intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tam Lộc, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tam Lộc, Phú Ninh” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tam Lộc, Phú Ninh

  1. KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ 9 I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam hiện đại từ 1954 đến nay. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập, từ đó điều chỉnh thái độ, phương pháp học tập của bản thân để đạt kết quả cao hơn. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. 1. Kiến thức: - Biết được tình hình, chủ trương của ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. - Biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Pháp. - Hiểu rõ về chiến thắng Điện Biên Phủ, nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ - Biết được âm mưu của Mĩ, chủ trương, chiến thắng tiêu biểu của ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ - Phân tích được sự đúng đắn, linh hoạt trong chủ trương của ta. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS các kỹ năng: trình bày vấn đề, viết bài, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trung thực. - Giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc … 4. Định hướng năng lực cần hình thành: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ… - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; năng lực nhận xét, đánh giá. - Phẩm chất: Chăm chỉ, yêu nước, trung thực, nhân ái II. HÌNH THỨC - Trắc nghiệm: 40% - Tự luận: 60%
  2. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Thấp Cộng TNKQ TNKQ TL TL Chủ đề Chủ đề 1. Biết được tình Việt hình, chủ Nam từ trương của ta sau cách trong cuộc mạng đấu tranh bảo tháng vệ và xây Tám đến dựng chính toàn quyền dân quốc chủ nhân dân. kháng chiến Số câu 4 4 Số điểm 1 1 Tỉ lệ % 10% 10% Chủ đề Biết được Hiểu rõ về 2. Việt nguyên nhân, chiến thắng Nam từ diễn biến, kết Điện Biên Phủ, cuối năm quả, ý nghĩa nội dung hiệp 1946 đến của cuộc định Giơ-ne-vơ năm kháng chiến 1954 chống Pháp. Số câu 6 1 7 Số điểm 1,5 3 4,5 Tỉ lệ % 15% 30% 45% Chủ đề Biết được âm Rút ra được Phân tích được 3. Việt mưu của Mĩ, điểm giống và sự đúng đắn, Nam từ chủ trương, khác nhau giữa linh hoạt trong cuối năm chiến thắng các chiến lược chủ trương của 1954 đến tiêu biểu của chiến tranh mà ta. năm ta trong cuộc Mĩ tiến hành ở 1975 kháng chiến nước ta. chống Mĩ. Số câu 6 1 1 8 Số điểm 1,5 2 1 4,5 Tỉ lệ % 15% 20% 10% 45% Số câu 16 1 2 19 Số điểm 4 3 3 10 Tỉ lệ% 40% 30% 30% 100%
  3. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS TAM LỘC NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN:LỊCH SỬ 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề gồm có 02 trang) Mã đề A I/ TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau và ghi vào giấy làm bài 1. Cụm từ phản ánh nhất tình thế nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: A. Hòa bình, thống nhất. B. Ngàn cân treo sợi tóc. C. Cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. D. Đất nước bị chia cắt thành hai miền. 2. Chủ trương của Đảng ta đối với quân Pháp và quân Tưởng sau cách mạng tháng Tám: A. Nhân nhượng cả Pháp và Tưởng. B. Đánh cả Pháp và Tưởng cùng một lúc C. Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc. D. Kiên quyết không nhân nhượng cho chúng bất cứ một quyền lợi nào. 3. Ranh giới phân chia khu vực đóng quân của các lực lượng Đồng minh tại Việt Nam là A.Vĩ tuyến 17. B. Vĩ tuyến 16 C. Vĩ tuyến 18. D. Vĩ tuyến 19. 