intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY Môn: Lịch sử – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 04 trang) MÃ ĐỀ 601 Họ và tên: ………………………………………………… SBD:……………… Lớp:………….. Câu 1: Bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam được rút ra từ thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là A. chỉ đạo sâu sát cho cách mạng cả hai miền Nam -Bắc. B. tập trung chỉ đạo cho công cuộc giải phóng dân tộc. C. chỉ đạo kịp thời xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. D. mềm dẻo, linh hoạt trong thực hiện chỉ đạo cách mạng. Câu 2: Nét nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của Đảng Lao động Việt Nam là A. bám sát tình hình, ra quyết định chính xác, linh hoạt, đúng thời cơ. B. kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của các lực lượng vũ trang. C. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng. D. quyết định tổng công kích, tạo thời cơ để tổng khởi nghĩa thắng lợi. Câu 3: Niên đại 25-4-1976 phù hợp với sự kiện nào sau đây? A. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất. B. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước lần thứ hai. C. Hội nghị hiệp thương thống nhất đất nước. D. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước lần thứ nhất. Câu 4: Sau chiến thắng Đường 14-Phước Long đầu năm 1975 của quân dân miền Nam Việt Nam, Mĩ có phản ứng nào sau đây? A. Rút toàn bộ cố vấn quân sự về nước. B. Dùng áp lực đe dọa từ xa. C. Tiến công lên Việt Bắc. D. Tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh. Câu 5: Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ được triển khai thực hiện ở miền Nam Việt Nam sau sự kiện nào? A. Chiến thắng của ta ở Ấp Bắc (Mỹ Tho). B. Thất bại của Mĩ trong việc lập ấp chiến lược. C. Phong trào “Đồng khởi” của ta thắng lợi. D. Thất bại của Mĩ trong "Chiến tranh đặc biệt". Câu 6: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau năm 1975 ở nước ta là gì? A. Góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. B. Là cơ sở để Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. C. Tạo điều kiện đưa miền Nam đi lên chủ nghĩa xã hội. D. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước. Câu 7: Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) của nhân dân miền Nam Việt Nam đã A. làm sụp đổ hoàn toàn chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. B. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. C. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. D. làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Trang 1/4 – Mã đề 601
  2. Câu 8: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8-1965, chứng tỏ điều gì? A. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã lớn mạnh mọi mặt. B. Quân viễn chinh Mĩ và đồng minh đã mất khả năng chiến đấu. C. Ta đã đánh bại hoàn toàn "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ. D. Mở ra khả năng đánh thắng Mĩ của quân và dân miền Nam. Câu 9: Trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ đã sử dụng thủ đoạn ngoại giao nào gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta? A. Tăng cường quan hệ với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. B. Liên kết với đồng minh để tăng cường lực lượng quân sự. C. Chỉ đạo tay sai lật đổ chính phủ ở Lào và Campuchia. D. Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô. Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào "Đồng Khởi"(1959-1960) ở miền Nam Việt Nam? A. Đưa cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. B. Giáng một đòn mạnh vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam. C. Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960). D. Làm phá sản chiến lược hoàn toàn "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ. Câu 11: Thuận lợi cơ bản nhất của nước ta sau 1975 là gì? A. Có miền Bắc XHCN, miền Nam hoàn toàn giải phóng B. Các nước XHCN tiếp tục ủng hộ ta. C. Đất nước đã được độc lập, thống nhất. D. Nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được. Câu 12: Cho dữ liệu sau: 1. Phong trào Đồng khởi bùng nổ ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh. 2. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực đánh đổ chính quyền Mĩ-Diệm. 3. Phong trào đầu tiên bùng nổ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái, Trà Bồng. 4. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo thứ tự thời gian. A. 2;1;3;4 B. 2;3;1;4 C. 3;2;1;4 D. 1;3;2;4 Câu 13: Nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền Bắc - Nam Việt Nam sau năm 1954 là A. đấu tranh chính trị hòa bình chống chính quyền Mĩ - Diệm. B. hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. C. tiếp tục tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. D. hoàn thành thống nhất đất nước về lĩnh vực nhà nước. Câu 14: Từ thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” để lại cho cách mạng miền Nam kinh nghiệm gì? A. Kết hợp giữa đấu tranh binh vận và đấu tranh chính trị. B. Phải kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. C. Đảng phải kịp thời đề ra chủ trương cách mạng phù hợp. D. Sử dụng bạo lực cách mạng là chủ yếu trong đấu tranh. Câu 15: Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (7 – 1973) đã nhận định kẻ thù của cách mạng miền Nam là A. đồng minh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. B. đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu. C. đế quốc Mĩ và đồng minh của Mĩ. D. chính quyền Sài Gòn. Trang 2/4 – Mã đề 601
