SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
NAM ĐỊNH<br />
<br />
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II<br />
NĂM HỌC: 2017-2018<br />
Môn: Ngữ Văn – Lớp 7 THCS<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Thời gian làm bài 90 phút)<br />
Đề khảo sát gồm 02 trang<br />
<br />
PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)<br />
Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm.<br />
Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì?<br />
“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng)<br />
A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp.<br />
<br />
C. Dùng để biểu thị sự liệt kê.<br />
<br />
B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu. D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.<br />
Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?<br />
A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.<br />
C. Uống nước nhớ nguồn.<br />
B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông.<br />
D. Người ta là hoa đất.<br />
Câu 3. Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt<br />
Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. [...] (Thép Mới)<br />
A. Một trạng ngữ.<br />
B. Hai trạng ngữ.<br />
<br />
C. Ba trạng ngữ.<br />
D. Bốn trạng ngữ.<br />
<br />
Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì?<br />
A. Câu bị động.<br />
C. Câu rút gọn.<br />
B. Câu chủ động.<br />
D. Câu đặc biệt.<br />
Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu?<br />
A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt.<br />
B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra<br />
nhiều thứ tiếng khác nhau.<br />
Câu 6. Xác định phép tu từ trong câu văn sau:<br />
<br />
C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi.<br />
D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui.<br />
<br />
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để<br />
giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh)<br />
A. Điệp ngữ.<br />
C. Liệt kê.<br />
B. Nhân hoá.<br />
D. Ẩn dụ.<br />
Câu 7. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt: “Mệt quá!”<br />
A. Xác định thời gian.<br />
C. Gọi đáp.<br />
B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.<br />
D. Tường thuật.<br />
Câu 8. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?<br />
A. Ở đâu.<br />
<br />
C. Nơi đâu.<br />
<br />
B. Chỗ nào.<br />
<br />
D. Khi nào.<br />
<br />
PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)<br />
Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:<br />
“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất<br />
nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam,<br />
đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của<br />
mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và<br />
phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là<br />
ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”<br />
(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ”<br />
SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)<br />
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)<br />
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)<br />
Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có<br />
giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm)<br />
Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo<br />
tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm)<br />
PHẦN III: TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm)<br />
Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.<br />
------------------------- Hết ------------------------Họ và tên học sinh: .................................................................................. Số báo danh ...................<br />
Họ, tên, chữ kí của giám thị: ............................................................................................................<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
NAM ĐỊNH<br />
<br />
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II<br />
NĂM HỌC 2017-2018<br />
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7<br />
<br />
I. TIẾNG VIỆT<br />
Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm; Câu trả lời sai 0 điểm<br />
Câu<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
Đáp án<br />
B<br />
C<br />
B<br />
A<br />
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)<br />
Câu<br />
Yêu cầu<br />
Câu 1<br />
Phương thức biểu đạt chủ yếu: Nghị luận.<br />
<br />
5<br />
D<br />
<br />
6<br />
C<br />
<br />
7<br />
B<br />
<br />
8<br />
D<br />
Điểm<br />
0,25đ<br />
<br />
Câu 2<br />
<br />
Nội dung chính: Nói về sự giản dị của Bác trong việc làm và trong quan hệ với 0,5đ<br />
mọi người<br />
<br />
Câu 3<br />
<br />
Nhận xét nghệ thuật chứng minh:<br />
1,5đ<br />
- Đoạn văn tiếp tục chứng minh sự giản dị trong đời sống của Bác thể hiện qua<br />
việc làm và quan hệ với mọi người bằng luận cứ chân thật, lí lẽ xác đáng, dẫn<br />
chứng cụ thể, thuyết phục.<br />
- Nêu luận cứ: Bác suốt đời làm việc suốt ngày làm việc từ việc lớn đến việc<br />
nhỏ.<br />
- Dẫn chứng:<br />
+ việc lớn: việc cứu nước, cứu dân .<br />
+ việc nhỏ: trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói<br />
chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân...<br />
+ người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay,<br />
+ đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến<br />
thắng : Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi !<br />
- Những chứng cứ ở đoạn văn giàu sức thuyết phục vì: Luận cứ chân thật, rõ ràng<br />
(giản dị trong việc làm, lối sống); dẫn chứng phong phú, cụ thể xác thực. Hơn<br />
nữa những điều tác giả nói ra được đảm bảo tính chân thực bằng mối quan hệ<br />
gần gũi, lâu dài, gắn bó và tình cảm chân thành của tác giả với Bác Hồ.<br />
* Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau 0,75đ<br />
nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục.<br />
Dưới đây là một số ý mang tính định hướng:<br />
- Trong học tập, trong công việc:<br />
+ Học tập và làm việc tự giác, việc gì tự mình làm được thì tự làm, không nên ỷ<br />
vào sự giúp đỡ của người khác.<br />
+ Học tập và làm việc hết mình để đem lại hiệu quả cao.......<br />
- Trong quan hệ với mọi người:<br />
+ Thân thiện, quan tâm, gần gũi, không chia bè phái.....<br />
<br />
Câu 4<br />
<br />
III. TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm)<br />
Yêu cầu<br />
*Yêu cầu về kĩ năng:(0,5 điểm).<br />
- Bố cục bài nghị luận giải thích hoàn chỉnh: Mở bài, thân bài, kết bài<br />
- Diễn đạt trong sáng, lập luận thuyết phục sáng tỏ ý hiểu của bản thân về câu tục ngữ<br />
- Chính tả, dùng từ đặt câu : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.<br />
* Yêu cầu về kiến thức :<br />
1. Mở bài: .<br />
- Giới thiệu khái quát nội dung câu tục ngữ. Trích dẫn câu tục ngữ.<br />
* Cách cho điểm: + 0,25: Thực hiện tốt yêu cầu.<br />
+ 0 điểm thiếu, hoặc sai hoàn toàn.<br />
2. Thân bài:<br />
Học sinh có thể có những suy nghĩ khác nhau song phải hiểu được vấn đề nghị luận. Dưới đây<br />
là một số gợi ý cơ bản:<br />
Ý1: Giải thích câu tục ngữ:<br />
- “ Thương người” là thương yêu người khác, thương mọi người xung quanh, là quan<br />
tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó<br />
khăn, hoạn nạn.<br />
- “ Thương thân “ là thương yêu chính bản thân mình , xót xa khi mình hoạn nạn không<br />
có ai giúp đỡ.<br />
- Bằng nghệ thuật so sánh đặt từ “thương người” lên trước từ “thương thân” câu tục ngữ<br />
là lời khuyên con người cần lấy bản thân mình soi vào người khác , coi người khác như<br />
bản thân mình để quý trọng, để đồng cảm, biết yêu thương người khác như yêu thương<br />
chính bản thân mình. Đây là lời khuyên triết lí về cách sống, cách ứng xử trong quan<br />
hệ giữa con người với con người đồng thời là bài học về tình cảm nhân đạo – một nét<br />
đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.<br />
Ý2: Vì sao cần phải “Thương người như thể thương thân”? vì:<br />
- Đối với cá nhân: . Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi<br />
khó khăn, gian khổ trong cuộc sống ; người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi<br />
người yêu quý, kính trọng.<br />
- Đối với xã hội: Yêu thương con người là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta,<br />
cần được giữ gìn và phát huy. Lòng yêu thương con người góp phần làm cho xã hội<br />
lành mạnh, trong sáng<br />
Ý3: Chúng ta cần làm gì để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ trên?<br />
- Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, bất hạnh với người khác trong điều kiện có<br />
thể...( Học sinh có thể đưa một vài dẫn chứng....)<br />
Dìu dắt, nâng đỡ những người có lỗi lầm, giúp họ tìm ra con đường đúng đắn.<br />
- Biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình..<br />
Ý 4: Liên hệ, mở rộng, phê phán:<br />
- Trong kho tàng văn học dân gian, nhân dân ta có những câu tương tự:<br />
“Lá lành đùm lá rách”<br />
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”<br />
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương<br />
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.<br />
- Phê phán những người sống ích kỉ, thờ ơ, bàng quan trước sự bất hạnh của người khác,<br />
không có sự đồng cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn,..<br />
- Nhưng đối với những kẻ tù tội, trộm cướp, lừa đảo...thì không cần rủ lòng thương.<br />
<br />
Điểm<br />
0,5 đ<br />
<br />
( 4,5đ)<br />
0, 25đ<br />
<br />
( 4 đ)<br />
<br />
(1,5đ)<br />
<br />
(1đ)<br />
<br />
(0,75đ)<br />
<br />
(0,75đ)<br />
<br />
3. Kết bài: Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ và rút ra bài học cho bản thân.<br />
* Cách cho điểm: + 0,25: Thực hiện tốt yêu cầu.<br />
+ 0 điểm thiếu, hoặc sai hoàn toàn.<br />
<br />
0,25đ<br />
<br />
Cách cho điểm:<br />
- Từ 3,5 – 4 điểm: Hiểu nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ, có kỹ năng nghị luận, đảm bảo các ý<br />
cơ bản. Cách triển khai ý rõ ràng, có sức thuyết phục, diễn đạt tốt.<br />
- Từ 2,72 – 3,25 điểm: Hiểu nội dung câu tục ngữ, có kỹ năng nghị luận nhưng đôi chỗ còn<br />
lúng túng. Hệ thống ý chưa thật đầy đủ hoặc còn có ý triển khai chưa rõ ràng thuyết phục, diễn<br />
đạt khá.<br />
- Từ 1,75 – 2,5 điểm: Hiểu nội dung câu tục ngữ nhưng kỹ năng nghị luận còn hạn chế. Hệ<br />
thống ý chưa đầy đủ hoặc còn có ý triển khai chưa rõ ràng, diễn đạt bình thường.<br />
- Dưới 1,72 điểm: Chưa hiểu thấu đáo nội dung câu tục ngữ, ý sơ sài, diễn đạt còn lúng túng.<br />
* Lưu ý chung:<br />
- Phần hướng dẫn chấm chỉ là những ý khái quát, khi làm học sinh có thể trình bày theo các ý như<br />
hướng dẫn chấm hoặc có cách trình bày khác, nếu đủ các ý cơ bản vẫn cho điểm tối đa.<br />
- Trong quá trình chấm bài cần quan tâm đến kỹ năng trình bày, diễn đạt, tính sáng tạo của học sinh.<br />
- Sau khi cộng điểm toàn bài nếu mắc từ 6 đến 10 lỗi câu, chính tả trừ 0,25 điểm; Nếu mắc 11 lỗi trở lên<br />
trừ 0,5 điểm.<br />
- Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu, làm tròn tới 0,5 điểm.<br />
<br />