4. Biện pháp trước mắt để diệt giặc đói của Đảng, chính phủ ta sau khi giành được độc lập là: A. Lập hũ gạo cứu đói B. Tăng gia sản xuất. C. Tổ chức Tuần lễ vàng D. Lập “Quỹ độc lập” 5. Kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ vì: A. Ta khiêu khích, tiến công thực dân Pháp. B. Pháp khiêu khích, đánh chiếm một số vi trí của ta. C. Ta khiêu khích, tiến công, gửi tối hậu thư cho địch. D. Pháp tiến công ta, gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng chiến đấu của ta. 6. Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia thành : A. Một đợt B. Hai đợt C. Ba đợt D. Bốn đợt 7. Chiến thắng này của ta buộc Pháp phải chuyển từ “ đánh nhanh, thắng nhanh” sang đánh lâu dài: A. Điện Biên Phủ trên không 1972. B. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. D. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. 8. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch Biên Giới 1950 là: A.Ta đã giải phóng giải biên giới Việt Trung. B. Phá vỡ thế bao vây của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc. C. Quân ta đã giành được quyền chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ. D. Cổ vũ, động viên tinh thần quyết chiến đấu giành thắng lợi cuối cùng của nhân dân trong cả nước. 9. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954): A. Sự giúp đỡ của các nước XHCN. B. Thực dân Pháp càng đánh càng yếu. C.Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương D. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với một đường lối kháng chiến đúng đắn. 10. Chiến thắng mở đầu của nhân dân ta trong chiến đấu chống “Chiến tranh
  4. cục bộ” là: A. Phước Long B. Tây Nguyên C. Đà Nẵng D. Vạn Tường 11. Trong những năm 1969-1973 Mĩ đã thực hiện chiến lược: A. Chiến tranh đặc biệt. B. Việt Nam hóa chiến tranh. C. Chiến tranh cục bộ. D. Chiến tranh phá hoại. 12. Chiến thắng nào của nhân dân ta đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt “của Mĩ A. Chiến thắng đường 9-Nam lào B. Chiến thắng Ấp Bắc. C. Phong trào Đồng Khởi D. Chiến dịch Hồ Chí Minh. 13. Sự thâm độc của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là: A. Dùng người Việt đánh người Việt. B. Sử dụng phương tiện chiến tranh và “cố vấn” Mĩ. C. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”. D. Phá hoại cách mạng miền Bắc. 14. Âm mưu của Pháp khi thực hiện kế hoạch tiến công căn cứ địa Việt Bắc năm 1947 là: A. tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. B. ngăn chặn con đường liên lạc của ta với Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa khác. C. tiêu diệt quân chủ lực của ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ. D. giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự. 15. Vai trò của cách mạng miền Bắc được xác định trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960) là: A. Hậu phương. B. Tiền tuyến. C. Vùng đệm. D. Vùng tập kết. 16. Thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công: A. Chiến dịch Hồ Chí Minh B. Phong trào “Đồng khởi” C. Cách mạng tháng Tám 1945. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ. II: TỰ LUẬN (6.0 điểm) Câu 1: (3 điểm) Quan sát bức tranh sau và trả lời câu hỏi phía dưới: - Hình ảnh này ghi lại chiến thắng của quân và dân ta trong chiến dịch nào? - Chiến thắng đó buộc kẻ thù phải kí Hiệp định nào về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương? Nội dung của hiệp định? Câu 2: (2 điểm) Chỉ ra điểm giống và khác nhau của chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”. Câu 3: (1 điểm)Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam có những điểm nào thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?
