2M là: A. 16 gamB. 28 gamC. 30 gamD. 35 gam Câu 27: Cho 6,5 gam kẽm vào dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là: A. 2 lít B. 4,48 lít C. 2,24 lít D. 4 lít Câu 28: Cho 5,6 g sắt tác dụng với axit clohiđric dư, sau phản ứng thể tích khí H2 thu được (ở đktc): A. 1,12 lít .B. 2,24 lít.C. 11,2 lít.D. 22,4 lít. Câu 29: Trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 1M bằng dung dịch H2SO4 10%. Khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng là: A. 98 g B. 89 g C. 9,8 g D. 8,9 g Câu 30: Cho 1,08 gam nhôm tác dụng với hydrochloric acid dư, sau phản ứng thu được V lít khí H2 ở đktc. Giá trị của V là A. 2,479 B. 1,487 lítC. 3,719 lítD. 4,958 lít Câu 31: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng A. đẩy các vật khác B. hút các vật khác C. vừa hút vừa đẩy các vật khác D. không hút, không đẩy các vật khác Câu 32: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì: A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi. B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi. C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi. D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt. Câu 33: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai? A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện. B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện. C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện. D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Câu 34: Kí hiệu này là của thiết bị điện nào? 4
  5. A. Biến trở B. Điện trở C. Điốt D. Đèn LED Câu 35: Trong mạch điện kín người ta quy ước chiều dòng điện: A. đi ra từ cực âm và đi vào cực dương của nguồn điện B. đi ra từ cực dương và đi vào cực âm của nguồn điện C. đi ra từ cực âm D. đi vào từ cực dương Câu 36: Chọn câu phát biểu sai: A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra. B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại. D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau. Câu 37: Thiết bị nào không phải thiết bị an toàn: A.Cầu chì B. Điốt C. Rơle D. Cầu dao tự động Câu 38: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt? A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh. C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện. D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm. Câu 39: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng hóa học B. Tác dụng sinh lí C. Tác dụng phát sáng D. Tác dụng sinh lí và tác dụng hóa học Câu 40:Nội năng của vật là: A. Hiệu cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên vật B. Hiệu động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật C. Tổng cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên vật D. Tổng động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật Câu 41: Ampe kế là dụng cụ để đo: 5
  6. A. Cường độ dòng điện B. Hiệu điện thế C. Công suất điện D. Điện trở Câu 42: Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là: A. 32A B. 0,32A C. 1,6A D. 3,2A Câu 43: Giữa hai lỗ của ổ điện lấy trong mạng điện gia đình ở Việt Nam, giá trị hiệu điện thế là: A. 100 V hay 200 V B. 110 V hay 220 V C. 200 V hay 240 V D. 90 V hay 240 V Câu 44: Năng lượng nhiệt luôn truyền từ: A. nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp B. nơi có nhiệt độ thấp đến nơi có nhiệt độ cao C. nơi có thế năng thấp đến nơi có thế năng cao D. nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp Câu 45: Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn nào dưới đây đúng? A. Nhôm, không khí, nước. B. Nhôm, nước, không khí. C. Không khí, nhôm, nước. D. Không khí, nước, nhôm. Câu 46: Thế nào là môi trường sống của sinh vật? A.Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật B.Là nơi ở của sinh vật. C.Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. D.Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật. Câu 47: Nhân tố sinh thái là. A.Các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường. B.Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. 6
  7. C.Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật. D.Tất cả các yếu tố của môi trường. Câu 48: Giới hạn sinh thái là gì? A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt. B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau. C.Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. D.Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật. Câu 49. Các nhân tố sinh thái. A. Chỉ ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật. B. Thay đổi theo từng môi trường và thời gian. C. Gồm nhân tố vô sinh và con người. D. Gồm nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh, con người thuộc nhân tố vô sinh. Câu 50: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì? A. Tiềm năng sinh sản của loài. C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn Câu 51: Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào? A. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng. C. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể. D. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào. Câu 52: Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng. B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao. C. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng. D. Tập hợp các cây ngô (bắp) trên một cánh đồng. Câu 53: Đặc trưng nào sau đây là của quần xã sinh vật? A. Kiểu tăng trưởng. B. Nhóm tuổi. C. Thành phần loài. D. Mật độ cá thể. Câu 54: Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng của quần xã sinh vật? (1) Mật độ cá thể. (2) Loài ưu thế , (3) Loài đặc trưng , (4) Nhóm tuổi A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 55. Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài ưu thế là A. cỏ B. râu bò C. sâu ăn cỏ D. bướm Câu 56: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống C. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái Câu 57: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác. B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng. C. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác. 7
  8. Câu 58: Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở A. Một khu vực nhất địnhB. Một đơn vị diện tích hay thể tích C. Một đơn vị diện tích D. Một khoảng không gian rộng lớn Câu 59: Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là. A. Mật độ B. tỉ lệ giới tính. C. cấu trúc tuổi. D. độ đa dạng loài. Câu 60: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào sau đây: A. Thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ B. Thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải D. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải -------------------------------Hết------------------------- 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2