intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước (HSKT)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước (HSKT)” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước (HSKT)

  1. Trường THCS Nguyễn Trãi KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023 - 2024 Họ và tên: MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ – LỚP 8 ……………………… Lớp 8/ Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ: A. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng ghi 0,25 điểm) Câu 1. Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) là A. Anh tuyên chiến với Đức. B. Thái tử Áo – Hung bị ám sát. C. tình hình căng thẳng ở bán đảo Ban-căng. D. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Câu 2. Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, nước Nga xuất hiện tình trạng A. một chính quyền tồn tại. B. hai chính quyền song song tồn tại. C. ba chính quyền song song tồn tại. D. bốn chính quyền song song tồn tại. Câu 3. Đến giữa thế kỉ XIX, đế quốc nào đã hoàn thành việc xâm chiếm và đặt ách cai trị ở Ấn Độ? A. Pháp. B. Đức. C. Anh. D. Mĩ. Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là do: mâu thuẫn giữa A. nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh. B. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản. C. giai cấp tư sản Ấn Độ với thực dân Anh. D. giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến. Câu 5. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị là A. Lào. B. Xiêm. C. Việt Nam. D. Miến Điện. Câu 6. Ở Việt Nam, trong những năm 1885 - 1896 đã diễn ra cuộc đấu tranh nào dưới đây? A. Khởi nghĩa Yên Bái. B. Khởi nghĩa Yên Thế. C. Khởi nghĩa A-cha-xoa. D. Phong trào Cần vương. Câu 7. Việc khai hoang và thành lập các huyện Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình) gắn liền với công lao của nhân vật nào dưới đây? A. Trịnh Hoài Đức. B. Nguyễn Hữu Cảnh. C. Nguyễn Công Trứ. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 8. Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn? A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Hác-măng. D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Câu 9. Nước ta có mấy nhóm đất chính? A. 2 nhóm. B. 3 nhóm. C. 4 nhóm. D. 5 nhóm. Câu 10. Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là A. Phù sa. B. Đất xám. C. Feralit. D. Mùn núi cao. Câu 11. Biển Đông trải rộng từ khoảng vĩ độ A. 3°N đến vĩ độ 26°B. B. 3°N đến vĩ độ 27°B.
  2. C. 4°N đến vĩ độ 26°B. D. 4°N đến vĩ độ 27°B. Câu 12. Vùng biển của Việt Nam thông qua hai đại dương lớn nào dưới đây? A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Nguyễn Minh Đức – Nguyễn Vũ Hào – Bùi Thế Vỹ Câu 13. Vùng biển của Việt Nam có diện tích khoảng A. 1,0 triệu km2. B. 1,1 triệu km2. C. 1,2 triệu km2. D. 1,3 triệu km2. Câu 14. Vùng biển của Việt Nam nằm trong khí hậu nào dưới đây? A. Xích đạo ẩm. B. Ôn đới gió mùa. C. Cận nhiệt gió mùa. D. Nhiệt đới gió mùa. Câu 15. Địa hình ven biển nước ta A. rất đa dạng. B. khá đơn điệu. C. chỉ có các đảo. D. chủ yếu là vịnh. Câu 16. Nhiệt độ nước biển tầng mặt của nước ta trung bình năm khoảng A. 21°C B. 22°C C. 23°C D. 24°C B. TỰ LUẬN (6.0 điểm) Câu 1. (3.0 điểm) Mô tả sự ra đời của nhà Nguyễn (TK XIX- đầu TK XX) Câu 2. (3.0 điểm) Em hãy chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về thành phần loài và gen di truyền. ------------------------HẾT----------------------- …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………
  3. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 8 (Dành cho HSKT) A. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm) Khoanh đúng mỗi câu trả lời đúng ghi 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B C A B D C A Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B C A B A D A C B. TỰ LUẬN (6 điểm) Nội dung Điểm Câu Mô tả sự ra đời của nhà Nguyễn (nửa đầu TK XIX) 3.0 - Năm 1792, vua Quang Trung qua đời; nhà Tây Sơn suy yếu, mâu thuẫn nội 1.0 Câu 1 bộ ngày càng sâu sắc. 3.0 điểm - Năm 1802, được sự ủng hộ của bộ phận đại địa chủ Gia Định, Nguyễn Ánh 1.0 đánh bại triều Tây Sơn. - Lập ra nhà Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế). 1.0 Câu Nội dung Điểm a) Sinh vật nước ta đa dạng về thành phần loài và gen di truyền. 3.0 Câu 2 - Sự đa dạng về thành phần loài: Ở nước ta đã phát hiện hơn 50.000 loài 1.0 3.0 điểm sinh vật, trong đó: + Nhiều loài thực vật quý hiếm (Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, 0.5 nghiến, gỗ gụ...) + Động vật quý hiếm (Sao la, voi, bò tót, trĩ…). 0.5 - Sự đa dạng về gen di truyền: Số lượng các cá thể trong mỗi loài tương 1.0 đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền, …
  4. * Học sinh có thể diễn đạt theo các cách khác nhau nhưng có ý đúng thì chấm theo điểm tối đa của mỗi ý. Phê duyệt của Phê duyệt của Phê duyệt của Giáo viên ra đề Hiệu trưởng Tổ trưởng Nhóm trưởng Trần Hoa Linh Trần Đức Phùng Trần Đức Phùng Trần Đức Phùng Võ Hoa Cương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1