ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – Môn NGỮ VĂN<br />
Năm học: 2017 - 2018<br />
Khối: 10 ( Thời gian: 90 phút)<br />
Câu 1 (4,0 điểm):<br />
Giao thừa ước nguyện cầu an<br />
Ra về để lại bất an cho người.<br />
Chổi tre khua tiếng ngậm ngùi<br />
Mồ hôi nhỏ giọt, cho người du xuân.<br />
Đó là những dòng chia sẻ chân tình, tâm huyết của thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường<br />
THPT Nguyễn Du nhân dịp sinh họat chuyên đề giáo dục học sinh về ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường.<br />
Dựa vào ý thơ trên, anh/chị hãy viết văn bản ( khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện<br />
tượng xả rác bừa bãi nơi công cộng của người Việt Nam hiện nay.<br />
Câu 2 (6,0 điểm):<br />
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:<br />
Nửa năm hương lửa đương nồng<br />
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương<br />
Trông vời trời bể mênh mang<br />
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.<br />
Nàng rằng: phận gái chữ tòng<br />
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.<br />
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri<br />
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?<br />
Bao giờ mười vạn tinh binh,<br />
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.<br />
Làm cho rõ mặt phi phường,<br />
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.<br />
Bằng nay bốn bể không nhà<br />
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?<br />
Đành lòng chờ đó ít lâu,<br />
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”.<br />
Quyết lời dứt áo ra đi<br />
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.<br />
(Chí khí anh hùng - Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du).<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
ĐÁP ÁN KT HỌC KÌ II – NH 2017 - 2018<br />
<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU<br />
<br />
Môn: NGỮ VĂN - Khối 10<br />
<br />
Nội Dung<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI<br />
Viết một bài văn khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ về hiện tượng<br />
xả rác bừa bãi nơi công cộng của người Việt Nam hiện nay.<br />
<br />
4,0<br />
<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu<br />
được vấn đề; thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt<br />
chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.<br />
b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi nơi công cộng của người Việt<br />
Nam hiện nay.<br />
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm: kết hợp chặt<br />
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.<br />
1<br />
<br />
2,0<br />
<br />
Học sinh sẽ có nhiều cách làm, sau đây là một vài định hướng:<br />
- Hiện trạng:<br />
<br />
0,5<br />
<br />
+ Là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay, được biểu hiện rõ nhất ở<br />
những nơi công cộng.<br />
+ Xuất hiện ngày càng nhiều, từ nơi học tập, làm việc cho đến các địa<br />
điểm tụ tập đông người.<br />
+ Học sinh: xả rác ra sân trường, xả rác trong hộc bàn, trong phòng<br />
học…<br />
- Hậu quả: gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và đời sống<br />
của con người; gây hại đến sức khỏe và thiệt hại về kinh tế…<br />
- Nguyên nhân:<br />
+ Khách quan: do hệ thống thùng rác chưa được bố trí hợp lí hoặc<br />
thiếu.<br />
+ Chủ quan: do ý thức người dân còn kém; nhiều người vị kỉ, chỉ lo<br />
giữ cho nhà mình sạch sẽ, ra ngoài đường thì thẳng tay vứt rác, vì “cha<br />
chung không ai khóc”…<br />
- Giải pháp: nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ; các<br />
3<br />
<br />
0,5<br />
<br />
cơ quan chức năng nên đề ra chế tài xử phạt nghiêm khắc<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Phản đề: vẫn còn nhiều người có ý thức tốt trong bảo vệ môi trường;<br />
nhiều chương trình tuyên truyền; các thanh niên tình nguyện tổ chức đi<br />
dọn đường phố, vớt rác ở kênh rạch, ao hồ...<br />
– Rút ra bài học nhận thức và hành động: là học sinh, là người văn<br />
minh, cần có ý thức và tuyên truyền cho người thân ý thức bảo vệ môi<br />
trường sống, vì một môi trường không rác.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
d. Sáng tạo<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề<br />
nghị luận.<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC<br />
Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng<br />
<br />
6,0<br />
<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu<br />
được vấn đề; thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt<br />
chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.<br />
b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du được thể hiện qua hình tượng nhân<br />
vật Từ Hải.<br />
2<br />
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, vận<br />
dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;<br />
rút ra bài học nhận thức và hành động.<br />
<br />
4<br />
<br />
4,0<br />
<br />
* Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, Truyện Kiều và đoạn trích.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
* Nội dung:<br />
- 4 câu đầu: Cuộc chia tay của Từ Hải và Thúy Kiều<br />
<br />
1,0<br />
<br />
+ Khát vọng lên đường của Từ Hải, thái độ dứt khoát lúc lên đường<br />
chứng tỏ Từ Hải là con người của sự nghiệp anh hùng.<br />
+ Tư thế ra đi oai phong, hào hùng sánh ngang với trời đất. Cảm hứng<br />
vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát<br />
ngát, nâng cao tầm vóc người anh hùng.<br />
=> Từ Hải là con người của khát vọng, công danh.<br />
- 12 câu tiếp theo: Chí khí anh hùng của Từ Hải<br />
+ Niềm tin sắt đá, sự quyết tâm, khát vọng lớn lao, cao cả về một sự<br />
nghiệp lẫy lừng.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
+ khả năng hơn người, bản lĩnh, ý chí phi phàm.<br />
=> Nguyễn Du đã thể hiện hình ảnh người anh hùng oai phong, bản<br />
lĩnh với lý tưởng cao cả, ý chí, hoài bão lớn lao.<br />
- 2 câu cuối: Từ Hải dứt áo ra đi: Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát,<br />
không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn lung lạc ý chí của người<br />
anh hùng.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
+ Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du: chân<br />
dung kì vĩ, chí khí, bản lĩnh, tài năng phi thường, thực hiện giấc mơ<br />
công lí.<br />
* Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật bằng những hình ảnh ước lệ. Thông<br />
qua hành động, lời thoại trực tiếp, thể hiện sự tự tin, bản lĩnh nhân vật<br />
=> Lý tưởng hóa nhân vật, mang cảm hứng ngợi ca.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
d. Sáng tạo<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, nhân<br />
văn.<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
Lưu ý : HS có thể viết theo cách riêng của mình, giám khảo dựa vào kĩ năng và nội dung<br />
bài làm của HS để đánh giá.<br />
<br />
5<br />
<br />