intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quý Đôn, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quý Đôn, Tiên Phước” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quý Đôn, Tiên Phước

  1. PHÒNG GDĐT TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP: 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 2 trang) I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy làm bài: Câu 1. Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã bao vây và chiếm thành Tống Bình, tự sắp đặt việc cai trị trong vòng A. 3 năm. B. 6 năm. C. 9 năm. D. 60 năm. Câu 2. Năm 931, Dương Đình Nghệ dấy binh khởi nghĩa ở A. Hát Môn (Hà Nội). B. làng Giàng (Thanh Hóa). C. Tống Bình (Hà Nội). D. Đường Lâm (Hà Nội). Câu 3. Người tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là A. Ngô Quyền. B. Khúc Hạo. C. Khúc Thừa Dụ. D. Dương Đình Nghệ. Câu 4. Lãnh thổ của vương quốc Chăm-pa chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 5. Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là A. động Khuất Lão. B. đầm Dạ Trạch. C. cửa sông Tô Lịch. D. thành Long Biên. Câu 6. Vào đầu thế kỉ VI, Vương quốc Phù Nam A. ra đời. B. dần suy yếu. C. phát triển thành đế chế hùng mạnh. D. bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp. Câu 7. Hiện nay ở Việt Nam có công trình văn hoá Chăm nào đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới? A. Cố đô Huế. B. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận). C. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). D. Tháp Chăm (Phan Rang). Câu 8. Vương quốc Phù Nam ra đời vào thời gian nào? A. Thế kỉ I. B. Thế kỉ II. C. Thế kỉ III. D. Thế kỉ IV. Câu 9. Sông đổ nước vào cho sông chính gọi là A. chi lưu. B. phụ lưu. C. dòng chính. D. lưu vực sông. Câu 10. Nước trong thuỷ quyển ở dạng nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất? A. Nước mặn. B. Nước ngọt. C. Nước dưới đất. D. Nước mặt và nước khác Câu 11. Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là A. địa hình. B. khí hậu. C. sinh vật. D. đá mẹ. Câu 12. Đất đen thảo nguyên ôn đới có đặc tính nào sau đây? A. Chua, ít dinh dưỡng. B. Giàu mùn, tốt nhất thế giới. C. Tương đối chua, ít dinh dưỡng. D. Đất có màu đỏ vàng, ít dinh dưỡng. Câu 13. Năm 2018, thành phố nào sau đây có số dân đông nhất thế giới?
  2. A. Niu Đê-li. B. Tô-ky-ô. C. Thượng Hải. D. Xao- Pao-lô. Câu 14. Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây? A. Tây Á. B. Trung Á. C. Bắc Á. D. Đông Á. Câu 15. Trong các tầng đất, tầng nào trực tiếp tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật? A. Tầng tích tụ. B. Tầng đá mẹ. C. Tầng chứa mùn. D. Tầng tích tụ và đá mẹ. Câu 16. Tỉ lệ trung bình của các thành phần trong đất thì chất hữu cơ chiếm bao nhiêu phần trăm (%)? A. 5. B. 15. C. 25. D. 35. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. (2,5 điểm) a) Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938? b) Cách đánh giặc của Ngô Quyền có gì độc đáo? Câu 2. (0,5 điểm) Nêu những thành tựu văn hoá của Chăm-pa còn được bảo tồn và duy trì đến ngày nay ? Câu 3. (1,5 điểm) Trình bày đặc điểm của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa? Câu 4. (1,5 điểm) a) Trình bày sự đa dạng của động vật ở lục địa? b) Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng? HẾT
  3. BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 NĂM HỌC: 2023 - 2024 I.TRẮC NGHIỆM (4đ), mỗi ý đúng được 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B B C B B C A Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B A C B B D C A II. TỰ LUẬN (6đ) Câu Nội dung Điểm a) Diễn biến 0,5 đ - Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Nhân lúc thuỷ triểu lên, Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến sâu vào cửa sông. 0,5đ - Lưu Hoằng Tháo cho quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm. Đợi khi thuỷ triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công. Câu 1 - Quân giặc thua và phải rút ra biển, thuyền va vào cọc nhọn. Ta (2,5đ) đem thuyền ra đánh, quân giặc hoảng loạn nhảy xuống sông. Lưu 0,5đ Hoằng Tháo tử trận. b) Cách đánh giặc độc đáo của Ngô Quyền - Phân tích được điểm mạnh, yếu của quân giặc. 0,5đ - Chủ động bày trận địa phục kích, biết lợi dụng lợi thế của sông Bạch Đằng… 0,5đ (Học sinh có thể trình bày theo ý khác nhưng đảm bảo về cách độc đáo thì vẫn ghi điểm) Những thành tựu văn hoá của Cham-pa còn được bảo tồn và duy trì đến ngày nay: Câu 2 - Kiến trúc: Tháp Chăm ở Chiên Đàn, Thánh địa Mỹ Sơn...Nghệ 0,25 đ thuật điêu khắc trên đá, gốm, đồng … (0,5đ) 0,25đ - Các nghi lễ, tập tục truyền thống của người Chăm pa như lễ hội Kate… Đặc điểm của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa Rừng mưa nhiệt đới 0,25đ - Hình thành ở nơi mưa nhiều quanh năm; Câu 3 - Phân bố: lưu vực sông A-ma-dôn (Nam Mỹ), lưu vực sông 0,25đ 1,5 đ Công-gô (châu Phi); - Rừng rậm rạp, có 4-5 tầng. 0,25đ Rừng nhiệt đới gió mùa - Phát triển ở những nơi có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt; 0,25đ - Phân bố: Đông Nam Á, Đông Ấn Độ… 0,25đ - Cây trong rừng thấp hơn và ít tầng hơn ở rừng mưa nhiệt đới, 0,25đ thường rụng lá vào mùa khô.
  4. a) Trình bày sự đa dạng của động vật trên lục địa - Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật, do động vật có thể di chuyền từ nơi này đến nơi khác. Giới động vật trên các lục địa cũng hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu: 0,25 đ + Ở rừng mưa nhiệt đới có nhiều loài leo trèo giỏi, con trùng, chim thú; xa van và thảo nguyên có nhiều loài ăn cỏ như ngựa, 0,25 đ Câu 4 linh dương…và các loài ăn thịt như sử tử, linh cẩu… + Đới lạnh: Động vật thích nghi với khí hậu lạnh bằng cách ngủ (1,5đ) đông hay di cư theo mùa như: gấu trắng, ngỗng trời… 0,25 đ + Ở sa mạc có các loài chiệu được nóng và khô hạn như bọ cạp, rắn, lạc đà… 0,25 đ b)Một số biện pháp bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng Biện pháp bảo vệ: thành lập các khu bảo tồn, các vườn quốc gia, 0,5 đ siết chặt công tác bảo vệ cũng như xử phạt các hành vi săn bắt, khai thác trái phép, không sử dụng các sản phẩm từ động quý hiếm (ngà voi, sừng tê giác,...),... DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO TỔ TRƯỞNG CM GIÁO VIÊN RA ĐỀ Võ Đình Thương Huỳnh Văn Long
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2