intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

  1. SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN Năm học 2023-2024 Môn: LỊCH SỬ - Lớp: 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 14/5/2024 (Đề gồm có 04 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và Số báo Mã đề 137 tên: ............................................................................ danh: ....... A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Câu 1. Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế vì A. bị nhiều cường quốc lớn chi phối, khống chế. B. tập trung nhiều tuyến đường biển chiến lược. C. là tuyến đường biển duy nhất trên thế giới. D. ít có sự hoạt động của áp thất nhiệt đới, bão. Câu 2. Ngày nay, quần đảo Hoàng Sa thuộc địa phận tỉnh, thành nào của Việt Nam? A. Cần Thơ. B. Hải Phòng. C. Hà Nội. D. Đà Nẵng. Câu 3. Cuộc cải cách Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) được thực hiện trong bối cảnh A. tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất ở địa phương đã khắc phục. B. bộ máy hành chính nhà nước phong kiến cơ bản đã hoàn chỉnh. C. đất nước vừa trải qua thời gian chiến tranh, bị chia cắt lâu dài. D. vua Gia Long đã tiến hành cuộc cải cách hành chính hoàn chỉnh. Câu 4. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, việc dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu nhằm A. khẳng định nền giáo dục Nho học của nước Đại Việt. B. trùng tu, mở rộng, làm mới Văn Miếu – Quốc Tử Giám. C. đề cao Nho học và tôn vinh những người đỗ đại khoa. D. ghi số lượng những người đỗ Tiến sĩ qua các kì thi Hội. Câu 5. Trong cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX), quy định của chế độ “hồi tỵ” là gì? A. Người thân, tôn thất, dòng họ của vua không làm quan cùng chỗ. B. Anh, em, cha, con, thầy, trò không được làm quan cùng một chỗ. C. Mở rộng phạm vi đưa quan lại triều đình đến địa phương cai trị. D. Đưa những người thi đỗ đạt về làm quan đứng đầu ở quê quán. Câu 6. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi? A. Kháng chiến chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn. B. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần. C. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền. D. Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung. Câu 7. Đối với Việt Nam, biển Đông là “cửa ngõ” để giao lưu kinh tế và hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là với khu vực A. châu Á - Châu Đại Dương. B. châu Á - Thái Bình Dương. C. châu Đại Dương - Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương - Bắc Băng Dương. Câu 8. Yếu tố nào là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến cải cách của Hồ Quý Ly đầu Mã đề 137 Trang 4/4
  2. thế kỉ XV không thành công? A. Sự uy hiếp của các thế lực ngoại xâm. B. Tiềm lực đất nước hoàn toàn suy sụp. C. Lòng dân không thuận theo nhà Hồ. D. Sự chống đối của thế lực phong kiến cũ. Câu 9. Một trong những công trình sử học và địa lí ghi chép về cương vực, lãnh thổ và hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là A. Phủ biên tạp lục. B. Bình Ngô đại cáo. C. Lam Sơn thực lục. D. Ức Trai thi tập. Câu 10. Nội dung nào phản ánh không đúng về vai trò của Biển Đông đối với Việt Nam? A. Đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. B. Là con đường duy nhất để hàng hóa xuất-nhập khẩu với bên ngoài. C. Là điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách trong nước cũng như quốc tế. D. Là “cửa ngõ” để Việt Nam giao lưu kinh tế và hợp tác quốc tế. Câu 11. Biển Đông đóng vai trò là tuyến phòng thủ phía đông của Việt Nam vì lí do nào sau đây? A. Có nhiều đảo và quần đảo hợp thành tuyến phòng thủ. B. Là biển nông cạn nên các tàu chiến cỡ lớn khó ra vào. C. Có rất ít các đảo che chắn nên có thể quan sát từ xa. D. Do bốn mặt giáp Biển Đông nên rất thuận lợi phòng thủ. Câu 12. Đối với các tranh chấp chủ quyền biển, đảo, Việt Nam chủ trương A. giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình. B. nhân nhượng, thỏa hiệp với các nước để đổi lấy hòa bình. C. dùng vũ lực quân sự để giữ và giành lại các đảo đã mất. D. kiên quyết sử dụng pháp lí để kiện ra tòa án quốc tế. Câu 13. Nội dung nào sau đây là một trong những khó khăn của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp trên Biển Đông hiện nay? A. Các Ủy viên thường trực của Liên Hợp Quốc điều ủng hộ Trung Quốc. B. Quân lực của nước ta quá yếu so với các nước tranh chấp Biển Đông. C. Thiếu các bằng chứng pháp lí để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. D. Tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia. Câu 14. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của A. Đan Mạch. B. Thụy Điển. C. Nam Phi. D. Việt Nam. Câu 15. Đối với các tranh chấp chủ quyền biển, đảo, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình với tinh thần A. đề cao vai trò của tòa án quốc tế. B. thỏa hiệp để đổi lấy hòa bình. C. hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. D. không nhượng bộ trong mọi hoàn cảnh. Câu 16. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai trò nào sau đây? A. Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt. B. Củng cố vị thế cường quốc kinh tế của Việt Nam. C. Khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự. D. Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Mã đề 137 Trang 4/4
