intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II –LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ 8– NĂM HỌC 2023-2024. PHÂN MÔN LỊCH SỬ Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Nội dung TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNK TL Q Chủ đề 1: – Nêu được quá trình thực dân – Giới thiệu được những – Phân tích được tác động VIỆT NAM Pháp xâm lược Việt Nam và nét chính về hoạt động của cuộc khai thác thuộc địa TỪ TK XIX cuộc kháng chiến chống thực yêu nước của Phan Bội lần thứ nhất của người Pháp ĐẾN ĐẦU TK dân Pháp xâm lược của nhân Châu, Phan Châu Trinh, đối với xã hội Việt Nam XX dân Việt Nam (1858 – 1884). Nguyễn Tất Thành. – Nêu được nguyên nhân, một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước. – Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Số câu 6 1 1 8 Số điểm 2 điểm 1,5điểm 1,5 điểm 5,0 điểm LỊCH TS c SỬ TS đ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng Cộng Nội dung cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: ĐẶC – Trình bày được đặc điểm khí hậu ĐIỂM KHÍ HẬU nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt VÀ THUỶ VĂN Nam. VIỆT NAM Số câu 2 câu 2 câu Số điểm 0,66 điểm 0,66 điểm
  2. Chủ đề 2: ĐẶC – Chứng minh được tính chất – Phân tích được đặc điểm ĐIỂM THỔ nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ của đất feralit và giá trị sử NHƯỠNG VÀ nhưỡng. dụng đất feralit trong sản SINH VẬT VIỆT NAM – Trình bày được đặc điểm phân bố xuất nông, lâm nghiệp. của ba nhóm đất chính. – Phân tích được đặc điểm – Đặc điểm chung của sinh vật Việt của đất phù sa và giá trị sử Nam dụng của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản. Số câu 2 câu 1 câu 3 câu Số điểm 0,66 điểm 1,5 điểm 2,16 điểm Chủ đề 3: BIỂN – Xác định được trên bản đồ phạm – Xác định được trên bản đồ ĐẢO VIỆT NAM vi Biển Đông, các nước và vùng các mốc xác định đường cơ VÀ BẢO VỆ sở, đường phân chia vịnh Bắc lãnh thổ có chung Biển Đông với CHỦ QUYỀN, Bộ giữa Việt Nam và Trung CÁC QUYỀN Việt Nam. Quốc; trình bày được các VÀ LỢI ÍCH – Trình bày được đặc điểm tự khái niệm vùng nội thuỷ, lãnh HỢP PHÁP CỦA nhiên vùng biển đảo Việt Nam. hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng VIỆT NAM Ở đặc quyền kinh tế, thềm lục BIỂN ĐÔNG. địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam). Số câu 2 1 câu 3 câu Số điểm 0,66 điểm 1,5 điểm 2,16 điểm ĐỊA Số câu 6 câu 1 câu 1 câu 8 câu LÍ Số điểm 2,0 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 5,0 điểm TS câu 12 câu 2 câu 2 câu 16 câu TS điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 3,0 điểm 10 điểm
  3. MÃ ĐỀ A TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ - LỚP 8 Thời gian: 60 phút (không kể giao đề) I. TRẮC NGHIỆM. (4,0 điểm) Chọn đáp án đúng rồi ghi vào giấy bài làm. (Mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1. Thực dân Pháp dựa vào duyên cớ nào để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? A. Triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo Công giáo. B. Nhà Nguyễn không cho tàu của thương nhân Pháp vào tránh bão. C. Nhà Nguyễn tịch thu và đốt thuốc phiện của thương nhân Pháp. D. Triều đình nhà Nguyễn vi phạm điều khoản trong Hiệp ước Véc-xai. Câu 2. Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở sáu tỉnh Nam Kì A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Hác-măng. D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Câu 3. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”? A. Nguyễn Hữu Huân B. Trương Định. C. Võ Duy Dương. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 4. Tháng 11/1873, quân triều đình nhà Nguyễn phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, thực hiện cuộc phục kích quân Pháp tại A. Tiên Du (Bắc Ninh). B. Kim Sơn (Ninh Bình). C. Cầu Giấy (Hà Nội). D. Tiền Hải (Nam Định). Câu 5. Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam sau khi A. kí với nhà Nguyễn hai bản hiệp ước Hácmăng và Patơnốt. B. triệt hạ được mọi hành động của phái chủ chiến trong triều đình. C. dập tắt được các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam. D. thiết lập được bộ máy cai trị của chính quyền thực dân ở khắp ba kì. Câu 6. Người chỉ huy quân đội Pháp trong cuộc tấn công Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883) là A. Ri-vi-e. B. Cuốc-bê. C. Gác-ni-ê. D. Giăng Đuy-puy. Câu 7. Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng A. các tỉnh ở phía Nam. B. trên phạm vi cả nước. C. các tỉnh ở phía Bắc. D. các tỉnh ở gần ven biển. Câu 8. Vào mùa mưa lũ, thiên tai nào thường xảy ra ở khu vực miền núi của Việt Nam? A. Hạn hán. B. Ngập lụt. C. Lũ quét. D. Động đất. Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa đất ở Việt Nam? A. Việt Nam có 3/4 diện tích đồi núi, có độ dốc cao. B. Nạn phá rừng để lấy gỗ, đốt nương làm rẫy. C. Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng hạn hán, ngập lụt. D. Hạn chế sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp. Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam? A. Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật. B. Suy giảm hệ sinh thái. C. Mở rộng phạm vi phân bố của các loài sinh vật. D. Suy giảm nguồn gen. Câu 11. Đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng A. 24 điểm có toạ độ xác định. B. 23 điểm có toạ độ xác định. C. 22 điểm có toạ độ xác định. D. 21 điểm có toạ độ xác định. Câu 12. Trên Biển Đông gió Đông Bắc thổi trong thời gian khoảng từ A. tháng 11 đến tháng 6. B. tháng 10 đến tháng 4. C. tháng 4 đến tháng 10. D. tháng 9 đến tháng 5.
  4. II. TỰ LUẬN. (6,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu. Câu 2. (1,5 điểm) Phân tích tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của người Pháp đối với xã hội Việt Nam. Câu 3. (1,5 điểm) Trình bày được khái niệm vùng nội thuỷ và lãnh hải của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam năm 2012). Liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền và môi trường biển đảo. Câu 4. (1,5 điểm) Phân tích đặc điểm và giá trị sử dụng đất feralit. ------------------ Hết-------------------- (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
  5. MÃ ĐỀ B TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ - LỚP 8 Thời gian: 60 phút (không kể giao đề) I. TRẮC NGHIỆM ( 4,0 điểm) Chọn đáp án đúng rồi ghi vào giấy bài làm. (Mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1. Người chỉ huy quân dân Việt Nam chiến đấu chống lại quân Pháp tại Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1859) là A. Nguyễn Lâm. B. Tôn Thất Thuyết. C. Hoàng Diệu. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 2. Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn? A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Hác-măng. D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Câu 3. Căn cứ chiến đấu chính của nghĩa quân do Trương Định chỉ huy được đặt ở A. Bãi Sậy (Hưng Yên). B. Hai Sông (Hải Dương). C. Phồn Xương (Yên Thế). D. Gò Công (Tân Hòa). Câu 4. Tháng 8/1883, triều đình nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản hiệp ước nào sau đây? A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Hác-măng. D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Câu 5. Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam sau khi A. kí với nhà Nguyễn hai bản hiệp ước Hácmăng và Patơnốt. B. triệt hạ được mọi hành động của phái chủ chiến trong triều đình. C. dập tắt được các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam. D. thiết lập được bộ máy cai trị của chính quyền thực dân ở khắp ba kì. Câu 6. Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là A. Đinh Công Tráng. B. Tôn Thất Thuyết. C. Nguyễn Trường Tộ. D. Nguyễn Đình Chiểu. Câu 7. Biến đổi khí hậu không gây nên tác động nào sau đây đối với khí hậu Việt Nam? A. Biến đổi về nhiệt độ. B. Biến đổi về lượng mưa. C. Lưu lượng nước sông bị biến động. D. Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan. Câu 8. Vào mùa mưa lũ, thiên tai nào thường xảy ra ở khu vực đồng bằng của Việt Nam? A. Hạn mặn. B. Ngập lụt. C. Sóng thần. D. Động đất. Câu 9. Để giảm thiểu tình trạng thoái hóa đất, chúng ta không nên áp dụng biện pháp nào sau đây? A. Lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học. B. Củng cố hệ thống các đê ven biển. C. Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc. D. Bổ sung các chất hữu cơ cho đất. Câu 10. Ý nào sau đây là biểu hiện của sự suy giảm về số lượng cá thể và loài sinh vật ở Việt Nam? A. Phạm vi phân bố loài tăng nhanh. B. Nhiều hệ sinh thái rừng bị phá hủy. C. Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. D. Xuất hiện nhiều loài mới do lai tạo. Câu 11. Đường cơ sở là căn cứ để xác định A. vị trí địa lí, độ sâu của lãnh hải và các vùng biển khác. B. giới hạn, chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác. C. độ sâu, chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác. D. phạm vi, chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác. Câu 12. Chế độ nhiệt trên Biển Đông A. mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. B. mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. C. mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn.
