intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phương Đông, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phương Đông, Bắc Trà My’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phương Đông, Bắc Trà My

  1. Trường THCS Phương Đông KIỂM TRA HỌC KỲ II Họ và tên:……………………….. Môn: Lịch sử 8 - Năm học 2021 - 2022 Lớp: 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Nhận xét của giáo viên I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Điền chữ cái trước đáp án đúng dưới bảng ở phần bài làm Câu 1. Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước A. Giáp Tuất. B. Nhâm Tuất. C. Hác-măng. D. Pa-tơ-nốt. Câu 2. Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là A. quan lại, sĩ phu yêu nước. B. nông dân. C. bình dân thành thị. D. tư sản. Câu 3. Người đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng là A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương. C. Nguyễn Trung Trực. D. Trương Định. Câu 4. Yếu tố nào thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược nước ta? A. Chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn. B. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu. C. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa. D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình trên thế giới. Câu 5. Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang ý nghĩa nào sau đây? A. Thể hiện lòng yêu nước thương dân của các văn thân, sĩ phu. B. Tấn công vào tư tưởng phong kiến bảo thủ. C. Đặt cơ sở cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX. D. Thúc đẩy mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam. Câu 6. Thái độ của nhân dân ta khi triều đình kí với Pháp hiệp ước Hác- măng là A. không quan tâm đến. B. hợp tác với Pháp chống lại triều đình. C. nghiêm chỉnh chấp hành lệnh bãi binh của triều đình. D. kiên quyết chống Pháp, bất chấp lệnh bãi binh của triều đình. Câu 7. Vì sao nói hành động của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết là hành động yêu nước và được đánh giá cao? A. Chứng tỏ tinh thần kiên quyết đấu tranh chống xâm lược của những quan lại tâm huyết. B. Chứng tỏ tinh thần yêu nước. C. Là hành động tự vệ chính đáng. D. Vì không có nhân dân tham gia. Câu 8. Đặc điểm của phong trào Cần vương là A. phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân. B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. D. phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến. Câu 9. Nội dung cơ bản của chiếu Cần vương là
  2. A. kêu gọi đánh đuổi thực dân Pháp. B. kêu gọi văn thân giúp vua cứu nước. C. kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. D. ca ngợi hành động yêu nước của Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Câu 10. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương A. chấm dứt hoạt động. B. chỉ hoạt động cầm chừng. C. quy tụ dần thành những cuộc khởi nghĩa lớn. D. vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ. Câu 11. Vì sao thực dân Pháp mở rộng hệ thống giáo dục ở Việt Nam? A. Giúp Việt Nam khai hóa văn minh. B. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân Việt Nam. C. Tạo ra lực lượng lao động lớn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. D. Phục vụ nhu cầu học tập của con em quan chức và đào tạo công chức bản xứ. Câu 12. Nông dân Yên Thế đứng lên chống Pháp vì A. hưởng ứng chiếu Cần vương. B. phản đối sự đầu hàng của triều đình trước thực dân Pháp. C. chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống. D. Đời sống nhân dân cơ cực. Câu 13. Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là A. làm chậm quá trình bình định của Pháp, thể hiện tinh thần yêu nước của nông dân. B. hưởng ứng phong trào Cần vương. C. thể hiện tinh thần chống phong kiến. D. đã đánh bại thực dân Pháp ở Yên Thế. Câu 14. Tại sao phong trào nông dân Yên Thế thất bại? A. Phạm vi hoạt động bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập. B. So sánh lực lượng chênh lệch, bị thực dân Pháp và phong kiến câu kết đàn áp. C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến. D. Hoàng Hoa Thám đầu hàng triều đình. Câu 15. Người lập ra Nghĩa hội Quảng Nam trong phong trào Cần vương là A. Trần Mịch. B. Trần Văn Dư. C. Nguyễn Mỹ. D. Cao Thắng. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1đ) Giải thích vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu hơn bất kì cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần vương? (Học sinh khuyết tật không làm câu này) Câu 2. (1đ) Tại sao nói từ năm 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược? (Học sinh khuyết tật không làm câu này) Câu 3. (3đ) Trình bày sự phân hoá giai cấp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác của thực dân Pháp. Hết Phần trả lời của học sinh Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Chọn
  3. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẮC TRÀ MY HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS PHƯƠNG ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: Lịch sử 8 I. TRẮC NGHIỆM: (5điểm) Điền chữ cái trước đáp án đúng dưới bảng ở phần bài làm Chọn câu trả lời đúng (Mỗi câu đúng 0.33 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Chọn B A B C D D A D C C D C A B B II. TỰ LUẬN: (5điểm) Câu 1: Giải thích vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu hơn bất kì cuộc khởi Điểm nghĩa nào trong phong trào Cần vương (1đ) Vì sao khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu… - Là phong trào của nông dân chống Pháp, không chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến, tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa nông dân, đấu tranh bảo vệ quyền lợi (0.33) của nông dân, bảo vệ quê hương … - Khởi nghĩa đã tập hợp được lực lượng đông đảo nông dân trên 1 địa bàn rộng lớn (0.33) - Khởi nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của 1 thủ lĩnh độc đáo, mưu trí, tài tình, dũng (0.33) cảm, trung thành, tận tụy với nguyện vọng của nhân dân,… Câu 2: *Từ năm 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đầu hàng từng bước Điểm đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược vì: (1đ) - Trong giai đoạn này triều đình Huế từng bước kí với Pháp các hiệp ước mà nội dung các hiệp ước đều mang tính nhượng bộ và cắt đất dâng cho