intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hội An’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hội An

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC: 2023-2024 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT Chủ đề Nội dung/ Đơn vị kiến thức Nhận Thông Vận dụng Tổng số Vận dụng biết hiểu cao PHẦN LỊCH SỬ CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ 1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng 1 CUỐI THẾ KỈ tháng Mười Nga năm 1917. 5TN 1TL 1TL XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, 1.Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật ½ câu 2 VĂN HỌC, NGHỆ 1TL ½ TL*(a) 1TL trong các thế kỉ XVIII – XIX. 1.0 điểm THUẬT TRONG 10% CÁC THẾ KỈ XVIII– XIX CHÂU Á TỪ NỬA 1.Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế 3 câu SAU THẾ KỈ XIX kỉ XX. 3 3TN* 1TL 1TL 0.75 điểm ĐẾN ĐẦU THẾ 2. Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế 7.5% KỈ XX kỉ XX. VIỆT NAM TỪ 13/2 câu 4 THẾ KỈ XIX ĐẾN 1.Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XX). 5TN* 1TL* 1TL 1/2TL*(b) 3,25 điểm ĐẦU THẾ KỈ XX 32.5% Số câu/loại câu 8TN 1TL ½ TL(a) ½ TL(b) 8TN 2TL Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% 50%
  2. PHẦN ĐỊA LÍ ĐẶC ĐIỂM KHÍ 1 câu Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn 1 HẬU VÀ THUỶ ½ TL ½ TL 2.0 điểm Việt Nam VĂN VIỆT NAM 20% – Đặc điểm chung của lớp phủ thổ nhưỡng 1TL* ĐẶC ĐIỂM THỔ – Đặc điểm và sự phân bố của các nhóm đất chính 6TN 1 câu NHƯỠNG VÀ 2 – Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở Việt Nam 1TL 1.5 điểm SINH VẬT VIỆT – Đặc điểm chung của sinh vật 1TL 15% NAM – Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam 1TL – Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam 8TN* 10 câu BIỂN ĐẢO VIỆT 3 – Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. 1TL* 3.5 điểm NAM 35% - Môi trường biển đảo Việt Nam 1TL 1TL* Số câu/loại câu 8TN 1 TL 1TL 1 TL 8TN 3TL Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% 50% Tổng hợp chung 40% 30% 20% 10% 100% BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
  3. MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC: 2023-2024 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/ Đơn vị kiến Vận TT Chủ đề Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận thức dụng biết hiểu dụng cao PHẦN LỊCH SỬ Nhận biết -Nêu được nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất. 5TN CHÂU ÂU VÀ -Nêu được một số nét chính (nguyên nhân, diễn biến) 1.Chiến tranh thế giới NƯỚC MỸ TỪ của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. thứ nhất (1914 – 1918) CUỐI THẾ KỈ Vận dụng 1 và Cách mạng tháng 1TL XVIII ĐẾN - Phân tích tác động và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Mười Nga năm 1917 ĐẦU THẾ KỈ tháng Mười Nga năm 1917. XX Vận dụng cao -Phân tích, đánh giá được hậu quả và tác động của 1TL Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đối với lịch sử nhân loại. SỰ PHÁT Thông hiểu TRIỂN CỦA -Mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ KHOA HỌC, KĨ 1.Sự phát triển của khoa thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX 1TL THUẬT, VĂN học, kĩ thuật, văn học, Vận dụng 2 ½TL HỌC, NGHỆ nghệ thuật trong các thế – Phân tích được tác động của sự phát triển khoa học, kĩ (a)* THUẬT TRONG kỉ XVIII – XIX. thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX. CÁC THẾ KỈ XVIII – XIX 3 CHÂU Á TỪ 1.Trung Quốc và Nhật Nhận biết NỬA SAU THẾ Bản từ nửa sau thế kỉ -Trình bày được sơ lược về Cách mạng Tân Hợi năm KỈ XIX XIX đến đầu thế kỉ XX 1911. ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX. -Nêu được những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị.
