SỞ GD & ĐT BẮC NINH<br />
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ<br />
(Đề thi gồm có 04 trang, 40 câu<br />
trắc nghiệm)<br />
<br />
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II – LỚP 12<br />
Năm học 2017-2018<br />
MÔN:LỊCH SỬ<br />
Thời gian làm bài: 50 phút<br />
Ngày thi 13 tháng 4 năm 2018<br />
Mã đề thi 485<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:........................................................Số báo danh:.........................................................<br />
Câu 1: Thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) đã:<br />
A. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ.<br />
B. làm sụp đổ hoàn toàn quốc sách “ấp chiến lược” của đế quốc Mĩ.<br />
C. buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.<br />
D. đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ.<br />
Câu 2: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định còn mang tên gọi là:<br />
A. Chiến dịch Quang Trung.<br />
D. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám.<br />
B. Chiến dịch Trần Hưng Đạo.<br />
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.<br />
Câu 3: Vào lúc 10h45 ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã diễn ra sự kiên gì?<br />
A. Đánh dấu chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn toàn thắng lợi.<br />
B. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.<br />
C. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.<br />
D. Xe tăng và bộ binh của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn.<br />
Câu 4: “Cả năm 1975 là thời cơ”, “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải<br />
phóng miền Nam ngay trong năm 1975”. Đoạn trích trên là chủ trương, kế hoạch nào của Bộ Chính<br />
trị Đảng Lao động Việt Nam?<br />
A. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam. B. Chủ trương, kế hoạch giải phóng Đà Nẵng.<br />
C. Chủ trương, kế hoạch giải phóng Tây Nguyên. D. Chủ trương, kế hoạch giải phóng Sài Gòn.<br />
Câu 5: Lực lượng chủ yếu tham gia chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là:<br />
A. quân đội Sài Gòn.<br />
B. quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.<br />
C. quân Mĩ.<br />
D. quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.<br />
Câu 6: Ý thể hiện sự tương đồng về nội dung của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (7 - 1954) và<br />
Hiệp định Pari về Việt Nam (1 - 1973)?<br />
A. Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền tự do của nhân dân Việt Nam.<br />
B. Hiệp định có sự tham gia của 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.<br />
C. Thỏa thuận việc ngừng bắn, để thực hiện chuyển quân, chuyển giao khu vực.<br />
D. Các bên đều thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.<br />
Câu 7: Thắng lợi quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn<br />
miền Nam:<br />
A. Mĩ kí Hiệp định Pari 1973.<br />
B. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.<br />
C. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối 1972.<br />
D. Cuộc tiến công chiến lược 1972.<br />
Câu 8: Thắng lợi Tây Nguyên 1975 chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn:<br />
A. tiến công chiến lược.<br />
B. tổng tiến công chiến lược.<br />
C. phản công.<br />
D. phòng ngự.<br />
Câu 9: Điều khoản nào sau đây của Hiệp định Pari (27 - 1 - 1973) có ý nghĩa quyết định đến sự<br />
phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam?<br />
A. Hoa Kì phải rút quân đội của mình, quân các nước đồng minh khỏi miền Nam.<br />
B. Hoa Kì cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.<br />
C. Hai bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.<br />
D. Hai bên ngừng bắn, giữ nguyên vị trí của mình.<br />
Câu 10: Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa các chiến lược chiến tranh của Mĩ tiến hành ở miền<br />
Nam Việt Nam những năm 1954-1975 là gì?<br />
Trang 1/5 - Mã đề thi 485<br />
<br />
A. Đều sử dụng quân đội Sài Gòn.<br />
B. Đều dựa vào vũ khí trang bị của Mĩ và do hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy.<br />
C. Đều nhằm đàn áp lực lượng cách mạng và nhân dân Việt Nam.<br />
D. Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.<br />
Câu 11: Chiến thắng được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cho cao trào “ Tìm Mĩ mà<br />
đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam là<br />
A. chiến thắng Đồng Xoài (Biên Hòa).<br />
B. chiến thắng Trà Bồng (Quảng Ngãi).<br />
C. chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam).<br />
D. chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).<br />
Câu 12: : Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống<br />
Mĩ cứu nước của nhân dân ta (1954-1975):<br />
A. Có hậu phương vững chắc ở miền Bắc XHCN.<br />
B. Sự giúp đỡ của các nước XHCN.<br />
C. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.<br />
D. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước.<br />
Câu 13: Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam được coi là trận “Điện Biên Phủ trên không”?<br />
A. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi.<br />
B. Chiến thắng tại Điện Biên Phủ năm 1954.<br />
C. Thắng lợi cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam.<br />
D. Thắng lợi cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm cuối 1972 của Mĩ ở Hà Nội và Hải Phòng.<br />
Câu 14: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 1975) đã buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pari?<br />
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.<br />
B. Cuộc Tiến công chiến lược 1972.<br />
C. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.<br />
D. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối 1972.<br />
Câu 15: Trong giai đoạn 1954-1975, thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải<br />
tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là:<br />
A. “Điện Biên Phủ trên không” cuối 1972.<br />
B. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968.<br />
C. Chiến thắng mùa khô 1965-1966.<br />
D. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.<br />
Câu 16: Điểm khác biệt căn bản về phương châm tác chiến của chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) so<br />
với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là:<br />
A. đánh vào cứ điểm quan trọng nhất của kẻ thù.<br />
B. tiến hành đánh nhanh, thắng nhanh.<br />
C. sử dụng lực lượng xe tăng, phối hợp với 5 cánh quân. D. tiến hành thần tốc, táo bạo, bất ngờ.<br />
Câu 17: Kẻ thù của cách mạng miền Nam được xác định trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương<br />
Đảng lần thứ 21 tháng 7 năm 1973 là<br />
A. chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.<br />
B. chính quyền Ngô Đình Diệm.<br />
C. đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.<br />
D. đế quốc Mĩ.<br />
Câu 18: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong “Chiến tranh đặc biệt” là<br />
A. “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. B. “Bình định” và “tìm diệt”.<br />
C. Dồn dân lập “ấp chiến lược”.<br />
D. “Dùng người Việt đánh người Việt”.<br />
Câu 19: Vai trò của hậu phương miền Bắc Việt Nam những năm 1969 - 1973 có sự thay đổi như<br />
thế nào so với giai đoạn trước đó?<br />
A. Tạo điều kiện để miền Nam đánh bại chiến lược chiến tranh mới của Mĩ.<br />
B. Chi viện cho chiến trường miền Nam Việt Nam và cả chiến trường Lào, Campuchia.<br />
C. Đảm bảo tối đa sức người, sức của cho miền Nam. D. Sự chi viện rất lớn về người và vật chất.<br />
Câu 20: Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân<br />
1975 của quân và dân ta: 1. Giải phóng Huế; 2. Giải phóng Buôn Ma Thuột; 3. Giải phóng Sài Gòn;<br />
4. Giải phóng Đà Nẵng; 5. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.<br />
A. 3, 2, 4, 1, 5.<br />
B. 1, 2, 3, 4, 5.<br />
C. 2, 1, 4, 3, 5.<br />
D. 4, 5, 3, 1, 2.<br />
Câu 21: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đã lần lượt trải qua các chiến dịch:<br />
A. Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh.<br />
B. Plâyku, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.<br />
C. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.<br />
D. Tây Nguyên, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.<br />
Trang 2/5 - Mã đề thi 485<br />
<br />
Câu 22: Điểm khác biệt về âm mưu của Mĩ khi thực hiện chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai<br />
so với lần thứ nhất là:<br />
A. Phá công cuộc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.<br />
B. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari.<br />
C. Ngăn sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam<br />
D. Uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí của nhân dân hai miền.<br />
Câu 23: Chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có điểm giống nhau:<br />
A. đập tan hoàn toàn đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch.<br />
B. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng<br />
C. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang.<br />
D. những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến.<br />
Câu 24: Một biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” và “quốc sách” khi<br />
thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961 - 1965) là<br />
A. lập các vành đai trắng” để dễ bề khủng bố lực lượng cách mạng.<br />
B. phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.<br />
C. lập các khu “trù mật”.<br />
D. dồn dân lập “ấp chiến lược”.<br />
Câu 25: Thủ đoạn thâm độc của Mĩ khi thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và cũng là<br />
điểm khác so với các chiến lược trước mà Mĩ đã triển khai<br />
A. là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam.<br />
B. tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.<br />
C. thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.<br />
D. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.<br />
Câu 26: “Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào<br />
khác. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân<br />
dân bằng đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ chính quyền của<br />
Mĩ - Diệm” (SGK Lịch sử 12, cơ bản). Đoạn trích trên là quyết định của Hội nghị hay Đại hội nào?<br />
A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (9/1960).<br />
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7/1973).<br />
C. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/1946).<br />
D. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1/1959).<br />
Câu 27: Thắng lợi quân sự của quân dân Việt Nam buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động<br />
chống phá miền Bắc và kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam là:<br />
A. Tổng tiến công và nổi dây Xuân 1968. B. “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.<br />
C. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. D. Đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971.<br />
Câu 28: Chiến thắng mở màn của nhân dân miền Nam khẳng định ta có thể đánh bại chiến lược<br />
“chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là chiến thắng:<br />
A. Ấp Bắc (Mĩ Tho).<br />
B. An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi).<br />
C. Đồng Xoài (Bình Phước).<br />
D. Bình Giã (Bà Rịa).<br />
Câu 29: Ồ ạt đưa quân Mĩ và quân đồng minh vào miền Nam Việt Nam, tiến hành chiến lược hai<br />
gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” là nội dung chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ?<br />
A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.<br />
B. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.<br />
C. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”<br />
D. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.<br />
Câu 30: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chung góp phần vào thắng lợi của cách mạng<br />
Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975?<br />
A. Truyền thống đoàn kết dân tộc thông qua các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất.<br />
B. Miền Bắc không ngừng lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc vai trò hậu phương.<br />
C. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, quyết tâm chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.<br />
D. Đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.<br />
Câu 31: Đặc điểm nổi bật nhất của tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ là gì?<br />
Trang 3/5 - Mã đề thi 485<br />
<br />
A. Cả nước hòa bình, khôi phục và phát triển kinh tế. B. Chiến tranh để lại hậu quả rất nặng nề.<br />
C. Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.<br />
D. Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định, tiến hành xâm lược miền Nam.<br />
Câu 32: Thắng lợi đó “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi<br />
nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con<br />
người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan<br />
trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Đó là thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam?<br />
A. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).<br />
B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975).<br />
C. Chiến thăng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.<br />
Câu 33: Hãy sắp xếp theo đúng trình tự thời gian: 1. Chiến thắng Ấp Bắc. 2. Chiến thắng Vạn<br />
Tường. 3. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”<br />
4. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.<br />
A. 1, 4, 2, 3.<br />
B. 2, 3, 4, 1.<br />
C. 1,2,4,3.<br />
D. 3,1,4,2.<br />
Câu 34: Nội dung nào không phải ý nghĩa của phong trào Đồng khởi?<br />
A. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.<br />
B. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.<br />
C. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.<br />
D. Mĩ phải thừa nhận thất bại của mình ở miền Nam Việt Nam.<br />
Câu 35: Ý phản ánh không đúng âm mưu của Mĩ trong việc tiến hành chiến tranh phá hoại miền<br />
Bắc lần thứ nhất là<br />
A. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.<br />
B. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền.<br />
C. Mở rộng xâm lược miền Bắc, buộc ta phải khuất phục trên bàn đàm phán ở Pari.<br />
D. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.<br />
Câu 36: Điểm độc đáo và sáng tạo về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954<br />
– 1975: do Đảng Lao động Việt Nam đề ra và thực hiện thành công là<br />
A. làm cách mạng ruộng đất ở miền Bắc và cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam.<br />
B. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách<br />
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.<br />
C. cả nước cùng kháng chiến chống Mĩ cứu nước để thống nhất đất nước.<br />
D. làm cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng ruộng đất ở miền Nam.<br />
Câu 37: Năm 1964, Mĩ dựng lên “sự kiện vịnh Bắc Bộ” nhằm mục đích gì?<br />
A. Lấy cớ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân, hải quân.<br />
B. Buộc Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phải rút quân ra miền Bắc .<br />
C. Lấy cớ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam.<br />
D. Buộc phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải kí Hiệp định Pari có lợi cho Mĩ.<br />
Câu 38: Vấn đề quan trọng nhất được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động<br />
Việt Nam (9/1960) đã xác định:<br />
A. nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và của từng miền Nam - Bắc.<br />
B. đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.<br />
C. mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.<br />
D. vị trí, vai trò của cách mạng từng miền.<br />
Câu 39: Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định gì sau thắng lợi của chiến<br />
dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng?<br />
A. Mở chiến dịch Hồ Chí Minh.<br />
B. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa 1975.<br />
C. Giải phóng Sài Gòn sau năm 1975.<br />
D. Giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa 1976.<br />
Câu 40: Tiêu biểu nhất trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) là phong trào ở:<br />
A. Bến Tre.<br />
B. Quảng Ngãi.<br />
C. Bình Định.<br />
D. Ninh Thuận.<br />
----------- HẾT ---------Trang 4/5 - Mã đề thi 485<br />
<br />
Mã đề<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
485<br />
<br />
Câu hỏi<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
21<br />
22<br />
23<br />
24<br />
25<br />
26<br />
27<br />
28<br />
29<br />
30<br />
31<br />
32<br />
33<br />
34<br />
35<br />
36<br />
37<br />
38<br />
39<br />
40<br />
<br />
Đáp án<br />
A<br />
C<br />
D<br />
A<br />
A<br />
D<br />
A<br />
B<br />
A<br />
D<br />
D<br />
C<br />
D<br />
A<br />
D<br />
D<br />
C<br />
D<br />
B<br />
C<br />
C<br />
B<br />
D<br />
D<br />
B<br />
D<br />
B<br />
A<br />
C<br />
B<br />
C<br />
B<br />
C<br />
D<br />
C<br />
B<br />
A<br />
A<br />
B<br />
A<br />
<br />
Trang 5/5 - Mã đề thi 485<br />
<br />