Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Hậu Giang
lượt xem 1
download
Gửi đến các bạn Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Hậu Giang giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Hậu Giang
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 12 TỈNH HẬU GIANG NĂM HỌC 2019-2020 Môn thi: Lịch Sử - Giáo dục trung học phổ thông ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có 04 trang) Họ và tên thí sinh: ................................................................................................... Số báo danh:............................................................................................................. Mã đề thi 401 Câu 1. Sau chiến thắng Đường 14 - Phước Long, Bộ Chính trị Trung ương đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 vì A. quân ta ngày càng trưởng thành, phát triển lực lượng về mọi mặt. B. Mĩ không viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Sài Gòn. C. sự bất lực của chính quyền Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại của Mĩ là rất hạn chế. D. Mĩ phải rút quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ về nước, không thể tham chiến tại miền Nam. Câu 2. Quân đồng minh của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là lực lượng A. quân Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Pháp. B. quân Hàn Quốc, Thái Lan, Philípin, Pháp, Niu Dilân. C. quân Anh, ý, Thái Lan, Philípin, Niu Dilân. D. quân Hàn Quốc, Thái Lan, Philípin, Ôxtrâylia, Niu Dilân. Câu 3. Đại hội nào của Đảng ta đã mở đầu cho công cuộc đổi mới đất nước? A. Đại hội VII (6-1991). B. Đại hội VI (12-1986). C. Đại hội III (9-1960). D. Đại hội II (2-1951). Câu 4. Với thắng lợi nào của quân dân ta đã buộc Mĩ thừa nhận thất bại hoàn toàn loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam? A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. B. Hiệp định Pari năm 1973. C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. Câu 5. Ngày 10/10/1954 đã đi vào lịch sử Việt Nam với ý nghĩa là ngày A. quân Pháp rút khỏi miền Bắc. B. giải phóng thủ đô Hà Nội. C. kí hiệp định Giơnevơ. D. Trung ương Đảng và Bác Hồ về Hà Nội. Câu 6. Để hạn chế sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc với cuộc kháng chiến của nhân dân ta, Mĩ đã dùng thủ đoạn trên lĩnh vực A. ngoại giao. B. kinh tế. C. chính trị. D. quân sự. Câu 7. Năm 1960, tại Bến Tre đã nổ ra phong trào đấu tranh tiêu biểu nào? A. Ấp Bắc. Trang 1/6- Mã Đề 601
- B. Phá ấp chiến lược. C. Chống bình định. D. Đồng khởi. Câu 8. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân ta đã buộc Mĩ phải A. tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. huy động quân đội các nước đồng minh của Mĩ tham chiến. C. kết thúc chiến tranh ở Việt Nam và rút quân về nước. D. dùng thủ đoạn ngoại giao như thỏa hiệp với Trung Quốc và hòa hõan với Liên Xô để gây sức ép với ta. Câu 9. Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ huy quân đội Sài Gòn có từ khi Mĩ thực hiện chiến lược A. “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968). B. “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973). C. “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965). D. “Chiến tranh đơn phương” (1954-1960). Câu 10. Chiến thắng Vạn Tường (1965) đã chứng minh khả năng gì của quân dân ta trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ? A. Có khả năng đánh thắng quân Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ”. B. Chiến thắng Mĩ trên mặt trận chính trị trong “Chiến tranh cục bộ”. C. Đánh thắng hoàn toàn quân Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. D. Chiến thắng Mĩ trên mặt trận ngoại giao trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Câu 11. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn (11-1975) đã A. quyết định bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất, Ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam. B. thông qua những chính sách đối nội, đối ngoại quan trọng của nước Việt Nam thống nhất. C. thông qua và quyết định đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. D. nhất trí hoàn toàn chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Câu 12. Thành phố Sài Gòn - Gia Định đã được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh từ sự kiện nào? A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung tiến hành ngày 25/4/1976. B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975. C. Hội nghị Trung ương lần thứ 24 (9/1975) hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. Quốc hội khóa VI kì họp đầu tiên từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976. Câu 13. Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là A. quân các nước đồng minh của Mĩ, quân Mĩ, sử dụng vũ khí, trang bị của Mĩ. B. quân viễn chinh Mĩ và quân đội Sài Gòn với vũ khí, trang bị của Mĩ. C. quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị của Mĩ. D. liên quân Mĩ và đồng minh và quân đội Sài Gòn, với vũ khí, trang bị của Mĩ. Câu 14. Nội dung nào không phản ánh đúng đường lối đổi mới về chính trị của Đảng ta? A. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. B. Phát huy dân chủ nội bộ, thực hiện đa nguyên, đa đảng. C. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. D. Thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị và hợp tác quốc tế. Câu 15. Chiến thắng của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại lần thứ hai của Mĩ được coi như A. trận Chi Lăng. B. trận “Điện Biên Phủ trên không”. C. trận Bạch Đằng. Trang 2/6- Mã Đề 601
- D. trận Đống Đa. Câu 16. Một trong những chủ trương đổi mới của Đảng ta về kinh tế là A. phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. B. phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. C. cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông - công - thương nghiệp tư bản tư doanh. D. xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, đối ngoại hòa bình. Câu 17. Điều khoản nào của Hiệp định Giơnevơ chưa được thực dân Pháp thực hiện khi rút khỏi miền Nam Việt Nam vào 5/1956? A. Lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải - Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời. B. Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. C. Các bên thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương. D. Tổ chức Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc. Câu 18. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai thể chế chính trị khác nhau là đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau khi kí A. Hiệp định Pari. B. Hiệp ước Hoa - Pháp. C. Hiệp định Giơnevơ. D. Hiệp định Sơ bộ. Câu 19. Bình định miền Nam trong 18 tháng là nội dung cơ bản của kế hoạch A. Giônxơn - Mác Namara. B. Xtalây - Taylo. C. Nava. D. Đờ Lát đơ Tátxinhi. Câu 20. Sự kiện nào biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ? A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968. B. Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” năm 1971. C. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương năm 1970. D. Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đập tan cuộc hành quân của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn năm 1970. Câu 21. Sự kiện lich sử nào có ý nghĩa “từ cuộc tiến công chiến lược phát triển thành cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam”? A. giải phóng Đà Nẵng. B. giải phóng Quảng Trị. C. giải phóng Sài Gòn. D. giải phóng Tây Nguyên. Câu 22. Hướng tiến công chủ yếu của quân ta trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 là A. Liên Khu V. B. Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ. D. Quảng Trị. Câu 23. Nội dung nào phản ánh không đúng nhiệm vụ cách mạng hai miền Nam - Bắc sau Hiệp định Giơnevơ 1954? A. Miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất. B. Miền Bắc tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. C. Đất nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. D. Miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trang 3/6- Mã Đề 601