  4. Thông hiểu - Mô tả được quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc. - Giải thích được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi-Trình bày được ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị.-Trình bày được những biểu hiện 1TL của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. 2. Ấn Độ và Đông Nam Nhận biết Á từ nửa sau thế kỉ XIX – Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn 3TN* đến đầu thế kỉ XX. Độ nửa sau thế kỉ XIX. Nhận biết – Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Việt Nam thời 5TN* nhà Nguyễn. – Nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam VIỆT NAM TỪ và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của THẾ KỈ XIX nhân dân Việt Nam (1858 – 1884). 4 ĐẾN ĐẦU THẾ – Nêu được nguyên nhân, một số nội dung chính trong KỈ XX. các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước. Thông hiểu – Mô tả được sự ra đời của nhà Nguyễn. – Mô tả được quá trình thực thi chủ quyền đối với quần 1TL* đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các vua ½ TL Nguyễn. (b)* Vận dụng cao 8TN 1TL ½ ½ Số câu/loại câu TL(a) TL(b) Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% PHẦN ĐỊA LÍ 1 ĐẶC ĐIỂM Tác động của biến đổi Thông hiểu KHÍ HẬU VÀ khí hậu đối với khí hậu – Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với ½TL(a)
  5. và thuỷ văn Việt Nam khí hậu và thuỷ văn Việt Nam. THUỶ VĂN Vận dụng cao VIỆT NAM – Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. ½TL(b) Nhận biết – Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất 6 TN chính. – Đặc điểm chung của Thông hiểu lớp phủ thổ nhưỡng – Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp 1TL* – Đặc điểm và sự phân phủ thổ nhưỡng. bố của các nhóm đất – Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử ĐẶC ĐIỂM chính dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp. THỔ NHƯỠNG – Vấn đề sử dụng hợp lí – Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử 1TL 2 VÀ SINH VẬT tài nguyên đất ở Việt dụng của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ VIỆT NAM Nam sản. – Đặc điểm chung của – Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật ở Việt 1TL sinh vật Nam. – Vấn đề bảo tồn đa dạng Vận dụng sinh học ở Việt Nam – Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hoá đất. – Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa 1TL dạng sinh học ở Việt Nam. BIỂN ĐẢO – Vị trí địa lí, đặc điểm Nhận biết VIỆT NAM tự nhiên vùng biển đảo – Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các Việt Nam nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt 1TN* – Các vùng biển của Việt Nam. Nam ở Biển Đông – Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt 7TN* – Môi trường biển đảo Nam. Việt Nam Thông hiểu – Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam (nâng chuẩn) 1TL 1TL* Vận dụng – Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ
  6. sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; trình bày được các khái niệm vùng nội 1TL* thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam). Số câu/ loại câu 8TN 1TL 1TL 1TL Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% Tổng hợp chung 40% 30% 20% 10%
  7. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên: ………………………………. MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 Lớp:…………………………………….. Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) Phòng thi: ………SBD: ………………. Ngày kiểm tra: 04/05/2024 Điểm Nhận xét của giáo viên Chữ kí giám thị 1 Chữ kí giám thị 2 A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bảng trả lời trắc nghiệm. BẢNG TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án I. PHẦN LỊCH SỬ (2 điểm). Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, đế quốc nào đã hoàn thành việc xâm chiếm và đặt ách cai trị ở Ấn Độ? A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ. Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là A. mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến. B. mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh. C. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản. D. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản Ấn Độ với thực dân Anh. Câu 3. Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp A. nô lệ Ấn Độ. C. nông dân Ấn Độ. B. tư sản Ấn Độ. D. tiểu tư sản Ấn Độ. Câu 4. Luật Gia Long là tên gọi khác của bộ luật nào dưới đây? A. Hoàng Việt luật lệ. C. Hình luật. B. Quốc triều hình luật. D. Hình thư. Câu 5. Truyện Kiều là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ nào? A. Nguyễn Đình Chiểu. C. Nguyễn Du. B. Hồ Xuân Hương. D. Bà huyện Thanh Quan. Câu 6. Tác phẩm “Gia Định thành thông chí” do ai biên soạn? A. Ngô Cao Lăng. C. Phan Huy Chú. B. Phan Huy Ích. D. Trịnh Hoài Đức. Câu 7. Tháng 9/1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam với sự giúp sức của quân đội nước nào? A. Anh. B. Tây Ban Nha. C. Đức. D. Bồ Đào Nha. Câu 8. Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn? A. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. C. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. D. Hiệp ước Hác-măng. II. PHẦN ĐỊA LÍ (2 điểm).
