intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRI KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút -------------------- (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 03 trang) ( Đề có 30 câu ) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 101 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 điểm Câu 1. Cư dân Chăm – pa đã sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở tiếp thu chữ viết nào sau đây? A. Chữ Phạn. B. Chữ Nôm. C. Chữ La-tinh. D. Chữ Hán. Câu 2. Các dân tộc ở Việt Nam hiện nay được xếp vào mấy nhóm ngữ hệ? A. 8 nhóm ngữ hệ. B. 6 nhóm ngữ hệ. C. 7 nhóm ngữ hệ. D. 5 nhóm ngữ hệ. Câu 3. “Đình Bảng bán ấm, bán khay Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông”. Câu ca dao trên phản ánh sự phát triển của A. thủ công nghiệp. B. hàng hải quốc tế. C. buôn bán nội địa. D. nông nghiệp. Câu 4. Cuối thế kỉ XV, vua Lê Thánh Tông đã có biện pháp nào sau đây nhằm thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, khoa cử đất nước? A. Khắc tên các tiến sĩ vào bia đá B. Khuyến khích sử dụng chữ Nôm C. Mở khoa thi Hương đầu tiên D. Ban hành Chiếu khuyến học Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam? A. Mang đậm bản sắc dân tộc. B. Chỉ tiếp thu văn hóa phương Đông. C. Đời sống tinh thần phong phú. D. Có tiếp thu văn hóa bên ngoài. Câu 6. Thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt chấm dứt khi A. vua Bảo Đại thoái vị (1945), chế độ quân chủ ở Việt Nam sụp đổ. B. nhà Minh xâm lược và thiết lập ách cai trị, đô hộ ở Đại Ngu. C. thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị ở Việt Nam. D. nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945). Câu 7. Cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỉ XV, Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo thành công A. súng trường. B. đại bác. C. tàu chiến. D. súng thần cơ. Câu 8. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có chung tín ngưỡng nào sau đây? A. Thờ Chúa. B. Thờ cúng tổ tiên. C. Thờ Mẫu. D. Thờ thần nông nghiệp. Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh Đại Việt? A. Góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy thành tựu của văn minh Việt cổ. B. Tạo nên sức mạnh dân tộc trọng các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. C. Có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn minh Trung Hoa. D. Thể hiện sức sáng tạo, sự lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt. Câu 10. Công trình kiến trúc nào sau đây của văn minh Chăm-pa được công nhận là di sản văn hóa thế giới? A. Thánh địa Mĩ Sơn. B. Thành Cổ Loa. C. Tháp Phổ Minh. D. Chùa Một Cột. Mã đề 101 Trang 1/6
  2. Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số Việt Nam ở khu vực miền núi, trung du? A. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu đáp ứng nhu cầu tại chỗ B. Chủ yếu phát triển hoạt động canh tác theo nương rẫy C. Hình thức canh tác chuyển dần từ du canh sang định canh D. Không áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp Câu 12. Nghề thủ công truyền thống nào sau đây được cư dân Đại Việt kế thừa và phát triển từ nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc? A. Sơn mài B. Làm giấy C. Đúc đồng D. Làm đường Câu 13. Chợ trên sông là hình thức họp chợ tồn tại chủ yếu ở khu vực A. Nam Bộ B. Trung Bộ C. Tây Nguyên D. Bắc Bộ Câu 14. Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư là những tác phẩm tiêu biểu của A. Đào Duy Từ. B. Trần Quốc Tuấn. C. Trần Khánh Dư. D. Nguyễn Trãi. Câu 15. Khối đại đoàn kết dân tộc là nguyên nhân quyết định làm nên thắng lợi nào sau đây của nhân dân Việt Nam trong năm 1945? A. Thắng lợi trong tổng tuyển cử bầu Quốc hội B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám C. Thắng lợi của kháng chiến chống Pháp D. Thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ Câu 16. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam được phát huy thông qua vai trò của A. lực lượng vũ trang ba thứ quân B. hệ thống chính quyền cấp cơ sở C. mặt trận dân tộc thống nhất D. đấu tranh trên mặt trận ngoại giao Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp của các triều đại phong kiến Việt Nam nhằm phát triển giáo dục, khoa cử đất nước? A. Tổ chức xướng danh và vinh quy bái tổ B. Thành lập quan xưởng tại kinh thành C. Mở rộng quy mô của Quốc Tử Giám D. Quy định chặt chẽ các thể lệ thi cử Câu 18. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục? A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). B. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). C. Thành Cổ Loa (Hà Nội). D. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa). Câu 19. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, các dân tộc thiểu số ở miền núi, trung du chủ yếu phát triển hoạt động canh tác A. lúa nước B. trang trại C. nương rẫy D. đồn điền Câu 20. Từ thế kỉ XI - XV, văn minh Đại Việt A. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu. B. bước đầu được định hình. C. phát triển mạnh mẽ và toàn diện. D. có sự giao lưu với văn minh phương Tây. Câu 21. Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp của nhà nước phong kiến Đại Việt nhằm thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp? Mã đề 101 Trang 2/6