Pháp. (0.25) - Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, triều đình Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở (0.25) ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn…. - Hiệp ước Giáp Tuất 1874, Pháp sẽ rút khỏi Bắc Kì, còn triều đình chính thức thừa (0.25) nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. - Đặc biệt Hiệp ước Pa -tơ-nốt, chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa (0.25) phong kiến. Câu 3: Trình bày sự phân hoá giai cấp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác Điểm của thực dân Pháp. (3đ) * Những biến chuyển trong xã hội Việt Nam - Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. (0.5) Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. - Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng (0.75) hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền. - Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, (0.5) xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. - Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, (0.5) viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. - Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh (0.75) mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
  4. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẮC TRÀ MY HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS PHƯƠNG ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: Lịch sử 8 DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT I. TRẮC NGHIỆM: (5điểm) Điền chữ cái trước đáp án đúng dưới bảng ở phần bài làm Chọn câu trả lời đúng (Mỗi câu đúng 0.33 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Chọn B A B C B D A D C C D C A B B II. TỰ LUẬN: (5điểm) Câu 3: Trình bày sự phân hoá giai cấp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác Điểm của thực dân Pháp. (5đ) * Những biến chuyển trong xã hội Việt Nam - Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. (1) Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. - Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng (1) hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền. - Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, (1) xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. - Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, (1) viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. - Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh (1) mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống. Người duyệt đề Giáo viên ra đề Đỗ Thị Kim Hiệu MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2021-2022 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TC TN TL TN TL TN TL 1. Cuộc - Biết được những - Hiểu được thái độ của nhân Chứng minh kháng chiến nhân vật lịch sử dân ta khi triều đình kí với từ năm 1858 chống thực trong kháng chiến từ Pháp hiệp ước Hác- măng. đến 1884 là dân Pháp từ 1858-1884 - Hiểu được yếu tố thúc đẩy quá trình đầu năm 1858 đến - Hiệp ước Nhâm Pháp xâm lược nước ta. hàng của triều 1884 Tuất đình Huế SC: 2 2 1 5
  5. SĐ: 0.66 0.66 1 2.33 2. Phong trào - Biết được nội dung - Hiểu được đặc điểm của Giải thích vì kháng chiến của chiếu Cần vương phong trào Cần vương. sao cuộc khởi chống pháp - Biết được qúa trình - Vì sao nói hành động của vua nghĩa Yên trong những của phong trào Cần Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết Thế tồn tại năm cuối thế vương là hành động yêu nước và được lâu hơn bất kì kỉ XIX - Biết được người đánh giá cao. cuộc khởi lập ra Nghĩa hội - Hiểu được nguyên nhân dẫn nghĩa nào Quảng Nam trong đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế. trong phong phong trào Cần - Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi trào Cần vương nghĩa Yên Thế. vương - Hiểu được tại sao phong trào nông dân Yên Thế thất bại. SC: 3 5 1 9 SĐ: 1 1.66 1 3.66 3. Trào lưu - Biết được lực - Hiểu được ý nghĩa của trào cải cách Duy lượng chủ yếu tham lưu cải cách Duy tân ở Việt tân ở Việt gia trào lưu cải cách Nam cuối thế kỉ XIX Nam nửa cuối duy tân ở Việt Nam - Lý giải được vì sao thực TK XIX cuối thế kỉ XIX dân Pháp mở rộng hệ thống giáo dục ở Việt Nam SC: 1 2 3 SĐ: 0.33 0.66 1 4. Những - Biết được sự phân chuyển biến hoá giai cấp trong kinh tế, xã hội xã hội Việt Nam Việt Nam và sau cuộc khai thác phong trào yêu của thực dân Pháp. nước chống Pháp từ đầu TK XX đến năm 1918 SC: 1 1 SĐ: 3 3 TSC: 7 9 2 18 TSĐ: 5 3 2 10 TL: 50 30 20 100 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ 8 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ MÔ TẢ - Biết được những nhân vật lịch sử trong kháng Nhận biết chiến từ 1858-1884 1. Cuộc kháng - Hiệp ước Nhâm Tuất chiến chống thực Thông - Hiểu được thái độ của nhân dân ta khi triều đình kí dân Pháp từ năm hiểu với Pháp hiệp ước Hác- măng. 1858 đến 1884 - Hiểu được yếu tố thúc đẩy Pháp xâm lược nước ta. - Chứng minh từ năm 1858 đến 1884 là quá trình Vận dụng đầu hàng của triều đình Huế
  6. - Biết được nội dung của chiếu Cần vương - Biết được qúa trình của phong trào Cần vương Nhận biết - Biết được người lập ra Nghĩa hội 2. Phong trào Quảng Nam trong phong trào Cần vương kháng chiến chống - Hiểu được đặc điểm của phong trào Cần vương. pháp trong những - Vì sao nói hành động của vua Hàm Nghi và Tôn năm cuối thế kỉ Thất Thuyết là hành động yêu nước và được đánh XIX giá cao. Thông - Hiểu được nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa hiểu Yên Thế. - Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. - Hiểu được tại sao phong trào nông dân Yên Thế thất bại. Giải thích vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại Vận dụng lâu hơn bất kì cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần vương 3. Trào lưu cải - Biết được lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải Nhận biết cách Duy tân ở cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX Việt Nam nửa cuối - Hiểu được ý nghĩa của trào lưu cải cách Duy tân ở TK XIX Thông Việt Nam cuối thế kỉ XIX hiểu - Lý giải được vì sao thực dân Pháp mở rộng hệ thống giáo dục ở Việt Nam 4. Những chuyển biến kinh tế, xã hội Việt Nam và phong - Biết được sự phân hoá giai cấp trong xã hội Việt Nhận biết trào yêu nước chống Nam sau cuộc khai thác của thực dân Pháp. Pháp từ đầu TK XX đến năm 1918
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2