  8. Câu 9. Biển Đông có diện tích bao nhiêu? A. 3,41 triệu km2. B. 3,42 triệu km2. C. 3,43 triệu km2. D. 3,44 triệu km2. Câu 10. Đảo ven bờ nào có diện tích lớn nhất nước ta? A. Cát Bà. B. Cồn Cỏ. C. Phú Quốc. D. Lí Sơn. Câu 11. Đâu là một dạng địa hình ven biển nước ta? A. Bồn địa. B. Đầm phá. C. Thung lũng. D. Cao nguyên. Câu 12. Khí hậu vùng biển nước ta mang tính chất gì? A. Nhiều biến động. C. Điều hoà. B. Cực đoan. D. Nhiệt đới gió mùa. Câu 13. Vùng biển nước ta thường chịu ảnh hưởng của những thiên tai nào? A. Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc. C. Vòi rồng, mưa đá, bão. B. Bão tuyết, áp thấp nhiệt đới, lốc. D. Vòi rồng, áp thấp nhiệt đới, sạt lở bờ biển. Câu 14. Độ muối trung bình của vùng biển nước ta khoảng A. 31-32‰. B. 32-33‰. C. 33-34‰. D. 34-35‰. Câu 15. Vào mùa đông, dòng biển ven bờ nước ta chảy theo hướng nào? A. Đông bắc-tây nam. C. Đông nam-tây bắc. B. Tây bắc-đông nam. D. Tây nam-đông bắc. Câu 16. Chế độ triều nào là điển hình nhất ở vùng biển nước ta? A. Bán nhật triều. C. Nhật triều đều. B. Bán nhật triều không đều. D. Nhật triều không đều. B. TỰ LUẬN (6 điểm). I. PHẦN LỊCH SỬ (3 điểm). Câu 17. (1.5 điểm) Trình bày những nét chính về sự thành lập nhà Nguyễn? Câu 18. (1.5 điểm) Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy: a. (1.0 điểm) Phân tích tác động của những thành tựu văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII- XIX đối với xã hội loài người? b. (0.5 điểm) Nhà Nguyễn có những đóng góp gì trong quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? II. PHẦN ĐỊA LÍ (3 điểm). Câu 19. (1.5 điểm) Chứng minh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta. Câu 20. (1.0 điểm) Dựa vào hình dưới dây, hãy trình bày khái niệm các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông theo Luật biển Việt Nam năm 2012. Câu 21. (0.5 điểm) Bản thân em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo? ---------------------HẾT-------------------
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN LỊCH SỬ& ĐỊA LÍ 8 – NĂM HỌC 2023-2024 Phần Nội dung Điểm A. Trắc Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đúng 1 nghiệm Đáp án A B B A C D B C câu 0,25 (4 điểm) điểm Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D C B D A B A C B. Tự PHẦN LỊCH SỬ (3 điêm) luận Câu 17. (1.5 điểm). Trình bày những nét chính về sự thành lập nhà (6 điểm) Nguyễn: 0,5 điểm -Năm 1792, vua Quang Trung qua đời, mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc, lực lượng suy yếu. 0,5 điểm -Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ Gia Định, Nguyễn Ánh đánh bại triều đình Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn. 0,5 điểm - Ông lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân. Câu 18. (1.5 điểm). a. (1.0 điểm). Tác động của những thành tựu , văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII- XIX đối với xã hội loài người: - Góp phần lên án và vạch trần những tệ nạn, bất công trong xã hội đương 0.5 điểm thời. + Thức tỉnh, khích lệ người dân nhất là người lao động nghèo khổ đấu 0.5 điểm tranh cho cuộc sống tự do, hạnh phúc. b. (0.5 điểm). Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhà Nguyễn có những đóng góp là: Phối hợp với quan chức địa phương và ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Bình 0.5 điểm Định hàng năm thực thi công vụ Hoàng Sa như vẽ bản đồ, kiểm kê tài nguyên trên đảo, đo đạc hải trình, cắm cọc tiêu, trồng cây, cắm bia chủ quyền, xây dựng hệ thống kho tàng, đồn luỹ, đặt trạm thu thuế, dự báo thời tiết,… (Gợi ý: Học sinh có thể trình bày khác nhưng đảm bảo nội dung giáo viên có thể chấm điểm tối đa) PHẦN ĐỊA LÍ (3 điêm) Câu 19. (1.5 điểm). Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta: + Quá trình phong hoá đá mẹ diễn ra mạnh mẽ tạo ra một lớp phủ thổ 0.5 điểm nhưỡng dày. + Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta. 0.5 điểm + Lượng mưa lớn lại tập trung vào mùa mưa làm gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi. Đất bị xói mòn, rửa trôi sẽ theo các dòng 0.5 điểm chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng hình thành đất phù sa. Câu 20. (1.0 điểm). Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông: - Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và 0.2 điểm
  10. là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. - Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía 0.2 điểm biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. - Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt 0.2 điểm Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. - Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí 0.2 điểm tính từ đường cơ sở. - Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền 0.2 điểm và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Câu 21. (0.5 điểm). HS trình bày ý kiến cá nhân, tối thiểu được 2 ý đúng thì GV cho điểm tối đa. 0.5 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2