SỞ GD&ĐT CÀ MAU<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
<br />
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN<br />
<br />
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 10<br />
THỜI GIAN: 90 PHÚT<br />
Không kể thời gian giao đề<br />
<br />
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)<br />
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước<br />
trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt thấy<br />
dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ.<br />
Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với ông chủ: “Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông.”<br />
“Ngươi xấu hổ về chuyện gì?” – Người chủ hỏi.<br />
“Chỉ vì tôi nứt mà ông không được nhận đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra.” –<br />
Chiếc bình nứt nói.<br />
“Không đâu!” – Ông chủ trả lời. “Khi đi về, ngươi có chú ý tới luống hoa bên đường hay không? Ngươi<br />
không thấy hoa chỉ mọc bên đường phía của nhà ngươi sao? Ta biết được vết nứt của ngươi nên đã gieo<br />
hạt giống hoa bên phía ấy. Nếu không có ngươi, ngôi nhà của ta có ấm cúng và duyên dáng được thế này<br />
không?”<br />
Cuộc sống của chúng ta như chiếc bình nứt, không ai hoàn hảo cả.<br />
(Theo Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ, 2003)<br />
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.<br />
Câu 2 (1,0 điểm): Hình ảnh vết nứt trên chiếc bình ẩn dụ cho điều gì?<br />
Câu 3 (1,0 điểm): Nhận xét về cách ứng xử của người gánh nước với chiếc bình nứt.<br />
Câu 4 (0,5 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện trên.<br />
<br />
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1 (2,0 điểm)<br />
Từ văn bản trong phần Đọc – hiểu về chiếc bình nứt, hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 200<br />
chữ) bàn về nhận định Cuộc sống của chúng ta như chiếc bình nứt, không ai hoàn hảo cả.<br />
Câu 2 (5,0 điểm)<br />
Phân tích đoạn thơ sau:<br />
[...] Cậy em em có chịu lời,<br />
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.<br />
Giữa đường đứt gánh tương tư,<br />
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.<br />
Kể từ khi gặp chàng Kim,<br />
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.<br />
Sự đâu sóng gió bất kì,<br />
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.<br />
Ngày xuân em hãy còn dài,<br />
Xót tình máu mủ thay lời nước non.<br />
Chị dù thịt nát xương mòn,<br />
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.<br />
(Trao duyên trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Sách Ngữ văn lớp 10, tập 2)<br />
--------------HẾT--------------<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ, NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
Môn thi: Ngữ văn – khối 10<br />
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 ĐIỂM)<br />
Phần<br />
<br />
Câu<br />
<br />
I<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
ĐỌC HIỂU<br />
<br />
3,0<br />
<br />
1<br />
<br />
Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật<br />
<br />
0,5<br />
<br />
2<br />
<br />
Hình ảnh vết nứt ẩn dụ cho những hạn chế, khiếm khuyết, không hoàn hảo trong mỗi người.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
3<br />
<br />
Cách ứng xử vừa bao dung, nhân hậu, sâu sắc. Ông đã biến vết nứt của chiếc bình – những khiếm<br />
khuyết hạn chế thành ưu điểm, hữu dụng.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Học sinh có thể nêu những bài học kinh nghiệm được rút ra từ câu chuyện trên:<br />
- Thái độ coi thường của chiếc bình lành đối với chiếc bình nứt là chưa đúng. Thái độ ấy gợi cho ta<br />
liên tưởng đến cách ứng xử vô cảm với những người kém may mắn.<br />
4<br />
<br />
- Thái độ tự ti của chiếc bình nứt về những khiếm khuyết của bản thân. Từ đó bàn về việc con<br />
người nên có cách ứng xử như thế nào khi đối diện với khiếm khuyết của bản thân.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Cách ứng xử của người gánh nước gợi cho chúng ta bài học về cách ứng xử bao dung, sẻ chia,<br />
nâng đỡ giúp những người kém may mắn.<br />
II<br />
1<br />
<br />
LÀM VĂN<br />
Từ văn bản trong phần Đọc – hiểu về chiếc bình nứt, hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng<br />
200 chữ) bàn về nhận định Cuộc sống của chúng ta như chiếc bình nứt, không ai hoàn hảo cả.<br />
<br />
7,0<br />
2,0<br />
<br />
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn<br />
- Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc<br />
song hành. Đầu đoạn viết lùi vào, chữ đầu đoạn viết hoa, có dấu chấm hết đoạn; tránh nhầm sang 0,25<br />
trình bày hình thức bài văn.<br />
- Đảm bảo dung lượng đoạn văn: 200 chữ khoảng 1-1,5 trang giấy thi).<br />
b. Đoạn văn lập luận chặt chẽ, có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
c. Triển khai các vấn đề cần nghị luận rõ ràng:<br />
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và dẫn chứng; rút ra bài học nhận<br />
thức và hành động.<br />
Trình bày quan điểm cá nhân với lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, không đi ngược lại những<br />
giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp (1,25 điểm)<br />
* Mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: trong cuộc sống, không ai hoàn hảo.<br />
* Thân đoạn:<br />
- Giải thích “chiếc bình nứt”, hoàn hảo.<br />
Giải thích khái niệm hoàn hảo để thấy được: trong cuộc sống, tất cả mọi người đều có khát vọng<br />
hướng đến sự hoàn hảo; mỗi người tùy vào tính cách, quan điểm sống khác nhau, có thể nhìn nhận<br />
về các mức độ hoàn hảo của sự việc khác nhau. Tuy nhiên thực tế, chúng ta lại là “Chiếc bình nứt”<br />
không hoàn hảo.Chiếc bình nứt là khiếm khuyết, thất bại, vấp ngã, sai lầm…<br />
- Trình bày quan điểm của bản thân: Mỗi cá nhân đều có những hạn chế, nhược điểm. Điều quan<br />
<br />
1,0<br />
<br />
trọng là phải biết hạn chế, khắc phục nhược điểm, biến điểm yếu thành điểm mạnh. Cần có thái độ<br />
bao dung khi đứng trước lỗi lầm, thiếu sót của người khác.<br />
- Bàn mở rộng.<br />
- Nêu bài học nhận thức và hành động. chúng ta không hoàn hảo vì thế, chúng ta phải không ngừng<br />
học tập để phù hợp, theo kịp sự tiến bộ của xã hội.<br />
* Kết đoạn: Bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề lựa chọn việc làm và thái<br />
độ, quan điểm, cách đánh giá công việc để đạt đến cuộc sống hoàn hảo theo cách riêng của mỗi<br />
người.<br />
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
e. Sáng tạo<br />
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.<br />
2<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Cảm nhận đoạn thơ trong đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều – Nguyễn Du)<br />
<br />
5,0<br />
<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận<br />
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
b. Xác định vấn đề cần nghị luận<br />
Xác định đúng vấn đề nghị luận: Từ bối cảnh trao duyên đã làm nổi bật tâm trạng, nỗi đau và vẻ 0,25<br />
đẹp tâm hồn Thúy Kiều qua đoạn trích.<br />
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận<br />
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
* MB: Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích Trao duyên trích (vị trí,<br />
tóm tắt đoạn trích). Trích thơ<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; thể hiện được cảm nhận sâu<br />
sắc và các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ; vận<br />
dụng tốt các thao tác lập luận (trong đó phải có thao tác phân tích, bình giảng, so sánh);<br />
kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và đưa dẫn chứng.<br />
* TB: Cần trình bày các ý sau: (2,0đ)<br />
1. Giới thiệu chung: vị trí đoạn trích, nội dung,...<br />
2. Phân tích<br />
HS có thể phân tích các ý sau:<br />
- Hai câu thơ đầu: Lời nhờ cậy<br />
+ Đây là lời nhờ cậy, tác giả đã đặt Thúy Kiều vào hoàn cảnh éo le để nàng tự bộc lộ<br />
tâm trạng, nhân cách của mình. Kiều buộc phải trao duyên, nàng làm như vậy là thực<br />
hiện một chuyện tế nhị, khó nói. (Phân tích rõ từ "cậy", từ "chịu" để thấy được Thúy<br />
Kiều hiểu hoàn cảnh của Thúy Vân, nàng ý thức được việc mình nói ra mang tính chất<br />
rất hệ trọng, việc nàng nhờ cậy có thể làm em lỡ cả đời)<br />
+ Khung cảnh "em" – "ngồi", "chị" - "lạy", "thưa". Ở đây có sự đảo lộn ngôi vị của hai<br />
chị em trong gia đình, diễn tả việc nhờ cậy là vô cùng quan trọng, thiêng liêng, nghiêm<br />
<br />
2,5<br />
<br />
túc.<br />
Thúy Kiều là người khéo léo, thông minh, tế nhị, kín đáo, coi trọng tình nghĩa.<br />
- 6 câu tiếp: Lời giãi bày nỗi lòng mình<br />
+ Thúy Kiều nói về hoàn cảnh éo le của mình<br />
+ Kiều nói vắn tắt về mối tình đẹp nhưng dang dở với Kim Trọng (điệp từ "khi" nhấn<br />
mạnh tình yêu sâu nặng, gắn bó bền chặt của Kim-Kiều.)<br />
+ Nàng nhắc đến các biến cố đã xảy ra khiến Kiều không thể tiếp tục cuộc tình của<br />
mình.<br />
+ Kiều xin em hãy "chắp mối tơ thừa" để trả nghĩa cho chàng Kim.<br />
- Bốn câu tiếp: Lời thuyết phục.<br />
+ Thúy Kiều thuyết phục em nhờ vào lí lẽ:<br />
+ Nhờ vào tuổi xuân của em<br />
+ Nhờ vào tình máu mủ chị em<br />
+ Dù đến chết Kiều vẫn ghi ơn em, biết ơn sự hi sinh của em.<br />
Đó là những lời nói, lí lẽ khéo léo, tinh tế làm tăng tính thuyết phục của lời nói, tạo tính<br />
chất lời nói thiết tha, kín kẽ, tế nhị. Giọng thơ khẩn khoản, cách ngắt nhịp thơ đem lại<br />
sắc thái trang trọng.<br />
- Nghệ thuật: + Miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật<br />
+ Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.<br />
*KB: Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật, khẳng định tài năng của tác giả.<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25<br />
<br />
e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.<br />
TỔNG ĐIỂM: 10,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />