intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG PTDTNT NĂM HỌC 2023 - 2024 THCS & THPT NƯỚC OA MÔN: LỊCH SỬ 10 Thời gian làm bài: 45 phút -------------------- (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 3 trang) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 102 I. Trắc nghiệm khách quan (7 điểm) Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh Đại Việt? A. Góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy thành tựu của văn minh Việt cổ. B. Tạo nên sức mạnh dân tộc trọng các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. C. Có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn minh Trung Hoa. D. Thể hiện sức sáng tạo, sự lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt. Câu 2. Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á? A. Tín ngưỡng phồn thực. B. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. C. Tín ngưỡng thờ Chúa. D. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Câu 3. Văn minh Phù Nam gắn liền với nền văn hóa nào sau đây? A. Văn hóa Sa Huỳnh. B. Văn hóa Phùng Nguyên. C. Văn hóa Đông Sơn. D. Văn hóa Óc Eo. Câu 4. Văn minh Chăm-pa ra đời trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của nền văn minh nào sau đây? A. Văn minh Ấn Độ. B. Văn minh Trung Hoa. C. Văn minh Ai Cập. D. Văn minh Lưỡng Hà. Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của cư dân Việt cổ? A. Lấy thương mại đường biển làm nguồn sống chính. B. Nguồn lương thực chủ yếu là gạo nếp, gạo tẻ. C. Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sàn từ gỗ, tre, nứa,… D. Phương tiện đi lại chủ yếu trên sông là thuyền, bè. Câu 6. Văn minh Đại Việt còn được gọi là A. văn minh Việt cổ. B. văn minh Thăng Long. C. văn minh sông Mã. D. văn minh sông Hồng. Câu 7. Lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là A. cá. B. lúa gạo. C. thịt. D. rau củ. Câu 8. Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào? A. Nho giáo. B. Hin-đu giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo. Câu 9. Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ ở Việt Nam? A. Công giáo. B. Đạo giáo. C. Phật giáo. D. Nho giáo. Câu 10. Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới? A. Tháp Bà Pô Na-ga (Khánh Hòa). B. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). C. Tháp Cánh Tiên (Bình Định). D. Tháp Mỹ Khánh (Huế). Câu 11. Nội dung nào dưới đây là cơ sở hình thành và phát triển của văn minh Đại Việt? A. Được hình thành và phát triển dựa trên các quốc gia Đại Việt. B. Được hình thành và phát triển dựa trên nền sản xuất nông nghiệp. C. Được hình thành và phát triển dựa trên nền độc lập của nước Văn Lang. D. Được hình thành và phát triển dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành nền văn minh Phù Nam? Mã đề 102 - Trang 1/3
  2. A. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. B. Giáp biển, có nhiều nơi cho thuyền neo đậu. C. Địa hình cao, khan hiếm nguồn nước ngọt. D. Địa hình khu vực thấp, nguồn nước dồi dào. Câu 13. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng bộ máy nhà nước thời Văn Lang? A. Bồ chính cai quản các chiềng, chạ. B. Lạc tướng đứng đầu các bộ. C. Cả nước được chia làm 30 bộ. D. Đứng đầu đất nước là Vua Hùng. Câu 14. Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây? A. Chữ Nôm. B. Chữ Phạn. C. Chữ La-tinh. D. Chữ Quốc ngữ. Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam? A. Quy định cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. B. Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác. C. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước. D. Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều. Câu 16. Trong các thế kỉ từ XIII - XVI, các tôn giáo nào được du nhập vào Đại Việt? A. Phật giáo, Nho giáo. B. Nho giáo, Đạo giáo. C. Phật giáo, Hin-đu giáo. D. Hồi giáo, Thiên Chúa giáo. Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành của văn minh Chăm-pa? A. Có nhiều cánh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn. B. Đường bờ biển dài thuận lợi cho giao lưu kinh tế. C. Địa hình đan xen cao nguyên với đồng bằng. D. Nguồn cung cấp nước dồi dào từ hệ thống sông Hồng. Câu 18. Nhà nước phong kiến Đại Việt không thực hiện biện pháp nào dưới đây để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp? A. Khuyến khích nhân dân khai hoang, lấn biển mở rộng diện tích canh tác. B. Lập các chức quan quản lí, giám sát, khuyến khích sản xuất nông nghiệp. C. Vận động nhân dân tham gia đắp đê, phòng lụt trên quy mô lớn. D. Cho phép nhân dân tùy ý bỏ ruộng hoang nếu không có nhu cầu canh tác. Câu 19. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc? A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Đất đai khô cằn, khó canh tác. C. Giàu có về khoáng sản. D. Hệ thống sông ngòi dày đặc. Câu 20. Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được coi là thời kì A. hình thành nền văn minh Đông Nam Á. B. phát triển mạnh mẽ của văn minh Đông Nam Á. C. văn minh Đông Nam Á bước vào thời kì cận đại. D. suy thoái của văn minh Đông Nam Á. Câu 21. Kiến trúc đền, chùa ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của những tôn giáo nào? A. Hồi giáo và Công giáo. B. Hin-đu giáo và Công giáo. C. Nho giáo và Phật giáo. D. Phật giáo và Hin-đu giáo. Câu 22. Một trong những tác phẩm văn học chữ viết tiêu biểu của nhân dân Việt Nam thời phong kiến là A. Truyện Kiều. B. thần thoại Pun-hơ Nhan-hơ. C. sử thi Đẻ đất đẻ nước. D. truyền thuyết Pơ-rắc Thon. Câu 23. Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là A. sự tiếp thu hoàn toàn những thành tựu văn minh Hy Lạp cổ đại. Mã đề 102 - Trang 2/3
  3. B. quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài. C. sự kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc. D. quá trình áp đặt về kinh tế lên các quốc gia láng giềng. Câu 24. Thành tựu nổi bật nhất của văn minh Đông Nam trong khoảng thời gian từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X là gì? A. Hình thành các quốc gia thống nhất và lớn mạnh. B. Các quốc gia có nhiều chuyển biến mới về văn hoá. C. Các quốc gia phát triển đến thời kì cực thịnh. D. Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước. Câu 25. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là A. văn minh Đại Việt. B. văn minh Việt Nam. C. văn minh sông Hồng. D. văn minh sông Mã. Câu 26. Quốc gia nào sau đây là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam? A. Phù Nam. B. Chăm-pa. C. Văn Lang. D. Âu Lạc. Câu 27. Văn học Đại Việt bao gồm hai bộ phận, đó là A. văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ. B. văn học chữ Hán và văn học chữ Quốc ngữ. C. văn học dân gian và văn học viết. D. văn học dân tộc và văn học ngoại lai. Câu 28. Hoạt động kinh tế chủ đạo của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là A. chế tác sản phẩm thủ công. B. nông nghiệp trồng lúa nước. C. chăn nuôi gia súc lớn. D. đánh bắt thủy hải sản. II. Tự luận: 3 điểm Câu 1 (2 điểm): Phân tích tác động của những thành tựu nông nghiệp và thủ công nghiệp đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt Câu 2 (1 điểm): Nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của văn minh Văn Lang – Âu Lạc? ------ HẾT ------ Mã đề 102 - Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2