- Câu 24. Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta? A. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”. B. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh của Mĩ. C. Đã đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “ngụy nhào”. D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”. Câu 25. Thắng lợi nào dưới đây của quân dân ta được xem là “đòn trinh sát” chiến lược, tạo tiền đề cho Trung ương Đảng thêm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam? A. Chiến thắng Tây Nguyên. B. Chiến thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh. C. Chiến thắng Phước Long. D. Chiến thắng Xuân Lộc. Câu 26. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược A. “Chiến tranh đơn phương”. B. “Chiến tranh cục bộ”. C. “Chiến tranh tổng lực”. D. “Việt Nam hóa chiến tranh”. Câu 27. Nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng và nhân dân ta sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi là A. khôi phục và phát triển kinh tế. B. phát triển văn hóa, giáo dục. C. hàn gắn vết thương chiến tranh. D. thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 28. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết định và thông qua nhiều vấn đề quan trọng, ngoại trừ A. đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước, cũng như của cách mạng từng miền. B. quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam để trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở đây. C. thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. D. bầu Ban Chấp hành Trung ương mới và bầu Bộ Chính trị. Câu 29. Đâu là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên buộc Mĩ phải thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam? A. Hiệp định Pari (1-1973). B. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (7-1954). C. Hiệp định Sơ bộ (3-1946). D. Tạm ước (9-1946). Câu 30. Đâu là nguyên nhân khách quan đã trở thành truyền thống, góp phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc Việt Nam? A. Mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ nước Mĩ về cuộc chiến tranh Việt Nam. B. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới đối với cuộc chiến tranh Việt Nam. C. Tinh thần đoàn kết, phối hợp chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương chống kẻ thù chung. D. Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Câu 31. Mĩ tiến hành ở miền Nam chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nhằm thực hiện âm mưu cơ bản là A. lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. B. dùng người Việt đánh người Việt. C. kết thúc chiến tranh. Trang 4/6- Mã Đề 601
- D. tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta. Câu 32. Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định Đảng ta phải tiến hành công cuộc đổi mới đất nước là do A. sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật tác động mạnh mẽ đến nước ta. B. những thay đổi của tình hình thế giới và mối quan hệ giữa các nước trên thế giới. C. đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội. D. cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Câu 33. Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian 3 sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra trong năm 1960 ở Việt Nam? A. Đại hội Đảng lần III, phong trào Đồng khởi, thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. B. Thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, phong trào Đồng khởi, Đại hội Đảng lần III. C. Phong trào Đồng khởi, thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Đại hội Đảng lần III. D. Phong trào Đồng khởi, Đại hội Đảng lần III, thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Câu 34. Từ chiến lược chiến tranh nào của Mĩ, ta vừa đánh địch trên chiến trường, vừa đấu tranh với địch trên bàn đàm phán? A. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. C. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”. Câu 35. So với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” có điểm mới là mở rộng chiến tranh A. xâm lươc Lào. B. xâm lược Campuchia. C. ra toàn Đông Dương. D. phá hoại ra miền Bắc. Câu 36. Điểm giống nhau giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là những thắng lợi quân sự quyết định buộc Pháp - Mĩ phải A. kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược. B. rút quân về nước, đề ra chiến lược mới. C. kí hiệp định với ta. D. chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Câu 37. Các chiến lược chiến tranh mà đế quốc Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong những năm 19541975 có nhiều điểm giống nhau, ngoại trừ A. đều là những chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ. B. thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. C. có sự trợ giúp của quân đội các nước đồng minh như Anh, Pháp, Hàn Quốc. D. đều sử dụng chính sách bình định để chiếm đất, giành dân. Câu 38. Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong thời kì chống Mĩ cứu nước là gì? A. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn. B. Đồng thời thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc. C. Thực hiện cách mạng XHCN, cải cách ruộng đất, làm nghĩa vụ hậu phương ở miền Bắc. D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cơ cở vật chất kĩ thuật của CNXH. Câu 39. Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976 ở nước ta là A. tình hình đất nước có những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội. B. được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại trên thế giới. Trang 5/6- Mã Đề 601
- C. đối mặt với những nguy cơ đe dọa của thù trong, gịặc ngoài. D. được tiến hành ngay sau những thắng lợi to lớn của dân tộc Việt Nam. Câu 40. Sự kiện nào đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc Việt Nam (1954-1975)? A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. C. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973. D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. Trang 6/6- Mã Đề 601
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 302 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 331 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 695 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 278 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 92 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p | 66 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 209 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 133 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn