PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7<br />
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: Nhằm đánh giá<br />
- Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về cả ba phần (Đọc- Hiểu văn bản,<br />
Tiếng Việt và Tập làm văn) trong SGK Ngữ văn 7 tập 2<br />
- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách<br />
tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.<br />
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA<br />
- Hình thức: Tự luận<br />
- Cách tổ chức: Cho HS làm bài kiểm tra trong thời gian: 90 phút.<br />
III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ<br />
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp<br />
7 (Tập 2).<br />
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề<br />
kiểm tra.<br />
- Xác định khung ma trận.<br />
<br />
KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
Mức độ<br />
Tên Chủ đề<br />
<br />
Nhận biết<br />
<br />
Thông hiểu<br />
Cấp độ thấp<br />
<br />
1. Văn bản<br />
- Văn học dân<br />
gian<br />
- Văn bản nghị<br />
luận<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Cấp độ cao<br />
<br />
- Nhớ và chép lại được một trong - Hiểu và giải thích được<br />
các câu tục ngữ đã học. Nêu được vai trò, ý nghĩa của tục<br />
nội dung câu tục ngữ đó.<br />
ngữ đối với cuộc sống<br />
- Nhận diện được văn bản, nêu con người.<br />
được nội dung, ý nghĩa của câu văn<br />
trong văn bản.<br />
Số câu: 1,5<br />
Số điểm: 2,0<br />
Tỉ lệ: 20%<br />
<br />
Số câu: 0,5<br />
Số điểm: 1,0<br />
Tỉ lệ: 10%<br />
<br />
2. Tiếng việt<br />
<br />
- Nhận diện câu rút gọn, câu đặc - Hiểu được tác dụng của<br />
<br />
- Câu rút gọn<br />
- Câu đặc biệt<br />
- Trạng ngữ<br />
Số câu<br />
<br />
biệt và nêu được công dụng của việc tách trạng ngữ thành<br />
các kiểu câu đó.<br />
câu riêng.<br />
<br />
Số điểm<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
Vận dụng<br />
<br />
Số câu: 2<br />
Điểm: 3,0<br />
Tỉ lệ: 30 %<br />
<br />
Số câu: 0,5<br />
<br />
Số câu: 0,5<br />
<br />
Số câu: 1<br />
<br />
Số điểm: 1,0<br />
Tỉ lệ: 10%<br />
<br />
Số điểm: 1,0<br />
Tỉ lệ: 10%<br />
<br />
Điểm: 2,0<br />
Tỉ lệ: 20%<br />
<br />
3. Tập làm<br />
văn<br />
<br />
- Nhận biết đúng yêu cầu về thể - Hiểu và vận dụng đúng - Biết vận dụng những kiến thức đã - HS nghị luận đầy đủ, rõ<br />
loại cũng như vấn đề cần nghị phương pháp và những học về đặc điểm của thể loại văn nghị ràng, có hệ thống lí lẽ,<br />
<br />
- Nghị luận<br />
<br />
luận. Viết viết đúng thể loại văn yêu cầu về thể loại. Hiểu<br />
nghị luận chứng minh đủ bố cục và nắm vững các nội<br />
ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.<br />
dung cần nghị luận trong<br />
bài làm.<br />
<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
<br />
Số điểm: 1,0<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
luận để tạo lập một văn bản hoàn<br />
chỉnh. Nắm được các vấn đề có liên<br />
quan đến luận điểm để làm sáng tỏ<br />
nội dung cần nghị luận.<br />
<br />
dẫn chứng, lập luận chặt<br />
chẽ thuyết phục. Hành<br />
văn trong sáng, trình bày<br />
khoa học, sáng tạo...<br />
<br />
Số điểm: 1,0<br />
<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm: 2,0<br />
<br />
Số điểm: 1,0<br />
<br />
Số câu: 1<br />
Điểm: 5,0<br />
<br />
Tỉ lệ: 10 %<br />
<br />
Tỉ lệ: 10%<br />
<br />
Tỉ lệ: 20%<br />
<br />
Tỉ lệ: 10%<br />
<br />
Tỉ lệ: 50%<br />
<br />
TS câu<br />
TS điểm<br />
<br />
Số câu: 2<br />
Số điểm: 4,0<br />
<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm: 3,0<br />
<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm: 2,0<br />
<br />
Số điểm: 1,0<br />
<br />
Số câu: 4<br />
Điểm: 10<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Tỉ lệ: 4,0%<br />
<br />
Tỉ lệ: 30%<br />
<br />
Tỉ lệ: 20%<br />
<br />
Tỉ lệ: 10%<br />
<br />
Tỉ lệ: 100%<br />
<br />
PHÒNG GD& ĐT THÀNH PHỐ<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 7<br />
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Câu 1. (2,0 điểm)<br />
Em hãy chép lại một câu tục ngữ đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp<br />
7, học kỳ II. Nêu nội dung của câu tục ngữ đó. Giải thích tại sao tục ngữ được coi là<br />
“túi khôn” của nhân dân ta?<br />
Câu 2. (1,0 điểm)<br />
Đọc câu văn sau đây và trả lời câu hỏi:<br />
“Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở<br />
nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền<br />
xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”.<br />
Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Hãy chỉ ra những điểm giống và<br />
khác nhau của các đối tượng được kể đến. Từ đó cho biết ý nghĩa của câu văn.<br />
Câu 3. (2,0 điểm)<br />
a) Hãy xác định câu rút gọn và câu đặc biệt trong các câu in đậm sau, cho biết tác<br />
dụng của mỗi câu đó?<br />
(1) Mưa. Nước xối xả đổ vào mái hiên.<br />
(2) Nước gì đang xối xả vào mái hiên thế?<br />
- Mưa.<br />
b) Em hiểu dụng ý của tác giả khi tách bộ phận câu in đậm thành câu riêng<br />
trong đoạn văn dưới đây như thế nào?<br />
“Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng<br />
nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó”.<br />
(Đặng Thai Mai)<br />
Câu 4. (5,0 điểm)<br />
Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của<br />
câu tục ngữ trên.<br />
<br />
-----------------------------------HẾT---------------------------------<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
<br />
Câu<br />
(điểm)<br />
<br />
(Gồm 02 trang)<br />
Nội dung<br />
<br />
Ý<br />
<br />
Câu 1<br />
(2,0 đ)<br />
<br />
Thang<br />
điểm<br />
<br />
- HS chép lại đúng, chính xác một câu tục ngữ đã học trong<br />
chương trình Ngữ văn học kỳ II của lớp 7;<br />
<br />
0,5 đ<br />
<br />
- Nêu đầy đủ, chính xác nội dung của câu tục ngữ.<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
- Giải thích:<br />
Tục được coi là “túi khôn” của nhân dân ta vì:<br />
+ Nội dung của tục ngữ chứa đựng kinh nghiệm của nhân<br />
dân về đời sống và xã hội...<br />
+ Những đúc rút kinh nghiệm trong tục ngữ giúp con người<br />
trở nên “thông thái” hơn, hiểu rõ và lí giải được những vấn<br />
đề của cuộc sống...<br />
- Câu văn nằm trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân<br />
dân ta.<br />
<br />
0,5 đ<br />
<br />
0,5đ<br />
0,25đ<br />
<br />
- Những điểm giống và khác biệt giữa các đối tượng được kể<br />
đến trong đoạn văn:<br />
<br />
Câu 2<br />
(1,0 đ)<br />
<br />
+ Giống nhau: Đều là đồng bào ta ở khắp mọi miền đất nước,<br />
ai ai cũng đều một lòng yêu nước sâu sắc...<br />
<br />
0,25đ<br />
<br />
+ Khác nhau: Về tuổi tác, về hoàn cảnh sống.<br />
<br />
0,25đ<br />
<br />
- Ý nghĩa: Khẳng định sự đồng nhất về lòng yêu nước của<br />
nhân dân ta …<br />
<br />
0,25đ<br />
<br />
- Xác định câu rút gọn và câu đặc biệt:<br />
a<br />
<br />
+ Mưa (1): Là câu đặc biệt có tác dụng thông báo về sự tồn<br />
tại của hiện tượng mưa.<br />
+ Mưa (2): Là câu rút gọn có tác dụng làm cho câu gọn hơn,<br />
thông tin nhanh về sự xuất hiện của hiện tượng mưa ...<br />
<br />
Câu 3<br />
(2,0 đ)<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
Dụng ý của tác giả khi tách bộ phận câu in đậm thành câu riêng:<br />
b<br />
<br />
- Câu in đậm là thành phần trạng ngữ được tách thành câu riêng;<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
- Nhấn mạnh thái độ tin tưởng, niềm tự hào của tác giả và<br />
của mọi người về tương lai của tiếng Việt...<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
Câu 4<br />
(5,0 đ)<br />
<br />
MB - Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong<br />
cuộc sống...<br />
- Dẫn câu tục ngữ “Có chí thì nên”...<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
- Ý kiến nhận xét, đánh giá...<br />
HS viết phần thân bài dựa trên các ý cơ bản như sau:<br />
* Giải thích câu tục ngữ: “Có chí thì nên”:<br />
<br />
0,75 đ<br />
<br />
- "Chí" là ý chí, nghị lực, chí hướng, kiên trì, quyết tâm của<br />
con người...;<br />
- "Nên" là thành công, thành quả, kết quả tốt đẹp...<br />
=> Nghĩa của cả câu: Ý chí làm nên thành quả. Lời khuyên ở đây<br />
là: Muốn thành công thì phải có nghị lực và kiên trì...<br />
TB<br />
<br />
* Chứng minh câu tục ngữ:<br />
- "Có chí thì nên" là bởi:<br />
<br />
2,0 đ<br />
<br />
+ "Chí" là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại<br />
khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được...(nêu dẫn<br />
chứng là những tấm gương sáng trong học tập, lao động<br />
sáng tạo, kinh doanh, thể thao...).<br />
+ Những người có "chí" đều thành công vì ý chí tiếp cho ta<br />
thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công...<br />
(nêu dẫn chứng)<br />
...<br />
- Nếu không có "chí"thì:<br />
+ Không có "chí" thì con người không làm được gì..., không đạt được<br />
thành công...(dẫn chứng)<br />
<br />
0,75 đ<br />
<br />
+ Không khẳng định được bản thân mình trong cuộc sống...<br />
- Rèn luyện như thế nào để trở thành người có "chí":<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
+ Tu dưỡng ý chí bắt đầu từ những việc nhỏ nhất...<br />
+ Khi gặp thất bại không được nản chí..., khắc phục bản thân để đạt<br />
được thành công...<br />
KB<br />
<br />
- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có chí thì nên”...<br />
- Liên hệ bản thân (Hoặc mở rộng vấn đề)...<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
* Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những<br />
sáng tạo của học sinh.<br />
Hết<br />
<br />