intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIÊRI NĂM HỌC 2021 - 2022 Họ và tên:............................................... Môn: Lịch sử lớp 9 Lớp:............................................................... Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 1 ( Đề gồm 04 trang) Ghi lại chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau để điền vào bảng đáp án (mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA Câu 1: Bài học kinh nghiệm quan trọng về sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, chớp thời cơ giành chính quyền. B. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi. C. Phân hóa và cô lập cao kẻ thù. D. Nắm bắt tình hình thế giới, đề ra chủ trương phù hợp. Câu 2: Hậu quả nặng nề về mặt văn hóa do chế độ thực dân phong kiến để lại sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ nạn tràn lan. B. văn hóa mang nặng tư tưởng phong kiến lạc hậu. C. văn hóa truyền thống dân tộc bị mai một. D. ảnh hưởng của văn hóa hiện đại theo kiểu phương Tây. Câu 3: Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một A. quốc gia tự trị. B. quốc gia độc lập. C. quốc gia tự do. D. quốc gia tự chủ. Câu 4: Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế. C. Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn. D. Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Câu 5: Để giải quyết khó khăn về tài chính, Chính phủ ta đã đưa ra những giải pháp nào? A. Tiêu tiền quan kim và quốc tệ của Pháp. B. Xây dựng “ Quỹ độc lập” và phong trào “ Tuần lễ vàng”. C. Kêu gọi viện trợ từ nước ngoài. D. Tăng gia sản xuất. Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu Cách mạng tháng Tám năm 1945 hoàn toàn thắng lợi? A. Ta giành được chính quyền ở Huế và Sài Gòn. B. Ta giành được chính quyền tại Hà Nội. C. Vua Bảo Đại thoái vị. D. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn Độc lập" tại quảng trường Ba Đình. Câu 7: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi mở ra cho dân tộc ta kỉ nguyên A. độc lập và tự do. B. hòa bình, tự chủ. C. đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. D. ấm no, hạnh phúc. Câu 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu nhờ có hoàn cảnh quốc tế nào thuận lợi? A. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản. B. Nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô. C. Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức - đồng minh của phát xít Nhật. D. Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đánh bại phát xít Đức - Nhật. 1
  2. Câu 9: Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng là A. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. B. toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. C. toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. D. toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Câu 10: Tại sao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp? A. Tránh tình trạng cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù. B. Lực lượng của ta không thể đánh thắng được Pháp. C. Tập trung lực lượng đuổi quân Tưởng về nước. D. Lợi dụng mâu thuẫn giữa Tưởng và Pháp. Câu 11: Pháp mở cuộc tấn công Việt Bắc vào thu - đông 1947 vì chúng muốn A. chuyển từ chiến lược "tằm ăn dâu" sang chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh". B. giải quyết bài toán giữa tập trung và phân tán lực lượng. C. vừa nhận được viện binh. D. tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Câu 12: Đâu là thuận lợi cơ bản của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Nhân dân sẵn sàng bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám. B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ Âu sang Á. C. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang dâng cao. D. Nhân dân giành chính quyền, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Câu 13: Sau Cách mạng tháng Tám, để giải quyết nạn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã A. thực hiện cải cách giáo dục. B. phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. C. tiến hành bổ túc văn hóa. D. thành lập "Nha bình dân học vụ". Câu 14: Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 14 đến15/8/1945 ở đâu? A. Phay Khắt (Cao Bằng). B. Tân Trào (Tuyên Quang). C. Pắc Bó (Cao Bằng). D. Bắc Sơn (Vũ Nhai). Câu 15: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân làm gì để giải quyết nạn đói trước mắt? A. Tổ chức "ngày đồng tâm". B. Thực hành tiết kiệm. C. Nhường cơm sẻ áo. D. Tăng gia sản xuất. Câu 16: Cuối tháng 8/1945, quân đội các nước Đồng minh nào đã có mặt ở nước ta? A. Pháp, Trung Hoa Dân Quốc. B. Anh, Pháp. C. Nhật, Pháp. D. Anh, Trung Hoa Dân Quốc. Câu 17: Tình hình tài chính của nước ta sau Cách mạng tháng Tám đang trong tình trạng A. phát triển. B. trống rỗng. C. bước đầu được xây dựng. D. lệ thuộc vào Nhật - Pháp. Câu 18: Nội dung nào không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Mở ra kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội. B. Buộc Pháp thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. C. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. D. Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc thuộc địa nhỏ đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân. Câu 19: Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám phải đối phó với nhiều khó khăn như thế nào? A. Nạn dốt, nội phản, ngân sách trống rỗng. B. Nạn dốt, giặc ngoại xâm. C. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách nhà nước trống rỗng. D. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách trống rỗng, nạn ngoại xâm và nội phản. 2
  3. Câu 20: Hành động nghiêm trọng, trắng trợn nhất thể hiện Pháp đã bội ước tiến công ta là A. ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng. B. ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. C. gửi tối hậu thư đòi chính phủ hạ vũ khí đầu hàng. D. ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây những cuộc xung đột vũ trang. Câu 21: Khó khăn lớn nhất mà nước ta phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám là gì? A. Ngân sách nhà nước trống rỗng. B. Ngoại xâm và nội phản phá hoại. C. Hơn 90% dân số mù chữ. D. Nạn đói. Câu 22: Âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp bị thất bại bởi chiến thắng nào? A. Chiến dịch Đông - Xuân 1953 - 1954. B. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. Câu 23: Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám là A. giải quyết vấn đề tài chính. B. giải quyết nạn đói, nạn dốt. C. giải quyết nạn ngoại xâm và nội phản. D. giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. Câu 24: Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, thực dân Pháp có hành động gì? A. Tiếp tục đề nghị đàm phán với ta để chấm dứt cuộc chiến tranh. B. Từng bước rút quân về nước, không tham chiến ở Việt Nam. C. Tìm cách phá hoại nhằm xâm lược nước ta một lần nữa. D. Thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946). Câu 25: Sự kiện nào đã mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam? A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. B. Thắng lợi trong phong trào cách mạng 1930 - 1931. C. Thắng lợi trong phong trào dân chủ 1936 - 1939. D. 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh được thông qua (16/8/1945). Câu 26: Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám (1945) là A. chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta. B. lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta. C. người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. D. đem lại độc lập, tự do cho dân tộc và góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới. Câu 27: Hiệp định sơ bộ được Chính phủ nước ta kí kết với Pháp vì lý do chủ yếu gì? A. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để phát triển lực lượng. B. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước. C. Tránh đụng độ với nhiều kẻ thù trong một nước. D. Có thời gian chuyển các cơ quan đầu não của ta đến nơi an toàn. Câu 28: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Câu văn trên được trích trong văn bản nào? A. Bản Chỉ thị Toàn dân kháng chiến . B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. C. Kháng chiến nhất định thắng lợi. D. Tuyên ngôn độc lập. Câu 29: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là A. truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân B. phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô và phe Đồng minh đánh bại. C. liên minh công - nông vững chắc. D. sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương. 3
  4. Câu 30: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương có quyết định quan trọng là A. quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước. B. thống nhất hai lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân. C. quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội. D. đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Câu 31: Cách mạng giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra thời gian nào? A. 19-8-1945. B. 20-8-1945. C. 18-8-1945. D. 21-8-1945. Câu 32: Âm mưu của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với Việt Nam là gì? A. Đưa thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. B. Mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược. C. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam. D. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam. Câu 33: Điều kiện khách quan nào tạo thời cơ cho nhân dân ta đứng lên giành chính quyền trong tháng Tám năm 1945? A. Sự đầu hàng của phát xít Đức và phát xít I-ta-li-a. B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. C. Thắng lợi của phe Đồng minh. D. Sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu. Câu 34: Ngày 18/12/1946, quân Pháp đã có hành động gì? A. Đàn phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. B. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu. C. Tiến công Hà Nội mở đầu cuộc xâm lược miền Bắc. D. Rút quân ra khỏi Hà Nội. Câu 35: Lực lượng nào dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta? A. Đế quốc Anh. B. Tổ chức Việt Quốc, Việt cách. C. Các lực lượng phản cách mạng. D. Quân Nhật đang còn tại Việt Nam. Câu 36: Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam? A. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. B. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. C. Hồ Chủ tịch đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" tại quảng trường Ba Đình. D. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên cả nước. Câu 37: Sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra vào ngày 2/9/1945 ở nước ta là A. Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước. B. Công bố chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". C. Hồ Chủ tịch đọc bản "Tuyên ngôn độc lập". D. Vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến ở Việt Nam kết thúc. Câu 38: Từ sau ngày 2/9/1945, đối với quân Tưởng nước ta thực hiện chủ trương nào? A. Kí hiệp ước hòa bình. B. Vừa đánh vừa đàm phán. C. Hòa hoãn, tránh xung đột. D. Kiên quyết kháng chiến. Câu 39: Thắng lợi nào của Việt Nam làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp? A. Cuộc chiến đấu của các đô thị năm 1946. B. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947. C. Chiến dịch Biên giới năm1950. D. Chiến dịch Thượng Lào năm 1953. Câu 40: Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược như thế nào? A. Chuyển sang đàm phán với ta. B. Từng bước rút quân về nước. C. Cầu viện trợ của Mĩ. D. Chuyển sang đánh lâu dài. ----------- HẾT ---------- 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2