intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ 11 Nội Mức độ Tổng Chương dung/đ nhận % điểm TT ơn vị Nhận Thông Vận Vận /chủ đề biết hiểu dụng dụng kiến TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL thức 1 MỘT Cuộc 6 4 SỐ cải cách LỊCH Vị trí 5 5 2 SỬ và tầm BẢO Việt 5 1 3 1 VỆ Nam và Tổng 16 1 12 1 100% Tỉ lệ % 40% 20% 100% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II, LỚP 11 MÔN: LỊCH SỬ TT Chủ đề Nội Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/Đơn vị đánh giá kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 MỘT SỐ Cải cách Nhận biết 6 CUỘC CẢI của Minh - Trình bày LỊCH SỬ Vị trí và tầm Nhận biết 5 5 BẢO VỆ quan trọng - Xác định CHỦ Việt Nam và Nhận biết 6 3 1 2 QUYỀN, Biển Đông - Nêu được Tổng 17 12 1 Tỉ lệ 60 30 10
  2. Tỉ lệ chung 100 SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU Môn thi: LỊCH SỬ 11 Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. I. TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm ) PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua việc A. thành lập huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa B. thành lập đội Hoàng Sa, Bắc Hải và Trường Đà C. cho hoàn thiện tập Đại Nam nhất thống toàn đồ D. cử thủy quân ra tuần tra đảo định kì hàng năm Câu 2: Khu vực nào củaViệt Nam không giáp với Biển Đông? A. Đông Nam. B. Đông Bắc. C. Tây Bắc. D. Tây Nam. Câu 3: Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) tập trung vào lĩnh vực chủ yếu nào sau đây? A. Kinh tế B. Văn hóa C. Hành chính D. Quốc phòng Câu 4: Cuộc cải cách hành chính lớn nhất của vương triều Nguyễn được tiến hành dưới thời vua A. Gia Long. B. Minh Mạng. C. Tự Đức. D. Thiệu Trị. Câu 5: Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) được thực hiện trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
  3. A. Chế độ quân chủ chuyên chế đang trong thời kì thịnh trị. B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh C. Đất nước đứng trước nguy cơ xâm lược từ nhà Thanh D. Bộ máy chính quyền nhà nước chưa hoàn thiện, đồng bộ Câu 6: Để hoàn thiện bộ máy chính quyền Trung ương, vua Minh Mạng đã cho thành lập một số cơ quan mới có tên là A. Lục bộ, Lục khoa, Lục tự B. Đô ty, Thừa ty, Hiến ty C. Đô sát viện, Cơ mật viện D. Thông chính ty, Quốc Tử Giám Câu 7: Trong cuộc cải cách nửa đầu thế kỉ XIX,vua Minh Mạng đã phân chia bộ máy chính quyền địa phương thành các cấp nào sau đây? A. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện/châu, xã. B. Tỉnh/thành phố, huyện/châu, xã C. Lộ, trấn, phủ, huyện/châu, xã D. Tỉnh, phủ, huyện/châu, tổng, xã. Câu 8: Biển Đông là vùng biển thuộc A. Ấn Độ Dương. B. Địa Trung Hải. C. Đại Tây Dương. D. Thái Bình Dương. Câu 9: Nội dung nào sau đây thể hiện tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông? A. Có nguồi tài nguyên thiên nhiên biển phong phú. B. Là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp nhất trên thế giới. C. Là tuyến hàng hải nối Thái Bình Dương với Bắc Băng Dương D. Là tuyến giao thông hàng hải duy nhất trên biển. Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tầm quan trọng của Biển Đông về quốc phòng, an ninh đối với Việt Nam ? A. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển đa dạng B. Là con đường giao thương giữa các vùng trong cả nước. C. Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương mại hàng hải D. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa. Câu 11: Với vị trí địa lý và tài nguyên phong phú của Biển Đông, Việt Nam có thể khai thác phát triển nhiều ngành mũi nhọn, ngoại trừ A. giao thông hàng hải B. du lịch biển C. công nghiệp khai khoáng D. chăn nuôi gia cầm Câu 12: Biển Đông là vùng biển chung của 9 quốc gia ở châu Á, trong đó có A. Ấn Độ B. Trung Quốc C. Nhật Bản D. Lào Câu 13: Ngành kinh tế nào sau đây của Biển Đông được đẩy mạnh nhờ hệ sinh vật đa dạng dưới đáy biển và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp? A. Nuôi trồng thủy, hải sản. B. Khai thác khoáng sản. C. Du lịch biển. D. Đánh bắt cá. Câu 14: Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số nước thuộc khuvực nào sau đây? A. Châu Á B. Châu Âu. C. Châu Phi. D. Châu Mĩ. Câu 15: Vùng biển nào sau đây là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương?
