Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản
lượt xem 2
download
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản
- Trường THCS Võ Trường Toản KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KÌ II- NĂM HỌC 2022-2023 Họ và tên………………………… MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 6 Lớp 6A… SBD…. Thời gian làm bài 90 phút. Ngày…tháng 5 năm 2023 Điểm Lời phê của giáo viên I/ Trắc nghiệm (3 điểm) Chọn đáp án đúng nhất, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1: Nguyên nhân chính nào dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 – 43)? A.Bất bình vì chính sách đồng hóa với toàn thể dân tốc ta B.Bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ của Nhà Hán C. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với các triều đại phong kiến phương Bắc D. Bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ của Nhà Đường Câu 2: Nguyên nhân chính nào dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542? A. Nhà Ngô vơ vét, bóc lột người Việt một cách tàn bạo. B. Nhân dân oán hận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương. C. Nhân dân sợ trước chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán. D. Chính quyền phương Bắc hoàn thành đồng hóa người Việt. Câu 3: Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ (năm 248) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào? A. Ách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Đường. B. Triệu Thị Trinh là người có sức khỏe, có mưu lớn. C. Mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ. D. Mâu thuẫn sâu sắc giữa nông dân Việt Nam với địa chủ người Hán. Câu 4: Năm 713, Mai Thúc Loan lại kêu gọi nhân dân đứng lên khởi nghĩa, vì A. nhà Đường bắt người Việt tiến cống quả vải. B. nhà Đường đã suy yếu, đứng trước nguy cơ sụp đổ. C. chính sách cai trị hà khắc và thuế khóa nặng nề của nhà Đường. D. ách cai trị của nhà Ngô khiến nhân dân Việt Nam bần cùng, khổ cực. Câu 5. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là A. khí hậu. B. địa hình. C. đá mẹ. D. sinh vật. Câu 6: Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở A. băng hà, khí quyển. B. các dòng sông lớn. C. ao, hồ, vũng vịnh. D. biển và đại dương. Câu 7: Cửa sông là nơi dòng sông chính A. xuất phát chảy ra biển. B. tiếp nhận các sông nhánh. C. phân nước cho sông phụ. D.đổ ra biển hoặc các hồ. Câu 8: Nước biển và đại dương có mấy sự vận động? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9: Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây? A.Không trăng và Trăng tròn. B.Trăng khuyết và không trăng. C.Trăng tròn và trăng khuyết. D.Trăng khuyết đầu, cuối tháng. Câu 10: Độ muối trung bình của đại dương là A. 32‰. B. 33‰. C. 34‰. D. 35‰. Câu 11: Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là A. sóng biển. B. dòng biển. C. thủy triều. D. triều cường. Câu 12: Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là A. sinh vật. B. đá mẹ. C. địa hình. D. khí hậu. II. Tự luận ( 7điểm) Câu 1:(2 điểm) Em hãy trình bày chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ( Diễn biến, kết quả, ý nghĩa)? Câu 2:(1điểm) Em hãy so sánh những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và cư dân Cham-pa là gì?
- Câu 3:( 1 điểm) Giải thích sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới? Câu 4:(2điểm) Trình bày đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới? Giải thích vì sao dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều? Câu 5: (1điểm) Em hãy cho ví dụ về sự đa dạng của giới sinh vật ? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….......... .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. HƯỚNG DẪN CHẤM I/ Trắc nghiệm(3điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm.
- Phần lịch sử 1.B 2.B 3.C 4.C Phần Địa lí 5C 6.D 7.D 8.B 9A 10.D 11.A 12.A II/Tự luận( 7điểm) Câu 1 Em hãy trình bày chiến thắng Bạch Đằng năm 938(Diễn biến, 2 điểm kết quả, ý nghĩa)? Diễn biến: 1đ - Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta . Lúc này nước triều dâng cao, quân ta nhử địch vào của sông Bạch Đằng, quân giặc kéo qua trận địa bãi cọc mà không biết. - Khi nước thủy triều rút quân ta rút toàn lực lượng tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn . Kết quả: 0,5đ - Hoàng Tháo bị giết tại trận. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi Ý nghĩa : - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách 0,5đ thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc. 2 Em hãy so sánh những điểm giống và khác nhau trong đời sống 1đ kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và cư dân Cham-pa là gì? * Giống nhau: 0,5đ - Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá. * Khác nhau: 0,5đ Nội Cư dân Văn Lang - Âu Cư dân Cham-pa dung Lạc so sánh Đời sống Nghề đúc đồng, dệt, làm Phát triển nghề khái thác kinh tế gốm phát triển mạnh lâm thổ sản, đóng gạch và xây dựng đền tháp 3 Giải thích sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt 1 điểm đới và vùng biển ôn đới? - Sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng nhiệt đới và vùng biển ôn đới 0,25đ + Độ muối biển ở vùng biển nhiệt đới cao nhất và cao hơn độ muối ở vùng biển ôn đới. + Nhiệt độ trung bình ở vùng biển nhiệt đới rơi vào khoảng 27,30C, 0,25đ cao nhiệt độ trung bình ở vùng biển ôn đới khoảng 150C đến dưới 50C. - Nguyên nhân nhiệt độ vùng nhiệt đới và vùng biển ôn đới khác nhau là do; Vị trí địa lí, điều kiện khí hậu, một số điều kiện tự nhiên khác 0,25đ (nước, đất,…). - Nguyên nhân độ muối giữa vùng nhiệt đới và vùng biển ôn đới khác nhau là do nguồn nước sông chảy vào.Độ bốc hơi của nước trên biển 0,25đ
- 4 Trình bày đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới? Giải thích vì sao 2đ dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều? - Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đổi theo thời gian và 0,5đ không đều trong không gian. - Nơi đông dân: Nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi, 0,25đ các hoạt động sản xuất phát triển, định cư lâu đời,… - Nơi thưa dân: Các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc 0,25đ khô hạn,…), địa hình núi cao, sản xuất không thuận lợi,… - Dân cư trên thế giới phân bố không đều phụ thuộc nhiều vào yếu tố 1đ + Vị trí địa lí. + Điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước). + Sự phát triển kinh tế. + Trình độ của con người và lịch sử định cư. -> Ở mỗi khu vực địa lí sẽ có những điều kiện khác nhau -> Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều. 5 Em hãy cho ví dụ về sự đa dạng của giới sinh vật ? 1điểm * Trên lục địa 0,5đ - Thực vật: giáng hương thông, lim, sưa, muồng đen, cẩm lai, xoan đào, rêu, địa y,… - Động vật: gấu nâu, voi, nai, hươu cao cổ, cá sấu, đà điểu, hà mã, khỉ,… * Dưới đại dương 0,5đ - Thực vật: rêu, tảo, thực vật phù du,… - Động vật: tôm, cá voi, rùa biển, bạch tuộc, sao biển, mực, cá rắn,…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1237 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án
45 p | 119 | 8
-
8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án
42 p | 80 | 8
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
5 p | 70 | 7
-
Bộ 20 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
71 p | 184 | 6
-
7 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án
41 p | 87 | 6
-
7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 có đáp án
48 p | 51 | 5
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 82 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
7 p | 49 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn