intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023- 2024 TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP Môn: Lịch sử - Lớp 9. Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề). Ngày kiểm tra:…..…/…..../2024. Điểm: Nhận xét của giáo viên: Họ và tên học sinh: ………………………… Lớp: 9/….. I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng (A hoặc B,C,D ) trong các câu sau: Câu 1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) được tổ chức tại đâu? A. Luân đôn - Anh. B. Pa-ri - Pháp. C. Băng Cốc - Thái Lan. D. Hương Cảng - Trung Quốc. Câu 2. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954-1975), thắng lợi quân sự nào của ta làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp? A. Điện Biên Phủ 1954. B. Đông - Xuân 1953 - 1954. C. Việt Bắc thu - đông năm 1947. D. Biên giới thu - đông năm 1950. Câu 3. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) diễn ra tại A. Pác Bó (Cao Bằng). B. Bắc Sơn (Lạng Sơn). C. Đô Lương (Nghệ An). D. Võ Nhai (Thái Nguyên). Câu 4. Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được quyết định phát động tại A. Đại hội Quốc dân (8-1945). B. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4-1945). C. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (8-1945). D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941). Câu 5. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ nhằm A. chăm lo đời sống cho nhân dân. B. giáo dục tinh thần yêu nước và ý thức cách mạng cho nhân dân. C. xóa các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nhân dân. D. xóa nạn mù chữ và nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân lao động. Câu 6. Trong những năm 1945-1946, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào gì để góp phần giải quyết khó khăn về tài chính? A. Ngày đồng tâm. B. Tăng gia sản xuất. C. Không một tấc đất bỏ hoang. D. Xây dựng “Qũy độc lập”, “Tuần lễ vàng”. Câu 7. Để kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ A. ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”. B. ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. C. kêu gọi nhân dân kháng chiến, kiến quốc. D. cho xuất bản cuốn sách Kháng chiến nhất định thắng lợi. Câu 8. Mục đích của thực dân Pháp khi đề ra kế hoạch Rơ-ve là A. “khóa cửa biên giới Việt – Trung”. B. tấn công xóa bỏ căn cứ địa Việt Bắc của ta. C. giành thắng lợi trên chiến trường chính Bắc Bộ. D. giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong điều kiện có lợi cho Pháp. Câu 9. Cách mạng miền Bắc có vai trò như thế nào trong sự phát triển của cách mạng Việt Nam và sự nghiệp thống nhất nước nhà? A. Có vai trò cơ bản. B. Có vai trò quan trọng.
  2. C. Có vai trò quyết định nhất. D. Có vai trò quyết định trực tiếp. Câu 10. Thắng lợi quân sự mở đầu trong cuộc đấu tranh chống chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” là ở A. Ba Gia. B. Bắc Ái. C. Ấp Bắc. D. Bình Giã. Câu 11. Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ ” (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam là gì? A. Sử dụng lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu. B. Sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu. C. Thực hiện cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”. D. Nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Câu 12. Điểm khác nhau giữa chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông (1947) so với chiến dịch Biên giới thu-đông (1950) của quân dân Việt Nam là A. Địa hình tác chiến. B. Đối tượng tác chiến. C. Loại hình chiến dịch. D. Lực lượng chủ yếu. Câu 13. Thành phần của Tân Việt Cách mạng đảng bao gồm: A. Tiểu tư sản trí thức. B. Học sinh, sinh viên. C. Trí thức và tư sản dân tộc. D. Trí thức và thanh niên tiểu tư sản. Câu 14. Quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương được ghi nhận trong hiệp định nào? A. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). B. Hiệp định Pa-ri (27/1/1973). C. Tạm ước Việt-Pháp (1/9/1946). D. Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954). Câu 15. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng Khởi là gì? A. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. B. Chứng tỏ lực lượng cách mạng của ta đã phát triển mạnh. C. Giáng một đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam. D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. PHẦN II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 16. (2,0 điểm) Em hãy phân tích ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp. Câu 17. (2,0 điểm) Nêu đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giai đoạn 1945- 1954. Vì sao nói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân? Câu 18. (1,0 điểm) Tại sao khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương? ----Hết----
  3. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9. I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án đúng: (Mỗi câu đúng được 0,33 điểm) (3 câu đúng được 1,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D C A C D D B A C C D C D D D II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, chấm dứt ách thống trị thực dân 0,5đ của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta. 1 - Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn 0,5đ (2,0 điểm) cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ 0,5đ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng. - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là ở các nước châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh. 0,5đ Đường lối kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh 1,0đ sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quôc tế. 2 Mang tính nhân dân vì: (2,0 điểm) - Cuộc kháng chiến của ta do nhân dân tiến hành. 0,25đ - Thực hiện nhiệm vụ dân chủ đem lại ruộng đất cho nhân dân. 0,25đ Mang tính chính nghĩa vì: - Cuộc kháng chiến của ta mang tính tự vệ, tiến bộ. 0,25đ - Thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. 0,25đ 3 Chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh ( 1,0 điểm) xâm lược của Pháp ở Đông Dương: - Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va. Xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu 0,5đ tranh ngoại giao của ta. - Buộc Pháp-Mĩ phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. 0,5đ ( Lưu ý: Học sinh có thể nêu ý chưa trọn vẹn, giáo viên linh động theo hướng dẫn chấm này mà ghi điểm) ----------------------Hết------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2