  6. D. mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn. II. TỰ LUẬN. (6,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh. Câu 2. (1,5 điểm) Phân tích tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của người Pháp đối với xã hội Việt Nam. Câu 3. (1,5 điểm) Trình bày được khái niệm vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam năm 2012). Liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền và môi trường biển đảo. Câu 4. (1,5 điểm) Phân tích đặc điểm và giá trị sử dụng của đất phù sa. ------------------ Hết-------------------- (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
  7. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 – MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm ) (Mỗi câu đúng 0.25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA A B D C A A B C A C D B II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1: (1.5 điểm) hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu. Đáp án Điểm - Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập ra Duy tân hội, với mục đích đấu tranh để lập ra một nước Việt Nam độc lập. 0.5 - Năm 1905 - 1908, Hội Duy Tân tổ chức phong trào Đông Du, đưa các thanh niên yêu nước sang Nhật Bản học tập, chờ đợi thời cơ chống Pháp. Tháng 3/1909, Phan Bội Châu bị trục 0.5 xuất khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã. - Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu cải tổ Duy tân hội thành Việt Nam Quang phục hội với mục đích: Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc 0.5 Việt Nam. Câu 2: (1,5 điểm) Đáp án Điểm - Tác động về xã hội: + Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa: giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống 0.5 trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. + Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp; giai cấp nông dân ngày càng bị bần 0.5 cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát. + Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, 0.5 giai cấp công nhân,… Câu 3: (1,5 điểm) Đáp án Điểm - Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. 0.5 - Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài cùng của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. 0.5 * Liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền và môi trường biển đảo. - Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ, quản lí và phát triển 0.25 bền vững biển và hải đảo Việt Nam. - Quảng bá và xây dựng thương hiệu biển Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vị thế 0.25 quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, phát triển và bảo vệ biển, đảo. Câu 4: (1,5 điểm) Đáp án Điểm - Đặc điểm: + Đất Feralit có chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng. 0.25 + Đặc tính của đất feralit là: có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất bazơ và mùn. 0.25 + Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất. 0.25 - Giá trị sử dụng trong nông nghiệp:
  8. + Đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, 0.5 cà phê, cao su, hồ tiêu,…), cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…). + Ngoài ra đất feralit cũng thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như bưởi, xoài, cam, … 0.25 ------------------ Hết--------------------
  9. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 – MÃ ĐỀ B I. Trắc nghiệm. (4,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA B A D C A C C B A C D A II. Tự luận. (6,0 điểm) Câu 1: (1.5 điểm) Hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh. Đáp án Điểm - Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ. Phong trào Duy Tân hoạt động công khai với nhiều hình thức như: lập trường 0.5 học mới, lập hội buôn hàng nội hoá và xưởng sản xuất, tổ chức diễn thuyết….. - Đến năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, phong trào chống đi phu, 0.5 chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở một số tỉnh Trung Kỳ. - Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp ông tiếp tục có nhiều hoạt động yêu nước, tiến hành lập các tổ chức yêu nước, kiến nghị Chính phủ Pháp tiến hành cải cách chính trị ở Việt Nam 0.5 và diễn thuyết tuyên truyền tư tưởng dân chủ. Câu 2: (1.5 điểm) Đáp án Điểm - Tác động về xã hội: + Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa: giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống 0.5 trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. + Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp; giai cấp nông dân ngày càng bị bần 0.5 cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát. + Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, 0.5 giai cấp công nhân,… Câu 3: (1,5 điểm) Đáp án Điểm - Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài lãnh hải. 0.5 - Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. 0.5 * * Liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền và môi trường biển đảo. - Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ, quản lí và phát triển 0.25 bền vững biển và hải đảo Việt Nam. - Quảng bá và xây dựng thương hiệu biển Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vị thế 0.25 quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, phát triển và bảo vệ biển, đảo. Câu 4: (1,5 điểm) Đáp án Điểm - Đặc điểm: + Đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. 0.5 + Đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng.
  10. - Giá trị sử dụng: 0.25 + Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả. 0.25 + Trong thủy sản: đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. 0.25 + Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản. 0.25 ------------------ Hết-------------------- Người ra đề phân môn Lịch sử Người ra đề phân môn Địa lý Phan Thị Thu Hồ Văn Bốn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2