PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9<br />
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: Nhằm đánh giá<br />
- Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về cả ba phần (Đọc - Hiểu văn bản, Tiếng<br />
việt và Tập làm văn) trong SGK Ngữ văn 9 tập 2.<br />
- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng<br />
hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.<br />
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:<br />
- Hình thức: Tự luận<br />
- Cách tổ chức: Cho HS làm bài thi kiểm tra trong thời gian: 90 phút.<br />
III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ<br />
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 9 - Học<br />
kì II.<br />
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.<br />
- Xác định khung ma trận.<br />
<br />
KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN LỚP 9. NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
Vận dụng<br />
Nhận biết<br />
Thông hiểu<br />
Cấp độ thấp<br />
Cấp độ cao<br />
- Qua văn bản đã học, học sinh - Hiểu được dụng ý của tác<br />
1. Văn học<br />
nhận biết được những thông điệp giả trong việc xây các hình<br />
- Sang thu<br />
- Rô-bin-xơn mà tác giả muốn thể hiện qua ảnh thơ cũng như tác dụng<br />
ngoài<br />
đảo việc xây dựng nhân vật trong tác của hai câu thơ đó trong<br />
phẩm của mình.<br />
bài.<br />
hoang<br />
Số câu<br />
Số câu: 1<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm<br />
Số điểm: 1,0<br />
Số điểm: 2,0<br />
Tỉ lệ %<br />
Tỉ lệ: 10 %<br />
Tỉ lệ: 20 %<br />
- Dựa vào bài học để nhận biết<br />
2.Tiếng Việt<br />
được người nói, người nghe<br />
- Nghĩa tường<br />
minh và hàm ý trong một đoạn văn cho sẵn; xác<br />
định được hàm ý của câu và<br />
nhận biết một số vấn đề có liên<br />
quan đến việc sử dụng hàm ý đó.<br />
- Các kiểu câu. - Xác định và gọi đúng tên của<br />
các thành phần trong một câu<br />
cho sẵn.<br />
Số câu<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm<br />
Số điểm: 2,0<br />
Tỉ lệ %<br />
Tỉ lệ: 20 %<br />
- Nhận biết những yêu cầu của .- Hiểu và viết đúng thể loại - Biết vận dụng những kiến thức - HS nghị luận đầy đủ, rõ<br />
3. Tập làm<br />
kiểu bài nghị luận văn học (phân văn nghị luận. (Sử dụng đã học về đặc điểm nội dung, ràng, có hệ thống lí lẽ,<br />
văn<br />
tích một đoạn thơ, bài thơ). Nhận đúng phương pháp và hình thức...của thể loại để tạo lập dẫn chứng, lập luận<br />
- Nghị luận<br />
biết được những vấn đề có liên những yêu cầu của thể một văn bản hoàn chỉnh. Vận thuyết phục. Hành văn<br />
văn học<br />
quan đến giá trị nội dung, nghệ loại). Tuân thủ theo đúng dụng được những kiến thức có trong sáng, lôi cuốn, hấp<br />
thuật của đoạn thơ đã cho để làm bố cục ba phần của một bài liên quan đến đoạn thơ, bài thơ dẫn người đọc, người<br />
bài.<br />
tập làm văn. Hiểu và nắm vào bài làm một cách hiệu quả nghe.<br />
vững các nội dung cần nghị nhất. Phân tích để làm sáng tỏ nội<br />
luận trong bài.<br />
dung cần nghị luận.<br />
Số câu<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm<br />
Số điểm: 1,0<br />
Số điểm: 1,0<br />
Số điểm: 2,0<br />
Số điểm: 1,0<br />
Tỉ lệ %<br />
Tỉ lệ: 10%<br />
Tỉ lệ: 10%<br />
Tỉ lệ: 20%<br />
Tỉ lệ: 10%<br />
Tổng số câu<br />
Số câu: 2<br />
Số câu: 1<br />
Số câu: 1<br />
Tổng điểm<br />
Số điểm: 4,0<br />
Số điểm: 3,0<br />
Số điểm: 2,0<br />
Số điểm: 1,0<br />
Tỉ lệ %<br />
Tỉ lệ: 40%<br />
Tỉ lệ: 30 %<br />
Tỉ lệ: 20 %<br />
Tỉ lệ: 10 %<br />
Mức độ<br />
Tên Chủ đề<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
Số câu: 2<br />
Số điểm: 3,0<br />
Tỉ lệ: 30 %<br />
<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm: 2,0<br />
Tỉ lệ: 20 %<br />
<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm: 5,0<br />
Tỉ lệ: 50%<br />
Số câu: 4<br />
Số điểm: 10<br />
Tỉ lệ: 100 %<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9<br />
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Câu 1. (2,0 điểm)<br />
Hai câu thơ sau đây được trích trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Em hiểu như<br />
thế nào về ý nghĩa và tác dụng của hai câu thơ đó đối với toàn bài thơ?<br />
“Sấm cũng bớt bất ngờ<br />
Trên hàng cây đứng tuổi.”<br />
Câu 2. (1,0 điểm)<br />
Em hãy cho biết qua nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo<br />
hoang, nhà văn Anh Đi-phô muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì?<br />
Câu 3. (2,0 điểm)<br />
a) Người nói, người nghe của câu được in đậm trong đoạn văn dưới đây là ai? Xác<br />
định hàm ý của câu nói ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Chi<br />
tiết nào chứng tỏ điều đó?<br />
“- Anh nói nữa đi. - Ông giục.<br />
- Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. – Năm phút nữa là mười.<br />
Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.<br />
Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo liền anh<br />
thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.”<br />
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)<br />
