intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC 2023 - 2024 Tổ : Sử- Địa- GDCD/KT&PL MÔN SỬ – Khối lớp 10 Thời gian làm bài : 45 phút(không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 03 trang) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 103 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Mặt trận dân tộc nào dưới đây được thành lập ở Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước? A. Mặt trận thống nhất nhân chủ Đông Dương. B. Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Câu 2. Dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, các địa điểm trao đổi hàng hóa với nước ngoài được hình thành ở vùng biên giới, như: A. Gia Định (TP. Hồ Chí Minh), Thăng Long (Hà Nội),… B. Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa),… C. Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam),… D. Thăng Long (Hà Nội), Vân Đồn (Quảng Ninh),… Câu 3. Nội dung nào dưới đây KHÔNG phản ánh đúng cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt? A. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. B. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh bên ngoài. C. Sao chép nguyên bản thành tựu văn minh Trung Hoa. D. Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Câu 4. Ở thế kỉ X, văn minh Đại Việt A. Có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu. B. Bước đầu được định hình. C. Phát triển mạnh mẽ và toàn diện. D. Có sự giao lưu với văn minh phương Tây. Câu 5. Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc A. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”. B. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”. C. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”. D. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”. Câu 6. Trong các thế kỉ từ XIII - XVI, các tôn giáo nào được du nhập vào Đại Việt? A. Phật giáo, Nho giáo. B. Phật giáo, Hin-đu giáo. C. Nho giáo, Đạo giáo. D. Hồi giáo, Thiên Chúa giáo. Câu 7. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc các thành tựu về: tôn giáo (Phật giáo), nghệ thuật, kiến trúc… từ nền văn minh nào dưới đây? A. Văn minh Hy Lạp - La Mã. B. Văn minh Lưỡng Hà. C. Văn minh Ấn Độ. D. Văn minh Phục hưng. 1/3 - Mã đề 103
  2. Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hoạt động sản xuất của hầu hết các dân tộc ở Việt Nam? A. Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm. B. Thương nghiệp đường biển là ngành kinh tế chính. C. Chăn nuôi gia súc, gia cầm là ngành kinh tế chủ đạo. D. Nông nghiệp có vai trò bổ trợ cho thủ công nghiệp. Câu 9. Chọn phương án sắp xếp các cuộc cải cách sau đây theo đúng trình tự thời gian. A. Cải cách của Lê Thánh Tông – cải cách của Hồ Quý Ly – cải cách của Minh Mạng. B. Cải cách của Hồ Quý Ly - cải cách của Minh Mạng - cải cách của Lê Thánh Tông C. Cải cách của Lê Thánh Tông – cải cách của Minh Mạng – cải cách của Hồ Quý Ly. D. Cải cách của Hồ Quý Ly - cải cách của Lê Thánh Tông - cải cách của Minh Mạng. Câu 10. Vua Lê Hiến Tông (1497 – 1504) đã viết: “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh. Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói này thể hiện điều gì? A. Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê B. Chính sách coi trọng nhân tài và loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và bảo cử D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước Câu 11. Đến thời Lê sơ, Nho giáo A. Được du nhập vào đại việt. B. Bị nhà nước phong kiến kìm hãm. C. Bị nhân dân bài trừ triệt để. D. Được nâng lên địa vị độc tôn. Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam? A. Chủ yếu canh tác ở đồng bằng. B. Chủ yếu canh tác ở nương rẫy. C. Canh tác lúa và các cây lương thực. D. Canh tác lúa bằng ruộng bậc thang. Câu 13. Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư là những tác phẩm tiêu biểu của A. Trần Khánh Dư. B. Tông Đản. C. Đào Duy Từ. D. Trần Quốc Tuấn. Câu 14. Nhân tố nào quyết định mọi thắng lợi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam? A. Phương tiện chiến đấu hiện đại. B. Sự ủng hộ, giúp đỡ của bên ngoài. C. Vũ khí tốt, thành lũy kiên cố. D. Lòng yêu nước, đoàn kết toàn dân. Câu 15. Nội dung nào dưới đây KHÔNG phản ánh đúng về tổ chức bộ máy nhà nước của Đại Việt thời phong kiến? A. Tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế. B. Không ngừng được củng cố, hoàn thiện. C. Vai trò quản lí của nhà nước ngày càng chặt chẽ. D. Tổ chức theo thể chế quân chủ lập hiến. Câu 16. Văn học Đại Việt bao gồm hai bộ phận, đó là A. Văn học dân gian và văn học viết. B. Văn học dân tộc và văn học ngoại lai. C. Văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ. D. Văn học chữ Hán và văn học chữ Quốc ngữ. 2/3 - Mã đề 103
  3. Câu 17. Nho giáo có hạn chế nào sau đây? A. Góp phần tạo nên một xã hội kỉ cương, khuôn phép và ổn định. B. Gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng giữa con người với nhau. C. Tạo ra sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi về xã hội. D. Tạo ra tâm lí bình quân, cào bằng giữa các thành viên trong xã hội. Câu 18. Các dân tộc Kinh, Mường, Thổ, Chứt thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây? A. Hmông, Dao. B. Việt - Mường. C. Tày - Thái. D. Môn - Khơme. Câu 19. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục? A. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa). B. Dinh Độc Lập (TP. Hồ Chí Minh). C. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). D. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). Câu 20. Kiểu nhà phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là A. Nhà cấp 4. B. Nhà trệt. C. Nhà mái bằng. D. Nhà sàn. Câu 21. Văn minh Phương Tây du nhập vào Đại Việt từ khoảng A. Thế kỉ XVI. B. Thế kỉ X. C. Thế kỉ XIII. D. Thế kỉ XX. Câu 22. Năm 1230, vua Trần Thái Tông đã cho soạn bộ luật nào? A. Luật Hồng Đức. B. Hình luật. C. Hình thư. D. Luật Gia Long. Câu 23. Hiện nay cơ quan nào giữ vai trò cao nhất tập trung khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong mặt trận thống nhất? A. Mặt trận Dân tộc Dân chủ. B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. C. Mặt trận Dân tộc Thống nhất. D. Mặt trận Dân chủ Việt Nam. Câu 24. Trịnh Hoài Đức là tác giả của bộ sách địa lí nào sau đây? A. Dư địa chí. B. Hồng Đức bản đồ. C. Gia Định thành thông chí. D. Phủ Biên tạp lục. Câu 25. Ngày nay sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được phát huy cao độ và trở thành nhân tố nào sau đây? A. Cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đất nước. B. Động lực của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. C. Tiền để của công cuộc đổi mới toàn diện và hội nhập. D. Nền tảng trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Câu 26. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ X – XV? A. Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề B. Đất nước độc lập, thống nhất và sự phát triển của nông nghiệp C. Nhân dân có nhu cầu tiếp thu thêm các nghề mới từ bên ngoài D. Nhu cầu sử dụng các mặt hàng thủ công trong nước tăng nhanh Câu 27. Cho đến nay, quốc hiệu tồn tại lâu dài nhất của Việt Nam là A. Đại Ngu. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Việt. D. Đại Nam. Câu 28. Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo A. Phật giáo. B. Hin-đu giáo. C. Hồi giáo. D. Thiên Chúa giáo. II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm ) Câu 29 (1,5 điểm). Trình bày sự ra đời và nội dung chung các bộ luật thành văn đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt. Câu 30 (1,5 điểm) Trình bày những nét chính về hoạt động kinh tế và đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam. ------ HẾT ------ 3/3 - Mã đề 103
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2