PHÒNG GD&ĐT<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
<br />
THÁI THỤY<br />
<br />
Môn: NGỮ VĂN 8<br />
<br />
Thời gian làm bài: 120 phút<br />
<br />
I. PHẦN ĐỌC HIỂU<br />
<br />
3 điểm<br />
<br />
“Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở<br />
trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ<br />
rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp<br />
người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải<br />
ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ<br />
dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có<br />
tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà<br />
nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi<br />
con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân<br />
sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một<br />
sào...”.<br />
(Lão Hạc - Sách Ngữ văn 8, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)<br />
Đọc kỹ đoạn văn trên rồi trả lời các câu hỏi sau:<br />
1) Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ mấy ? Xác định phương thức biểu đạt chủ<br />
yếu của đoạn văn ?<br />
2) Tìm các từ tượng hình trong câu: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu<br />
tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.”<br />
3) Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc ? Qua những điều<br />
lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết, em có suy nghĩ gì về<br />
tính cách của lão ?<br />
II. PHẦN LÀM VĂN<br />
<br />
7 điểm<br />
<br />
“Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống<br />
và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày”.<br />
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận.<br />
--- HẾT ---<br />
<br />
Họ và tên học sinh: ………………..………….....…… Số báo danh: ……………<br />
<br />
PHÒNG GD & ĐT<br />
THÁI THỤY<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA<br />
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
<br />
Môn: NGỮ VĂN 8<br />
I. PHẦN ĐỌC HIỂU:<br />
<br />
3 điểm<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
+ Đoạn văn được kể bằng ngôi thứ nhất.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
+ Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn: tự sự<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Câu<br />
1<br />
2<br />
<br />
Câu văn có 4 từ tượng hình: vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.<br />
Tìm được 2 từ tượng hình trở lên được 0,5 đ<br />
<br />
0,5<br />
<br />
+ Hiểu về nguyên nhân cái chết của lão Hạc:<br />
<br />
3<br />
<br />
- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một<br />
sự giải thoát.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Qua đây, chúng ta thấy được số phận cơ cực, đáng thương của<br />
những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng<br />
tháng Tám.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
+ Tính cách của lão Hạc qua những điều lão thu xếp nhờ cậy “ông<br />
giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết:<br />
- Lão Hạc là người cẩn thận, chu đáo, không muốn gây phiền hà cho<br />
hàng xóm…<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Lão Hạc là người cha thương con âm thầm mà lớn lao, có lòng tự<br />
trọng đáng kính…<br />
<br />
0,5<br />
<br />
II. PHẦN LÀM VĂN<br />
<br />
Ý<br />
<br />
7 điểm<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
“Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu<br />
cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách<br />
mạng trong cảnh tù đày”.<br />
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận.<br />
1<br />
<br />
Mở bài:<br />
- Giới thiệu chung về tác giả Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú<br />
<br />
2<br />
<br />
Thân bài:<br />
5,0<br />
- Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ Khi con tu hú được 0,5<br />
nhà thơ sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở<br />
đây.<br />
- Bài thơ Khi con tu hú thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống của người 2,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
chiến sĩ cách mạng:<br />
+ Tiếng chi tu hú đã làm thức dậy tâm hồn người chiến sĩ trẻ.<br />
+ Trong cảnh lao tù nhưng tác giả vẫn cảm nhận được âm thanh của<br />
cuộc sống.<br />
+ Âm thanh ấy mở ra một không gian mùa hè trong tâm tưởng. Đó là<br />
một mùa hè đẹp đẽ, tràn đầy sức sống: rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu,<br />
tràn đầy hương vị. Một không gian cao rộng, thoáng đãng.<br />
+ Đó là sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu<br />
đời nhưng đang mất tự do.<br />
- Bài thơ Khi con tu hú thể hiện niềm khát khao tự do đến cháy bỏng 2,0<br />
của người chiến sĩ cách mạng<br />
+ Sự vận động của thời gian, sự mở rộng của không gian, sự náo nức<br />
của cảnh vật là khung trời của cuộc sống tự do, tràn đầy sức sống→ đó<br />
chính là niềm khát khao cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong<br />
cảnh tù đày.<br />
+ Càng khát khao tự do, người tù càng cảm thấy khổ đau, uất ức, ngột<br />
ngạt; muốn đạp tan xiềng xích ngục tù để hướng đến thế giới tự do<br />
- Tiếng chim tu hú xuất hiện ở đầu bài thơ gợi ra cảnh tượng trời đất 0,5<br />
bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè. Đến cuối bài thơ, vẫn tiếng chim<br />
ấy lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cầm cảm thấy uất ức, ngột<br />
ngạt. Mặc dù vậy, ở cả hai câu thơ cuối, tiếng chim tu hú đều là tiếng<br />
gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân<br />
vật trữ tình – người tù cách mạng trẻ tuổi.<br />
3<br />
<br />
Kết bài:<br />
1,0<br />
- Khẳng định (khái quát) lại vấn đề nghị luận: Bài thơ Khi con tu hú 0,5<br />
của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát<br />
khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.<br />
- Có thể liên hệ thực tế về tình yêu cuộc sống, sự quý trọng tự do<br />
0,5<br />
VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN<br />
Điểm 6 - 7 :<br />
<br />
Hiểu rõ yêu cầu đề bài, đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có<br />
lập luận chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ lời nhận định, có<br />
sự kết hợp nhuần nhuyễn văn nghị luận với biểu cảm, bài viết có cảm xúc, diễn đạt<br />
tốt.<br />
Điểm 4 - 5:<br />
Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương<br />
pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng để làm sáng tỏ lời<br />
<br />
nhận định, tuy có đoạn còn lạc sang phân tích lan man hoặc diễn xuôi lại ý các khổ<br />
thơ, còn mắc một số lỗi chính tả diễn đạt .<br />
Điểm 2 - 3:<br />
Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung<br />
và phương pháp, có đoạn còn lạc sang kể lể hoặc diễn xuôi ý các câu thơ, diễn đạt<br />
lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt …<br />
Điểm 1:<br />
Không yêu cầu của đề bài, không đáp ứng được các yêu về nội dung và phương<br />
pháp, nhiều đoạn lạc sang kể lể hoặc diễn xuôi ý các câu thơ, diễn đạt lủng củng, mắc<br />
nhiều lỗi chính tả,…<br />
Điểm 0: Để giấy trắng.<br />
* Lưu ý: Khi cho điểm toàn bài, cần hết sức quan tâm đến kỹ năng diễn đạt và trình<br />
bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính<br />
tả . . .) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh.<br />
* Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0 ; 4,5 ; 5,0 ; 5,5 . . . 9,0 ; 9,5 ; 10 ).<br />
<br />