  5. IV. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM I: Trắc nghiệm khách quan (4.0 điểm) Mỗi ý khoanh đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B C A A D C D C D D A B A A A B II: Tự luận (6.0 điểm). C â Nội dung chính Điể u m 1 * Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) 0,5 * Hiệp định Giơ-ne-vơ, 0,5 * Nội dung: - Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Cam- pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn 0,5 vẹn lãnh thổ. - Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. 0,5 - Hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời. 0,5 -Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956. 0,5 2 * Giống nhau: - Đều là chiến tranh thực dân kiểu mới, nhằm xâm lược và thống trị miền 0,25 Nam, phá hoại miền Bắc. - Quy mô chiến tranh đều được tiến hành ở miền Nam và mở rộng ra miền 0,25 Bắc bằng chiến tranh phá hoại. *Khác nhau: Phương diện Chiến tranh cục bộ Việt Nam hóa chiến tranh Lực lượng Do 3 lực lượng: Quân Quân đội Sài Gòn là chủ yếu, tham gia Mĩ, quân đồng minh, quân Mĩ phối hợp bằng hỏa lực quân đội Sài Gòn và không quân 0,5 Vai trò của Mĩ Mĩ vừa trực tiếp chiến Mĩ vừa phối hợp chiến đấu, vừa đấu, vừa làm cố vấn chỉ làm cố vấn chỉ huy 0,5 huy Quy mô chiến tiến hành ở miền Nam tiến hành ở miền Nam và mở tranh và mở rộng ra miền rộng ra miền Bắc bằng chiến 0,5 Bắc bằng chiến tranh tranh phá hoại mở rộng ra toàn phá hoại. Đông Dương. 3 Những điểm khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng: 0,5 + Nhận định đúng thời cơ, tranh thủ thời cơ, đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người, của cho dân, giữ gìn cơ sở kinh tế, công trình văn hóa 0,5 + Kế hoạch đề ra là 2 năm nếu thời cơ đến sẽ giải phóng trong năm 1975.
  6. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS TAM LỘC NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN:LỊCH SỬ 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề gồm có 02 trang) Mã đề B I/ TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau và ghi vào giấy làm bài Câu 1: “ Đồng khởi” có nghĩa là: A. đồng lòng đứng dậy khởi B. đồng sức đứng dậy khởi nghĩa C. đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa D. đồng tâm hiệp lực khởi nghĩa. Câu 2. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày nào? A. Ngày 20 tháng 9 năm 1960 B. Ngày 20 tháng 10 năm 190 C. Ngày 20 tháng 11 năm 1960 D. Ngày 20 tháng 12 năm 1960 Câu 3. Âm mưu thâm độc của Mĩ trong chiến lược“ Chiến tranh cục bộ” được thể hiện trong chiến thuật: A. trực thăng vận và thiết xa vận B. lập ấp chiến lược C. tìm diệt và lấn chiếm D. tìm diệt và bình định Câu 4. Thắng lợi mở đầu của quân dân ta trong chiến đấu chống chiến lược “ chiến tranh cục bộ” là trận nào? A. Ấp Bắc ( Mĩ Tho ) B. Vạn Tường ( Quảng Ngãi ) C. Bình Giã ( Bà Rịa ) D. Đồng Xoài ( Bình Phước ) Câu 5. Ưu thế về quân sự của Mĩ trong chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” là A. Nhiều vũ khí hiện đại B. Không quân, hải quân C. Quân số đông, vũ khí hiện đại D. Thực hiện nhiều chiến thuật mới Câu 6: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “ phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 C. Trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972 D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 Câu 7. Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra trong 2 năm, đó là 2 năm nào? A. 1972 – 1973 B. 1973- 1974 C. 1974- 1975 D. 1975-1976 Câu 8. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam khẳng định tính đúng đắn và linh hoạt trong lãnh đạo của Đảng. Hãy chỉ ra tính nhân văn trong kế hoạch đó? A. Trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô rộng lớn. B. Năm 1976, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam. C. Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. D. Tranh thủ thời cơ, đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa... giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Câu 9. Hoàn cảnh lịch sử nào là thuận lợi nhất để từ đó Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam? A. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. B. Khả năng chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