  3. Câu 17. Nội dung sau đây là thái độ của các nước tham dự Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô (9-1951), khi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố? A. Mĩ phản đối quyết liệt và không được hội nghị thông qua. B. Trung Quốc phản đối quyết liệt và không được thông qua. C. Các nước Đông Nam Á phản và không được thông qua. D. Không có quốc gia nào tham dự hội nghị phản đối. Câu 18. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông được thể hiện ở điểm nào sau đây? A. Là tuyến giao thông hàng hải duy nhất trên biển. B. Ít có sự hoạt động của áp thất nhiệt đới, bão. C. Ít có các đảo, quần đảo lớn bao bọc xunh quanh. D. Có nguồi tài nguyên thiên nhiên phong phú. Câu 19. Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh đối với nhiều quốc gia ven biển vì lí do nào sau đây? A. Biển Đông là tuyến vận tải biển quan trọng bậc nhất nối châu Á và châu Âu. B. Đây là con đường duy nhất kết nối trực tiếp vùng biển châu Âu với biển Ả rập. C. Biển Đông là tuyến vận tải đường biển ngắn nhất từ châu Âu sang châu Á. D. Nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục. Câu 20. Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông từng bước tiến hành cải cách nhằm A. xóa bỏ tình trạng phân tán quyền lực, thống nhất đất nước. B. tăng cường bình đẳng, dân chủ và hạn chế phân quyền. C. tăng cường quyền lực của vua và bộ máy nhà nước. D. đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp tiên tiến. Câu 21. Đối với Việt Nam, hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có vai trò quan trọng nào sau đây ? A. Là nền tảng duy nhất để Việt Nam phát triển công nghiệp nặng. B. Đảm bảo nguồn an ninh lương thực cho nhân dân Việt Nam. C. Xây dựng thành cơ sở hậu cần-kĩ thuật phục vụ hoạt động kinh tế. D. Là tuyến đường duy nhất để Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản. Câu 22. Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam được thể hiện ở điểm nào sau đây? A. Phát triển kinh tế biển đa dạng với nhiều ngành. B. Là nơi có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. C. Là nơi có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng. D. Là khu vực tập trung các tuyến đường chiến lược. Câu 23. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc A. diễn ra khi đất nước có độc lập. B. diễn ra sôi nổi, liên tục và mạnh mẽ. C. các cuộc khởi nghĩa đều thắng lợi. D. diễn ra trên phạm vi cả nước và ở nước khác. Câu 24. Đối với Việt Nam, việc xác định chủ quyền của đối với các đảo và quần đảo ở Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng vì A. đây là cơ sở để khẳng định chủ quyền của Việt Nam với vùng biển và thềm lục địa. B. các đảo và quần đảo của Việt Nam điều có tiềm năng kinh tế lớn nhất thế giới. C. các đảo và quần đảo đều nằm rất xa với đất liền của nước Việt Nam. D. các đảo và quần đảo là bộ phận chủ quyền dễ bị các nước xâm lược nhất. Mã đề 137 Trang 4/4
  4. Câu 25. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc là A. chính quyền đô hộ của phương Bắc khủng hoảng, tổ chức lỏng lẻo. B. do ách cai trị, bóc lột nặng nề của chính quyền đô hộ phương Bắc. C. nhân dân Việt Nam đã thiết lập được chính quyền vững mạnh. D. do mâu thuẫn của các thủ lĩnh người Việt với chính quyền đô hộ. Câu 26. Cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV có điểm tiến bộ nào sau đây? A. Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường. B. Nho giáo trở thành tư tưởng chủ đạo trong xã hội. C. Xác lập thể chế quân chủ trung ương tập quyền. D. Nền giáo dục, khoa cử từng bước phát triển. Câu 27. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự nào sau đây? A. Chủ động tiến công. B. Đánh nhanh, thắng nhanh. C. Vây thành, diệt viện. D. Vườn không nhà trống. Câu 28. Tại trận Chúc Động - Tốt Động, nghĩa quân Lam Sơn đã tổ chức đánh quân Minh như thế nào? A. Cố thủ và chờ viện binh để tấn công quân Minh. B. Xây dựng hệ thống phòng tuyến quân sự kiên cố. C. Bố trí mai phục, phục kích khi địch rơi vào trận địa. D. Tấn công trực tiếp vào căn cứ của quân Minh. B. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Hãy phân tích tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với giao thông trên biển và sự phát triển của kinh tế nước ta? Câu 2 (1.0 điểm) Nêu những việc làm mà một công dân có thể đóng góp cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. ------ HẾT ------ Mã đề 137 Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2