  3. Câu 16: Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì? A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. B. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. C. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc – Nam. Câu 17: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành bằng lực lượng chủ yếu là A. quân đội Sài Gòn. B. cố vấn quân sự Mĩ. C. quân đội Mĩ. D. quân đồng minh Mĩ. Câu 18: Ý nghĩa giống nhau cơ bản giữa chiến thắng trận Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2-1-1963 và chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8-1965. A. hai chiến thắng trên đều là những thắng lợi quyết định làm phá sản các loại hình chiến tranh của Mĩ. B. đều chứng tỏ tinh thần kiên cướng bất khuất của nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mĩ cứu nước. C. đều thể hiện sức mạnh vũ khí của Liên Xô và các nước XHCN giúp đỡ cho cách mạng Việt Nam. D. đều chứng minh khả năng quân dân miền Nam có thể đánh chiến lược chiến tranh mới của Mĩ. Câu 19: Tính đến năm 1964, từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ, chứng tỏ A. chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ phá sản. B. chính quyền Sài Gòn đã bắt đầu lung lay và sụp đổ. C. xương sống của “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. D. phong trào đấu tranh binh vận phát triển ở miền Nam. Câu 20: Trên mặt trận quân sự chiến thắng nào của ta có tính chât mở màn cho việc đánh bại “Chiến tranh đặc biệt”(1961-1965) của Mĩ? A. Ấp Bắc (Mĩ Tho). B. Ba Gia (Quảng Ngãi), C. Bình Giã (Bà Rịa). D. Đồng Xoài (Bình Phước). Câu 21: Cho các dữ liệu sau: 1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước. 2. Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội. 3. Hội nghị lần thứ 24 của Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian thể hiện quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước. A. 2,3,1. B. 3,1,2. C. 3,2,1. D. 2,1,3. Câu 22: Điểm chung trong những quyết định của Quốc hội khóa VI(năm 1976) và Quốc Hội khóa I(năm 1946) ở nước ta? A. Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam. C. Thành lập chính phủ Liên Hiệp kháng chiến. D. Bầu Ban dự thảo Hiến pháp. Câu 23: Ai là người được bầu làm Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam? A. Nguyễn Lương Bằng. B. Trần Đức Lương. C. Hồ Chí Minh. D. Tôn Đức Thắng Câu 24: Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam khẳng định tính đúng đắn và linh hoạt trong lãnh đạo của Đảng. Hãy chỉ ra tính nhân văn trong kế hoạch đó? A. Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong 1975 B. Trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô rộng lớn C. Tranh thủ thời cơ, đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân D. Năm 1976, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam Trang 3/4 – Mã đề 601
  4. Câu 25: Điều khoản nào trong Hiệp định Pari (1973) có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam? A. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh về nước. B. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ. C. Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền. D. Hoa kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc Việt Nam. Câu 26: Chiến thắng Đường 14-Phước Long vào cuối 1974, đầu 1975 của quân dân Việt Nam không chứng tỏ A. sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn. B. khả năng đánh và thắng lớn của quân ta. C. sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn. D. sự can thiệp của Mĩ vào miền Nam rất hạn chế. Câu 27: Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” trên toàn miền Nam Việt Nam? A. Vạn Tường(1965). B. Ba Gia(1965). C. Ấp Bắc(1963). D. Bình Giã(1964). Câu 28: Điểm mới của " chiến tranh cục bộ" so với "chiến tranh đặc biệt" như thế nào? A. Sự tham gia của quân đội Mĩ và quân đồng minh. B. Mức độ chiến tranh ngang nhau, chưa ác liệt. C. Phạm vi chiến tranh lan rộng khắp Đông Dương. D. Sự tham gia quân đội Sài Gòn với viện trợ Mĩ. Câu 29: Âm mưu cơ bản của "Chiến tranh đặc biệt" mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì? A. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam. B. Đưa quân chư hầu vào miền Nam. C. "Dùng người Việt đánh người Việt". D. Đưa cố vấn Mĩ ào ạt vào miền Nam. Câu 30: Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “Chiến tranh cục bộ”(1965-1968) của Mĩ A. quân ngụy và chư hầu. B. quân viễn chinh Mỹ C. quân ngụy. D. quân chư hầu. ===== HẾT ===== Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/4 – Mã đề 601
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2