  7. C. Quân Mĩ và quân đồng minh đã rút khỏi miền Nam, Ngụy mất chỗ dựa. D. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long. 10. Chiến thắng nào của nhân dân ta đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt “của Mĩ A. Chiến thắng đường 9-Nam lào B. Chiến thắng Ấp Bắc. C. Phong trào Đồng Khởi D. Chiến dịch Hồ Chí Minh. 11. Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia thành : A. Một đợt B. Hai đợt C. Ba đợt D. Bốn đợt 12. Chiến thắng này của ta buộc Pháp phải chuyển từ “ đánh nhanh, thắng nhanh” sang đánh lâu dài: A. Điện Biên Phủ trên không 1972. B. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. D. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. 13. Sự thâm độc của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là: A. Dùng người Việt đánh người Việt. B. Sử dụng phương tiện chiến tranh và “cố vấn” Mĩ. C. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”. D. Phá hoại cách mạng miền Bắc. 14. Âm mưu của Pháp khi thực hiện kế hoạch tiến công căn cứ địa Việt Bắc năm 1947 là: A. tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. B. ngăn chặn con đường liên lạc của ta với Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa khác. C. tiêu diệt quân chủ lực của ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ. D. giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự. Câu15. Chiến thắng mở đầu của nhân dân ta trong chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” là: A. Phước Long B. Tây Nguyên C. Đà Nẵng D. Vạn Tường Câu 16. Trong những năm 1969-1973 Mĩ đã thực hiện chiến lược: A. Chiến tranh đặc biệt. B. Việt Nam hóa chiến tranh. C. Chiến tranh cục bộ. D. Chiến tranh phá hoại. II. TỰ LUẬN: ( 6.0 điểm ) Câu 1: (3 điểm) Quan sát bức tranh sau và trả lời câu hỏi phía dưới: - Hình ảnh này ghi lại chiến thắng của quân và dân ta trong chiến dịch nào? - Chiến thắng đó buộc kẻ thù phải kí Hiệp định nào về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương? Nội dung của hiệp định? Câu 2: (2 điểm) Chỉ ra điểm giống và khác nhau của chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”. Câu 3: (1 điểm)Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam có những điểm nào thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?
  8. ĐÁP ÁN PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm- mỗi ý đúng 0,25 điểm Phần II: Tự luận (6 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án C D D B C B D D D B C D A A D B Câu Nội dung chính Điểm 1 * Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) 0,5 * Hiệp định Giơ-ne-vơ, 0,5 * Nội dung: - Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Cam- pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn 0,5 vẹn lãnh thổ. - Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. 0,5 - Hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời. 0,5 -Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956. 0,5 2 * Giống nhau: - Đều là chiến tranh thực dân kiểu mới, nhằm xâm lược và thống trị miền 0,25 Nam, phá hoại miền Bắc. - Quy mô chiến tranh đều được tiến hành ở miền Nam và mở rộng ra miền 0,25 Bắc bằng chiến tranh phá hoại. *Khác nhau: Phương diện Chiến tranh cục bộ Việt Nam hóa chiến tranh Lực lượng Do 3 lực lượng: Quân Quân đội Sài Gòn là chủ yếu, tham gia Mĩ, quân đồng minh, quân Mĩ phối hợp bằng hỏa lực quân đội Sài Gòn và không quân 0,5 Vai trò của Mĩ Mĩ vừa trực tiếp chiến Mĩ vừa phối hợp chiến đấu, đấu, vừa làm cố vấn vừa làm cố vấn chỉ huy chỉ huy 0,5 Quy mô chiến tiến hành ở miền Nam tiến hành ở miền Nam và mở tranh và mở rộng ra miền rộng ra miền Bắc bằng chiến Bắc bằng chiến tranh tranh phá hoại mở rộng ra toàn 0,5 phá hoại. Đông Dương. 3 Những điểm khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng: 0,5 + Nhận định đúng thời cơ, tranh thủ thời cơ, đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người, của cho dân, giữ gìn cơ sở kinh tế, công trình văn hóa 0,5 + Kế hoạch đề ra là 2 năm nếu thời cơ đến sẽ giải phóng trong năm 1975.
  9. GV ra đề Ký bởi: Võ Thị Minh Đức Thời gian ký: 11/05/2024 10:54:52 Võ Thị Minh Đức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2