intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Dục, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Dục, Quảng Nam” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Dục, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DỤC MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 Phút( Không kể thời gian phát đề) (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 501 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5,0 ĐIỂM ) Câu 1: Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam sau khi A. đánh chiếm kinh thành Huế. B. đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai. C. kí Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt D. đánh chiếm Đà Nẵng. Câu 2: Trận đánh nào của quân ta gây được tiếng vang lớn khi Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, tướng giặc Gác-ni-ê tử trận? A. Trận đánh của 100 binh sĩ ở Ô Thanh Hà. B. Nhân dân Nam Định chống Pháp quyết liệt. C. Trận phục kích Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Nguyễn Tri Phương lãnh đạo binh lính bảo vệ thành Hà Nội. Câu 3: Đâu không phải là cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ? A. Khởi nghĩa Bãi Sậy B. Khởi nghĩa Yên Thế C. Khởi nghĩa Hương Khê D. Khởi nghĩa Ba Đình Câu 4: Ý nghĩa của phong trào Cần vương là A. Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cứu nước trong nhân dân. B. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập C. Tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX. D. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam Câu 5: Điểm khác biệt của giai đoạn sau trong phong trào Cần vương chống Pháp so với giai đoạn đầu là gì? A. Chỉ có vài cuộc khởi nghĩa nhỏ. B. Chủ động thương lượng với Pháp. C. Không còn sự lãnh đạo của triều đình. D. Chỉ diễn ra ở các tỉnh Trung Kì. Câu 6: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn được kí kết trong hoàn cảnh nào? A. Giặc Pháp chiếm đại đồn Chí Hòa và đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì một cách nhanh chóng. B. Triều đình bị tổn thất nặng nề, sợ hãi trước sức mạnh của quân Pháp. C. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang gặp khó khăn. D. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta dâng cao, khiến quân Pháp vô cùng bối rối. Câu 7: . Giai đoạn từ 1885 đến năm 1888, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì? A. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu. B. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân .Pháp C. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp. D. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu. Câu 8: Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kì rơi vào tay quân Pháp, thái độ của nhân dân ta như thế nào? A. Các đội nghĩa binh không chịu hạ vũ khí, phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi B. Nhân dân chán ghét triều đình, không còn tha thiết đánh Pháp C. Các đội nghĩa quân chống thực dân Pháp tự giải tán, nhân dân bỏ đi nơi khác sinh sống Trang 1/2 - Mã đề 501
  2. D. Nhân dân vừa sợ giặc Pháp, vừa sợ triều đình nên bỏ trốn Câu 9: Pháp lấy cớ gì để kéo quân ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873)? A. Giải quyết vụ Đuy-puy. B. Vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874. C. Vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1862. D. Điều tra tình hình. Câu 10: Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây theo đúng trình tự thời gian: 1. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội làn thứ nhất. 2. Phong trào phản đối triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Giáp Tuất dâng cao khắp cả nước. 3. Thực dân Pháp phái đại úy Gácniê đưa quân ra Bắc. A. 2,1,3 B. 3,1,2 C. 1,2,3 D. 3,2,1 Câu 11: Nội dung nào không đúng khi nhận xét về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX? A. Kết hợp đấu tranh vũ trang và thương lượng với Pháp. B. Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương. C. Phong trào đấu tranh trải qua hai giai đoạn phát triển. D. Địa bàn hoạt động ở các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì. Câu 12: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị thực dân Pháp chiếm vào năm 1867 là A. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang. B. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. C. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ. D. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang. Câu 13: Lãnh đạo chủ chốt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là A. Đề Thám B. Bá Phức C. Đề Nắm D. Đề Thuật Câu 14: Ai là người đã chỉ huy quân triều đình giữ thành Hà Nội khi Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai? A. Nguyễn Tri Phương. B. Tôn Thất Thuyết. C. Hoàng Diệu. D. Phan Thanh Giản. Câu 15: Sau thất bại của kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch A. “chinh phục từng gói nhỏ”. B. “chinh phục từng địa phương” C. “đánh chắc, tiến chắc”. D. “đánh lâu dài”. II. PHẦN TỰ LUẬN ( 5,0 ĐIỂM ) Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày phong trào kháng chiến chống Pháp ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874 ? Câu 2. a) (2,0 điểm) So sánh những điểm khác nhau giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế theo các tiêu chí sau: Các cuộc khởi nghĩa trong phong Nội dung Khởi nghĩa Yên Thế trào Cần vương Mục đích Lãnh đạo Địa bàn hoạt động Tính chất b) (1,0 điểm )Từ sự thất bại của các phong trào chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, bài học kinh nghiệm rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì? ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 501
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2