intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH MÔN LỊCH SỬ 10 - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút Bài 10. Câu 1. Tín ngưỡng nào sau đây không phải của cư dân Văn Lang - Âu Lạc? A. Sùng bái các vị thần Hin-đu giáo. B. Thờ các vị thần tự nhiên. C. Thực hành lễ nghi nông nghiệp. D. Thờ cúng tổ tiên. Câu 2: Nét đặc sắc trong phong tục, tập quán của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là A. nhuộm răng đen, xăm mình. B. hoả táng người chết. C. ăn trầu cau, sùng bái thần Si-va. D. sùng bái núi thiên, thần rắn. Bài 11. Câu 3: Chữ viết Chăm ra đời trên cơ sở tiếp thu loại chữ viết nào? A. Chữ Hán B. Chữ Nôm. C. Chữ Phạn. D. Chữ La tinh. Câu 4. Nhà nước Phù Nam được tổ chức theo thể chế A. quân chủ chuyên chế. B. dân chủ tư sản. C. quân chủ lập hiến. D. dân chủ chủ nô. Câu 5: Nét văn hoá nào sau đây không có ở văn minh Phù Nam? A. Sùng bái núi thiêng. B. Mặc áo chui đầu. C. Thờ công chúa rắn. D. Múa giao duyên. Bài 12 Câu 6. Văn minh Đại Việt tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ X – XV. B. Thế kỉ X – XVIII. C. Thế kỉ X – XIX. D. Thế kỉ XI – XV. Câu 7: Nội dung nào sau đây là một trong những cơ sở hình thành nền văn minh Đại Viêt? A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. B. Hình thành từ việc lưu truyền các kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. C. Có nguồn gốc từ việc tiếp thu hoàn toàn văn minh bên ngoài. D. Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. Câu 8: Cơ sở nào quan trọng nhất dẫn đến hình thành nền văn minh Đại Việt? A. Có cội nguồn từ nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. B. Tiếp thu chọn lọc thành tựu của các nền văn minh bên ngoài. C. Tiếp thu chọn lọc thành tựu văn minh Trung Hoa. D. Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. Câu 9: Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành; sáu bộ trở thành cơ quan chức năng chủ chốt trong bộ máy triều đình. Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên… Đó là bộ máy nhà nước thời A. Lý. B. Trần. C. Lê sơ. D. Nguyễn. Câu 10: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”. Câu nói này của Trần Hưng Đạo thể hiện tư tưởng nào của dân tộc ta? A. “Tôn sư trọng đạo”. B. “Lấy dân làm gốc”. C. “Uống nước nhớ nguồn”. D. “Tự tôn dân tộc”. Câu 11: Tư tưởng, tôn giáo nào trở thành quốc giáo trong buổi đầu độc lập của Đại Việt? A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Hồi giáo. D. Công giáo. Câu 12: Nội dung nào sau đây phản ánh về sự ra đời của nền giáo dục Nho học Đại Việt? A. Thời Lê sơ dựng bia ghi danh tiến sĩ. B. Thời Tây Sơn ban Chiếu khuyến học. C. Thời Trần cho lập Quốc học viện. D. Thời Lý mở khoa thi chọn nhân tài. Trang 3/3
  2. Câu 13: Việc nhà Lê đặt lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám có ý nghĩa gì? A. Phát triển các ngành kinh tế. B. Vinh danh những người có công lao. C. Tôn vinh hiền tài, khuyến khích học tập. D. Phát triển nghệ thuật điêu khắc. Câu 14: Tác phẩm văn học nào sau đây không thuộc dòng văn học chữ Hán của nền văn minh Đại Việt? A. Truyện Kiều. B. Bình Ngô đại cáo. C. Nam quốc sơn hà. D. Hịch tướng sĩ. Câu 15: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước Đại Việt là A. Luật Hồng Đức. B. Luật Gia Long. C. Hình luật. D. Hình thư. Câu 16: Trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam, nền văn minh Đại Việt không mang ý nghĩa nào sau đây? A. Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt. B. Có giá trị lớn đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam. C. Góp phần to lớn tạo nên sức mạnh dân tộc chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập. D. Là nền tảng để dân tộc Việt Nam sánh ngang với các cường quốc trên thế giới. Câu 17: Dưới thời Lê sơ, tư tưởng, tôn giáo nào được nâng lên địa vị độc tôn? A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Hồi giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 18. Trên cơ sở tiếp thu và cải biến chữ La tinh, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào? A. Chữ Nôm. B. Chữ Quốc ngữ. C. Chữ Hán. D. Chữ Phạn. B14 Câu 19: Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có bao nhiêu dân tộc thiểu số? A. 52. B. 53. C. 54. D. 56. Câu 20: Theo phân chia thành phần dân tộc theo ngữ hệ ở Việt Nam, dân tộc Kinh thuộc ngữ hệ nào? A. Ngữ hệ Nam Á. B. Ngữ hệ Bắc Á. C. Ngữ hệ Đông Á. D. Ngữ hệ Tây Á. Câu 21: Hình ảnh sau thể hiện nội dung nào về hoạt động kinh tế của các dân tộc trên đất nước Việt Nam? Phiên chợ A. chợ đầu mối của người Kinh. B. chợ nổi của cư dân Nam bộ. C. chợ phiên của các dân tộc vùng cao. D. Trung tâm thương mại của người Tày. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (2 điểm): So sánh sự giống và khác nhau về đời sống vật chất của văn minh Phù Nam với văn minh Chăm - pa. Trang 3/3
  3. Câu 2 (1 điểm): Chứng minh rằng trong thời phong kiến Việt Nam, nhà nước luôn quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp. Câu 2 (1 điểm): Bằng những kiến thức đã học, em hãy chứng minh nhận định: văn học Đại Việt mang đậm tính dân tộc. Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0