intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI KỲ II. NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: LỊCH SỬ. LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào giấy làm bài (Mỗi câu đúng được 0,33 điểm). Câu 1. Lực lượng đã dọn đường cho quân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Pháp. B. Anh. C. Mĩ. D. Trung Quốc. Câu 2. Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, đối với quân Trung Hoa Dân Quốc, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã thực hiện chủ trương nào? A. Hoà hoãn, tránh xung đột. B. Đối đầu trực tiếp về quân sự. C. Kiên quyết kháng chiến. D. Vừa đánh, vừa đàm phán. Câu 3. Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông diễn ra vào năm nào? A. 1946. B. 1947. C. 1948. D. 1949. Câu 4. Thực dân Pháp cho quân nhảy dù vào vị trí nào trong cuộc tiến công căn cứ Việt Bắc? A. Tuyên Quang. B. Cao Bằng. C. Bắc Kạn. D. Thái Nguyên. Câu 5. Điểm khác nhau giữa chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông (1947) so với chiến dịch Biên giới thu đông (1950) là A. loại hình chiến dịch. B. địa hình tác chiến. C. lực lượng chủ yếu. D. đối tượng tác chiến. Câu 6. Đông Khê được chọn làm nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí A. án ngữ hành lang Đông Tây của thực dân Pháp. B. ít quan trọng nên Pháp không chú ý phòng thủ. C. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của thực dân Pháp. D. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp. Câu 7. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) được tổ chức tại đâu? A. Chợ Mới, Bắc Kạn. B. Nghĩa Lộ, Yên Bái. C. Chợ Bến, Hoà Bình. D. Chiêm Hoá, Tuyên Quang. Câu 8. Kế hoạch Na-Va của Pháp gồm mấy bước A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9. Nhiệm vụ chính của Miền Bắc sau 1954 là A. thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  2. C. tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. D. chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. Câu 10. Ngày 1-11-1968 xảy ra sự kiện lịch sử quan trọng A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc. B. Mĩ bắt đầu nói đến vấn đề đàm phán với Việt Nam. C. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. D. Cuộc đàm phán chính thức giữa Hoa Kì và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Câu 11. Địa danh nào được coi là Ấp bắc đối với Mĩ A. Bình Giã. B. Chu Lai. C. Vạn Tường. D. Ba Gia. Câu 12. Đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945, thực dân Pháp đã mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ 2 bằng cuộc tấn công vào địa điểm nào? A. Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ và tự vệ thành phố Sài Gòn. B. Sân bay Tân Sơn Nhất và Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ. C. Bắc Bộ Phủ và Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ. D. Tự vệ thành phố Sài Gòn và Bắc Bộ phủ. Câu 13. Tuyến đường vận tải chiến lược nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là A. đường số 4. B. đường số 9. C. đường số 6. D. đường Hồ Chí Minh. Câu 14. Kẻ thù trực tiếp của quân dân miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương là A. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm. B.Thực dân Pháp. C. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. D. Đế quốc Mĩ Câu 15. Thắng lợi lớn nhất mà nhân dân Việt Nam đạt được trong hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương là A. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, trao trả tù binh và thường dân bị bắt. B. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn lập lại hoà bình ở Đông Dương. C. Pháp cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương. D. các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp? Câu 2. (2 điểm) So sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam? Câu 3. (1 điểm) Qua giai đoạn lịch sử từ 1954 - 1975, là học sinh em phải làm gì để kế thừa truyền thống yêu nước của ông cha ta.
  3. BÀI LÀM I/ Trắc nghiệm : Học sinh ghi đáp án vào bảng dưới đây: CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA
  4. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI KỲ II. NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: LỊCH SỬ. LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào giấy làm bài (Mỗi câu đúng được 0,33 điểm). Câu 1. Chính phủ nước VNDCCH ký với chính phủ Pháp bản hiệp ước Sơ bộ (6/3/1946) nhằm mục đích gì? A. Tránh việc cùng lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù. B. Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập. C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp để tiến hành tổng tuyển cử. D. Tạo điều kiện thuận lợi để quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật. Câu 2. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, để giải quyết nạn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào nào? A. Bổ túc văn hóa. B. Cải cách giáo dục. C. Bình dân học vụ. D. Thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Câu 3. Từ sau ngày 2/9/145 đến trước ngày 6/3/1946, đối với quân Trung Hoa Dân quốc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương nào? A. Hòa hoãn, tránh xung đột. B. Đối đầu trực tiếp về quân sự. C. Kiên quyết kháng chiến. D. Vừa đánh vừa đàm phán. Câu 4. Trong thời kỳ 1945-1954, thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp? A. Cuộc chiến đấu của các đô thị năm 1946. B. Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947. C. Chiến dịch Biên giới - Thu Đông năm 950. D. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953. Câu 5. Tài liệu nào sau đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng? A. “Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ chí Minh. C. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Trinh. D. “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 6. Chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông diễn ra năm bao nhiêu? A. 1945. B. 1946. C. 1947. D. 1948. Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng mục tiêu mở chiến dịch Biên giới thu đông (1950) của Trung ương Đảng và Chính phủ VNDCCH? A. Khai thông biên giới Việt-Trung.
  5. B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. C. Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào. D. Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Câu 8. Kẻ thù trực tiếp của quân dân miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương là A. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm. B. Đế quốc Mĩ C. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. D. Thực dân Pháp. Câu 9. Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)? A. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng. B. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. C. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội. D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là ngyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? A. Liên minh chiến đấu chống Pháp giữa nhân dân 3 nước Đông Dương. B. Xây dựng được căn cứ hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt. C. Sự lãnh đạo sang suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo. D. Lực lượng vũ trang 3 thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh. Câu 11. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng khởi là A. giáng một đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam. B. làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. C. chứng tỏ lực lượng cách mạng của ta đã phát triển mạnh. D. đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 12. Địa danh nào được coi là Ấp Bắc đối với Mĩ? A. Bình Giã. B. Vạn Tường. C. Chu Lai. D. Ba Gia. Câu 13. Đâu là yếu tố bất ngờ nhất của cuộc tiến công và nổi dậy trong Tết Mậu Thân (1968)? A. Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh và 4 đô thị. B. Tiến công vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. C. Tiến công vào các cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn. D. Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất. Câu 14. Nguyên nhân trực tiếp nào khiến Mĩ buộc phải kí vào Hiệp định Pari (27/1/1973)? A. Do dư luận thế giới đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. B. Do đòi hỏi của nhân dân Mĩ đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. C. Do Mĩ không còn đủ sức can thiệp vào chiến tranh Việt Nam.
  6. D. Do Mĩ liên tục thất bại quân sự trên chiến trường Việt Nam, nhất là trận “Điện Biên Phủ trên không”. Câu 15. Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì? A. Đánh cho “Mĩ cút”, “Ngụy nhào”. B. Phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Ngụy nhào”. D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đánh cho “Mĩ cút”, “Ngụy nhào”. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Nêu và giải thích đường lối chống thực dân Pháp của Đảng ta trong giai đoạn 1945 -1954? Câu 2. (2 điểm) So sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam? Câu 3. (1 điểm) Qua giai đoạn lịch sử từ 1954-1975, là học sinh em phải làm gì để kế thừa truyền thống yêu nước của ông cha ta. BÀI LÀM I/ Trắc nghiệm : Học sinh ghi đáp án vào bảng dưới đây: CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2