  4. A. Biển Đỏ. B. Biển Địa Trung Hải.C. Biển Đông. D. Biển Đen. Câu 16: Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) nhằm thực hiện một trong những mục đích nào sau đây? A. Tập trung quyền lực vào tay vua B. Thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa C. Ngăn ngừa nguy cơ giặc ngoại xâm D. Khôi phục nền giáo dục Nho học Câu 17: Hệ thống các cảng nước sâu và cảng trung bình được xây dựng dọc Biển Đông là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển ngành kinh tế chủ yếu nào sau đây? A. khai thác tài nguyên biển. B. thương mại hàng hải. C. nuôi trồng thủy sản. D. nông nghiệp lúa nước. Câu 18: Eo biển Ma – lắc – ca là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng, kết nối nhiều nước châu Á, trong đó có 3 nước đông dân của thế giới là In – đô – nê – xi – a, Trung Quốc và A. Ai Cập B. Mông Cổ C. Ấn Độ D. Liên bang Nga Câu 19: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chính quyền Pháp đại diện cho Việt Nam trong quan hệ đối ngoại đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua việc A. xây dựng trạm khí tượng B. thành lập đội Hoàng Sa C. thành lập đội Bắc Hải D. xây dựng sân bay lớn Câu 20: Bờ biển nước ta dài khoảng 3260 km, kéo dài từ A. tỉnh Nam Định đến tỉnh Bình Thuận. B. tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang. C. tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh An Giang D. tỉnh Thái Bình đến tỉnh Cà Mau. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Nội các là một cơ yếu, phải đặc cách chọn lấy những bề tôi chầu hầu tùy tùng ở bên nhà vua khiến cho ra vào gần gụi đề phòng khi cần hỏi han. Những người sung vào chức đó thì lấy ở hàng quan Tam, Tứ phẩm trong các bộ, các viện, còn các thuộc viên thì lấy những người có chức hàm trong Viện hàn lâm sung vào, các bậc thì ở dưới Lục bộ. Phàm những sắc, chiếu, sớ tấu, sách vở, ghi chép, hoặc xem xét giấy tờ, đều thuộc tòa Nội các cả; những viên chức đó đều tùy theo công việc nặng nhẹ, nhiều ít, chước lượng mà chia ra từng tào để cho có chuyên trách”. (Lời dụ của Minh Mạng, trích trong: Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004) a. Nội các là một trong những cơ quan chủ chốt của triều đình phong kiến trung ương nhà Nguyễn từ thời vua Minh Mạng. b. Toàn bộ các thành viên của Nội các đều lấy từ các chức quan ở trong Lục bộ c. Theo lời dụ của Minh Mạng, một trong những nhiệm vụ của Nội các là giúp vua khởi thảo sắc, chiếu, sớ tấu… d. Nội các chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhà vua, đồng thời chịu sự giám sát của Lục bộ và các cơ quan chuyên môn khác. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Biển Đông là nơi cư trú của 12 nghìn loài sinh vật, trong đó có khoảng 2040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú… Trong khu vực này, tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn. Khu vực thềm lục địa của biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn trũng Bru – nây, Nam Côn sơn, Hoàng Sa,…” (Nguyễn Văn Âu, Địa lí tự nhiên Biển Đông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.33, 71 – 72)
  5. a. Đoạn trích cung cấp thông tin về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở Biển Đông. b. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông rất phong phú đa dạng, nhưng chỉ có động vật mà không có thực vật. c. Dầu khí là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản đặc biệt quan trọng ở Biển Đông. d. Nguồn dầu khí ở Biển Đông chỉ có thể được khai thác ở 3 địa điểm: bồn trũng Bru – nây, Nam Côn sơn, Hoàng Sa. II. TỰ LUẬN ( 3 điểm ) Câu 1. ( 2 điểm ). Nêu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm ? Câu 2. ( 1 điểm ). Liên hệ với địa phương em hoặc địa phương khác mà em biết ( tỉnh/thành phố ), chỉ ra một số vai trò của biển đối với việc phát triển kinh tế ? ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU Môn thi: LỊCH SỬ 11 I. TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm ) PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu Phương án Đáp án Câu Phương án Đáp án
  6. a Đ a Đ Câu 1 Câu 2 b S b S c Đ c Đ d S d S II. TỰ LUẬN ( 3 điểm ) Câu 1. ( 2 điểm ). Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm. - Phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn: khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch. - Trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam có khả năng khai thác hàng năm đạt 2,3 triệu tấn. - Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khoảng gần 550 triệu tấn dầu, trên 600 tỉ m3 khí. - Vùng ven biển có tiềm năng lớn về quặng sa khoáng: ti-tan, thiếc, vàng, sắt, man-gan, đất hiếm,.. - Đường bờ biển dài, nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên, tạo điều kiện phát triển du lịch, nghỉ dưỡng biển hiện đại: Hạ Long, Cửa Lò, Nha Trang, Phú Quốc,… - Xây dựng các cảng biển nước sâu (Cái Lân, Dung Quất, Cam Ranh,…) và cảng trung bình (Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn,…). => Là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường khu vực và quốc tế. Hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển này. - Xây dựng các trạm trung chuyển, dừng chân tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phục vụ tuyến đường vận tải biển quốc tế. Câu 2. ( 1 điểm ). Liên hệ - Biển tạo điều kiện cho ngành kinh tế mũi nhọn phát triển là ngành thuỷ sản, đóng tàu, dầu khí, giao thông hàng hải, du lịch,...Trong đó: + Với ngành giao thông vận tải thì biển Đông tạo điều kiện xây dựng những cảng biển lớn để vận chuyển hàng hoá trong đó có 10 địa điểm xây dựng được cảng biển nước sâu và nhiều cảng biển nhỏ khác. Từ phát triển cảng sẽ kéo theo các ngành về đóng tàu phát triển. + Biển mang lại cho người dân tài nguyên về thuỷ sản đa dạng phong phú, giúp nước ta phát triển kinh tế ngành thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn với vị trí đứng thứ 3 về ngành xuất khẩu của cả nước; + Biển nước ta có trữ lượng tài nguyên về dầu khí lớn. Tài nguyên này giúp cho ngành dầu khí phát triển. + Đường bờ biển dài và nhiều bãi biển đẹp đã giúp cho nhân ta phát triển ngành du lịch biển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2