b) Xác định và gọi tên các thành phần câu của câu sau đây:<br />
“Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh,<br />
chưa đầy một tuổi.”<br />
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)<br />
Câu 4. (5,0 điểm) Phân tích hai khổ thơ sau đây:<br />
“Ta làm con chim hót<br />
Ta làm một cành hoa<br />
Ta nhập vào hòa ca<br />
Một nốt trầm xao xuyến.<br />
Một mùa xuân nho nhỏ<br />
Lặng lẽ dâng cho đời<br />
Dù là tuổi hai mươi<br />
Dù là khi tóc bạc.”<br />
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)<br />
-----------------------------------HẾT---------------------------------<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
<br />
Câu<br />
(điểm)<br />
<br />
Câu 1<br />
(2,0 đ)<br />
<br />
Câu 2<br />
(1,0 đ)<br />
<br />
Câu 3<br />
(2,0 đ)<br />
<br />
Câu 4<br />
(5,0 đ)<br />
<br />
Ý<br />
<br />
Môn: Ngữ văn – Lớp 9<br />
(Gồm 02 trang)<br />
Nội dung<br />
<br />
HS trình bày ý hiểu về ý nghĩa và tác dụng của hai câu thơ được<br />
trích trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh dựa trên các ý cơ<br />
bản sau đây:<br />
- Ý nghĩa thực: Cuối hạ sang đầu thu, mưa ít vì thế tiếng sấm<br />
không còn gây bất ngờ với hàng cây cổ thụ...<br />
- Ý nghĩa ẩn dụ: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng<br />
hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc<br />
đời...<br />
- Tác dụng: Giúp cho nội dung diễn đạt của bài thơ phong phú, có<br />
tính hàm xúc, đa nghĩa...tạo cho bài thơ có chiều sâu của triết lí...<br />
Bức thông điệp mà tác giả muốn gửi qua nhân vật Rô-bin-xơn:<br />
- Bản lĩnh phi thường nhất định phát huy sức mạnh và trí tuệ để cải<br />
tạo hoàn cảnh, bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người.<br />
-Trước cảnh ngộ khắc nghiệt, phải biết sống và sống lạc quan...<br />
- Người nói: Anh thanh niên; người nghe: Ông họa sĩ và cô gái;<br />
- Hàm ý của câu in đậm: Mời bác và cô vào uống nước;<br />
a - Hai người nghe đều hiểu hàm ý;<br />
- Chi tiết chứng tỏ điều đó: “Ông theo liền anh thanh niên vào<br />
trong nhà” và “ngồi xuống ghế”.<br />
Xác định và gọi tên các thành phần câu:<br />
- Lúc đi: Trạng ngữ;<br />
b - đứa con gái đầu lòng của anh: CN<br />
- và cũng là đứa con duy nhất của anh: Thành phần biệt lập phụ chú<br />
- chưa đầy một tuổi: VN<br />
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm...<br />
MB - Giới thiệu vị trí, khái quát nghệ thuật, nội dung và cảm xúc của<br />
đoạn thơ...<br />
- Nhận xét, đánh giá của người viết...<br />
Học sinh phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ<br />
dựa trên các ý cơ bản như sau:<br />
- Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ<br />
chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm<br />
TB niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước...<br />
- Phép trùng điệp “Ta làm”...; “Ta nhập vào”...diễn tả một cách<br />
tha thiết khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước,<br />
được cống hiến phần tốt đẹp – dù bé nhỏ, của mình cho cuộc đời<br />
chung, cho đất nước...<br />
- Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong<br />
<br />
Thang<br />
điểm<br />
<br />
0,5đ<br />
0,75đ<br />
<br />
0,75đ<br />
<br />
0,5đ<br />
0,5đ<br />
0,25đ<br />
0,25đ<br />
0,25đ<br />
0,25đ<br />
0,25đ<br />
0,25đ<br />
0,25đ<br />
0,25đ<br />
0,5đ<br />
<br />
0,25đ<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
1,0đ<br />
<br />
những hình ảnh thơ đẹp, tự nhiên và giản dị:<br />
+ “Con chim hót”, “một cành hoa” đó là những hình ảnh đẹp của<br />
thiên nhiên..., tác giả mượn những hình ảnh đó để nói lên ước<br />
nguyện của mình: Đem cuộc đời mình để hòa nhập và cống hiến<br />
cho đất nước...<br />
+ Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả xin làm một “con chim<br />
hót”, làm “một cành hoa”... giữa bản hòa ca tươi vui đầy sức sống<br />
của cuộc đời, nhà thơ xin làm “một nốt trầm xao xuyến”...<br />
- “Một mùa xuân nho nhỏ”; “Lặng lẽ dâng cho đời”...là hình ảnh<br />
ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, thể hiện thật xúc động<br />
điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ...<br />
- Khao khát được cống hiến mà không bị giới hạn về thời gian và<br />
tuổi tác...“Dù là tuổi hai mươi”; “Dù là khi tóc bạc”...<br />
...<br />
=> Bằng giọng tâm sự nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của nhà thơ<br />
Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc và lung linh trong một ánh<br />
sáng nhân sinh quan cao đẹp..., mỗi người phải mang đến cho cuộc<br />
đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh túy, dù<br />
là nhỏ bé cho đất nước và phải không ngừng cống hiến, đó mới là<br />
ý nghĩa cao quý của đời người...<br />
KB - Khái quát lại giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ...<br />
- Liên hệ bản thân (Hoặc mở rộng vấn đề)...<br />
<br />
1,0đ<br />
<br />
0,75đ<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những sáng tạo của<br />
<br />
học sinh.<br />
Hết<br />
<br />