  3. A. Thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều. B. Khuyến khích nhân dân tổ chức khai hoang. C. Thành lập các quan xưởng lớn ở kinh đô D. Quy định bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp Câu 22. “Lễ Tịch điền” được các vua thời Tiền Lê và Lý tổ chức hàng năm nhằm khuyến khích A. sản xuất thủ công nghiệp B. sự phát triển của giáo dục C. bảo vệ, tôn tạo đê điều. D. sản xuất nông nghiệp. Câu 23. Hai câu thơ dưới đây nói về sự thịnh vượng của nền nông nghiệp Đại Việt dưới triều đại nào? “Đời vua Thái tổ, Thái tông. Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”. A. Triều Hồ. B. Triều Lê sơ. C. Triều Trần. D. Triều Lý. Câu 24. Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ A. văn minh Phù Nam. B. văn minh Văn Lang – Âu Lạc C. văn minh Trung Hoa. D. văn minh Chăm-pa. Câu 25. Ngành kinh tế nào sau đây phát triển mạnh dưới thời kì nhà nước Phù Nam? A. Làm đồng hồ B. Thương nghiệp biển C. Chế tạo máy D. Chế tạo vũ khí Câu 26. Bộ luật nào sau đây được xem là bộ luật tiến bộ nhất thời kì phong kiến Việt Nam? A. Luật Gia Long B. Hình luật C. Luật Hồng Đức D. Hình thư Câu 27. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê đã biên soạn bộ sử nào dưới đây? A. Đại Việt sử kí toàn thư. B. Đại Việt thông sử. C. Lam Sơn thực lục. D. Đại Việt sử kí. Câu 28. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của dân tộc Kinh? A. Trồng lúa trên ruộng bật thang. B. Phát triển nuôi trồng thủy - hải sản. C. Trồng lúa và cây lương thực khác. D. Thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt. II. PHẦN TỰ LUẬN: 3 điểm Câu 29: ( 2 điểm) a. Trong các cơ sở hình thành văn minh Đại Việt, theo em cơ sở nào là quan trọng nhất? Giải thích tại sao? b. Vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục và khoa cử? Câu 30. Trong những năm gần đây, theo em văn hóa ăn, mặc, ở của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi như thế nào? Nêu một số ví dụ ở địa phương em. ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang 3/6
  4. ĐÁP ÁN LỊCH SỬ 10 I. TRẮC NGHIỆM Đề\câu 101 102 103 104 1 A C D D 2 D C A A 3 C B D A 4 A B A A 5 B A C C 6 C B C C 7 D D A D 8 B C B B 9 C D C A 10 A A B A 11 D D C D 12 C A D D 13 A C A C 14 B C A A 15 B A B B 16 C C D D 17 B B B D 18 B A B C 19 C D B D 20 C A B C 21 C A A A 22 D A D D 23 B D C B 24 B C B C 25 B D C D 26 C A B A 27 A D D A 28 A D B D II. TỰ LUẬN Câu 29: 2 a. Trong các cơ sở hình thành văn minh Đại Việt, theo em cơ sở nào là quan điểm trọng nhất? Giải thích tại sao? Mã đề 101 Trang 4/6
  5. b. Vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục và khoa cử? a. Cơ sở quan trọng nhất là: đất nước bước vào kỉ nguyên độc lập, tự chủ. 0,25 Tại vì - Kết thúc hơn 1000 năm ràng buộc và chi phối bởi chính sách đồng hóa của phong 0,25 kiến phương Bắc. - Đất nước độc lập tự chủ đồng nghĩa với sự tự do và làm chủ nước nhà ... đã khơi 0,25 dậy niềm tự hào và phát huy cao độ tinh thần dân tộc, lao động, sáng tạo ...của nhân dân Đại Việt. - Các triều đại phong kiến Đại Việt kế tiếp nhau được thiết lập, thông qua các 0,25 chính sách, biện pháp ... cụ thể để phục hồi - chấn hưng – phát triển kinh tế - văn hóa ... - Để khẳng định vị thế của mình trong lịch sử dân tộc, nhiều vị vua thời Đại Việt 0,25 đã đưa ra nhiều quyết sách về chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại, giáo dục ... b. Các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử vì - Giáo dục là nhân tố hàng đầu để nâng cao dân trí, khoa cử là con đường khoa 0,25 học và khách quan để tuyển chọn nhân tài (“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”). - Sự phát triển hay suy thoái của một triều đại phong kiến ít nhiều cũng gắn liền 0,25 với thực trạng giáo dục, thi cử. - Những thành tựu kinh tế, văn hóa, khoa học ... gắn liền với một nền một nền 0,25 giáo dục nhất định ... Câu 30. Trong những năm gần đây, theo em văn hóa ăn, mặc, ở của cộng đồng 1 các dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi như thế nào? điểm - Ăn 0,25 + Có thay đổi về nhóm lương thực, thực phẩm và các loại hương liệu, gia vị ... + Cách chế biến và việc lựa chọn, bài trí cho các món ăn phong phú và đa dạng hơn. + Cách thức tổ chức ăn, uống: linh hoạt tùy thuôc vào mục đích và yêu cầu cụ thể. -Ở 0,25 + Loại hình nhà nhiều gian và hệ thống nhà phụ ngày càng ít dần. + Nhà được xây kiên cố, cấu trúc đẹp và kết cầu nhà tầng đang dần phổ biến. + Trang thiết bị phục vụ cho việc ở, nghỉ ngơi ngày càng đảm bảo. - Mặc: có nhiều thay đổi lớn 0,25 + Trang phục thường ngày quần âu; áo sơ mi, áo phông…trở nên phổ biến + Dịp tết, lề hội, cưới hỏi ... phần lớn các dân tộc đều có trang phục, mũ nón ... mang tính đặc trưng riêng * Liên hệ Quảng Trị 0,25 + Trang phục thường ngày của người dân: âu phục phổ biến. Các dịp lễ, tết ... có một bộ phận mặc áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân. Người Vân Kiều: ... Mã đề 101 Trang 5/6
  6. + Cơ cấu bữa ăn phong phú, đa dạng. Bên cạnh các món ăn truyền thống, cư dân còn yêu thích và thường xuyên sử dụng một số món ăn của nước ngoài, như: Kim chi; Cơm cuộn rong biển… + Nhà ở được xây bằng gạch, kiên cố; xây dựng chủ yếu theo phong cách nhà ống. Mã đề 101 Trang 6/6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0